2.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch
Trong giai đoạn này, các KTV sẽ tìm hiểu về những yêu cầu của dịch vụ, xác định phạm vi kiểm tốn và thành lập nhóm kiểm tốn. Đồng thời, Cơng ty cũng cân nhắc việc có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũ hay chuyển sang khách hàng mới. Sau khi quyết định sẽ tiếp tục cuộc kiểm tốn, KTV sẽ tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu mơi trường thơng tin về sự phức tạp và xác định sự chuyên nghiệp của hệ thống thông tin của khách hàng, đánh giá kiểm soát nội bộ, đánh giá gian lận, rủi ro và những biện pháp xử lý thích hợp. Qua đó, KTV sẽ xác định PM (mức trọng yếu đối với tồn bộ báo cáo tài chính), TE (mức trọng yếu ở cấp độ các khoản mục) và SAD (tổng chênh lệch tối đa), đồng thời KTV cũng xác định những khoản mục trọng yếu và cơ sở dẫn liệu có liên quan.
Giai đoạn đánh giá rủi ro gồm những bước công việc sau: KTV cấp cao thảo luận trước cuộc kiểm toán, xác định các nghiệp vụ trọng yếu, tìm hiểu quá trình luân chuyển chứng từ liên quan tới những nghiệp vụ trọng yếu, tìm hiểu những sai sót có thể xảy ra và những kiểm soát nội bộ liên quan, thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối (walk through test), tìm hiểu và đánh giá về quá trình lập báo cáo tài chính, xác định những kiểm soát để kiểm tra, tìm hiểu và đánh giá về hệ thống thông tin của khách hàng. Qua đó, KTV sẽ tiến hành xác định các loại rủi ro kiểm tốn để tìm ra mức rủi ro phát hiện yêu cầu đối với cuộc kiểm tốn, từ đó sẽ thiết kế các thủ tục kiểm soát, các thử nghiệm kiểm toán cơ bản và các thử nghiệm kiểm toán tổng quát. Kết thúc giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ thơng báo kế hoạch kiểm tốn cho nhóm kiểm tốn thực hiện và chuẩn bị bản ghi nhớ các chiến lược kiểm toán.
2.4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Sau khi kiểm tốn giữa kì
Trước cuộc kiểm tốn thường niên sẽ có các cuộc kiểm tốn giữa kỳ vào thời điểm quý hai và quý bốn. Việc xem xét lại các cuộc kiểm tốn giữa kì nhằm xem xét lại kết quả của các thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm sốt đã thực hiện giữa kì, đánh giá lại chương trình kiểm tốn đã lập hồi giữa kì xem cịn phù hợp với hồn cảnh hiện tại và cịn có thể áp dụng cho hết cuộc kiểm tốn hay khơng, ngồi ra cịn xem xét lại việc đánh giá rủi ro kết hợp trong cuộc kiểm tốn giữa kì.
Trang 26
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Giai đoạn này, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đã được thiết kế ở giai đoạn lập chiến lược và đánh giá rủi ro. Mục đích của việc này là xem xét xem hệ thống kiểm sốt nội bộ có hoạt động thực sự hiệu quả hay không. Đây là căn cứ để KTV quyết định về số lượng và quy mô thực hiện các thử nghiệm cơ bản mở rộng.
Thực hiện các thủ tục đối với sổ chi tiết và một số thủ tục bắt buộc khác
Đối với quá trình này Ernst & Young có đưa ra một số hướng dẫn như sau: Xem xét các bút toán trên sổ chi tiết và một số bút toán điều chỉnh.
Xem xét các ước tính để thấy được yếu tố chủ quan của nhà quản lý đối với những ước tính ấy và xem xét chúng có phù hợp hay khơng.
Tính tốn và đánh giá một số tỷ số tài chính để phát hiện ra những bất thường.
Thực hiện kết hợp lại các rủi ro kiểm toán
Sau khi tổng hợp lại và cập nhật kết quả của các thử nghiệm kiểm soát, KTV tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm sốt. Từ đó, rủi ro phát hiện được xác định lại ở mức đạt yêu cầu và phù hợp với mức rủi ro kiểm soát mới. Dựa vào mức độ rủi ro phát hiện này, KTV sẽ đưa ra quyết định trực tiếp về bản chất, nội dung, phạm vi và số lượng các các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Thực hiện các thử nghiệm kiểm toán cơ bản
Thử nghiệm kiểm toán cơ bản theo Ernst & Young quy định bao gồm thử nghiệm cơ bản bắt buộc và thử nghiệm cơ bản mở rộng. Đối với các thử nghiệm cơ bản bắt buộc, KTV sẽ thực hiện cho từng khoản mục tuỳ theo bản chất của chúng. Đồng thời kiểm toán cũng dựa trên sự đánh giá về rủi ro kết hợp để thực hiện một số các thủ tục kiểm toán cơ bản mở rộng. Các thủ tục được thực hiện là: phân tích tỷ suất, thử nghiệm chi tiết số dư và thủ tục tịnh tiến số liệu.
2.4.3. Giai đoạn tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán
Giai đoạn này thường do trưởng nhóm kiểm tốn và chủ nhiệm kiểm toán, là những KTV cấp cao hơn có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Những công việc cần được thực hiện bao gồm:
Trang 27 Thứ nhất là tổng hợp cuộc kiểm toán. Quá trình này gồm các cơng việc như hồn thành các cơng việc cịn lại, hồn thiện các giấy tờ làm việc, xem xét các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính, tổng hợp các cơng việc của từng KTV, chuẩn bị danh sách những phát hiện kiểm toán và thiết kế sơ bộ những cơng việc cho lần kiểm tốn sau.
Thứ hai là thực hiện rà sốt lại lần cuối cùng tồn bộ báo cáo tài chính và tiến hành tổng hợp các sốt xét.
Thứ ba là hồn thành việc sốt xét và thơng qua báo cáo. Công việc này chủ yếu được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán cấp cao và giám đốc kiểm toán.
Thứ tư là chuẩn bị và tiến hành đàm phán với khách hàng về những phát hiện kiểm toán, kết luận kiểm toán và báo cáo kiểm toán.
Cơng việc cuối cùng là hồn thiện các giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán và kết thúc cuộc kiểm toán.
2.5. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM
2.5.1. Giai đoạn lập kế hoạch
Phương pháp phân tích được sử dụng trong giai đoạn này thường là phân tích biến động và phân tích tỷ số. KTV so sánh số trên BCKQHĐKD và BCĐKT giữa năm hiện hành với năm trước để tìm ra những biến động bất thường, những khoản mục có rủi ro và những cơ sở dẫn liệu quan trọng cần phải lưu ý để thiết kế những thủ tục kiểm tốn cho phù hợp.
Khi thủ tục phân tích được sử dụng như một phần của quy trình đánh giá rủi ro, KTV sẽ xem xét:
Những sự kiện quan trọng phát sinh trong năm có tác động đến lợi nhuận gộp. Mối quan hệ của các khoản mục đặc biệt trên báo cáo tài chính với sự thay đổi doanh thu hay năng suất trong năm.
Sự thay đổi giá trị tiền tệ dự đốn của hàng tồn kho và vịng quay hàng tồn kho. Xem xét liệu những xu hướng này có thể dẫn đến sự lỗi thời của hàng tồn kho hay không.
Trang 28 Sự thay đổi trong chính sách tín dụng và hồ sơ khách hàng. Xem xét ảnh hưởng của chính sách tín dụng cho vay và thu hồi nợ phải thu đến tuổi nợ và vòng quay khoản phải thu.
Sự khó khăn của doanh nghiệp trong việc chi trả những khoản vay ngắn hạn và dài hạn khi đến hạn và đáp ứng những yêu cầu của hợp đồng vay;
Liệu có những mối quan hệ bất thường trong tài khoản doanh thu mà có thể nó chứa đựng những gian lận trên báo cáo cáo tài chính.
Dự đốn báo cáo tài chính thay đổi như thế nào trước những sự kiện đặc biệt.
2.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV được tiếp cận trực tiếp với chứng từ, sổ sách kế toán và các tài liệu bên trong, bên ngồi khác có liên quan nên có thể dễ dàng kiểm tra sự hợp lý của những thông tin do đơn vị cung cấp, thu thập thêm bằng chứng giải thích cho những biến động bất thường đã phát hiện ở giai đoạn trước đồng thời tiến hành phân tích sâu vào từng khoản mục cụ thể. Đây là giai đoạn cần nhiều khả năng phân tích, suy luận, phán đoán của mỗi KTV.
Tùy theo đặc điểm của mỗi khoản mục và mối quan hệ với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính, đặc điểm hoạt động của đơn vị, tính trọng yếu của khoản mục và mục tiêu kiểm toán mà KTV áp dụng các thủ tục khác nhau. Trong giai đoạn này, cá ba thủ tục phân tích đều được áp dụng, phối hợp với nhau tạo thành một công cụ thu thập bằng chứng kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả.
2.5.3. Giai đoạn tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán
Thủ tục phân tích trong giai đoạn này thường giống như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (đánh giá rủi ro) nhưng mục tiêu là:
Đánh giá những biến động quan trọng hay số dư bất thường của các khoản mục trong báo cáo tài chính đã kiểm tốn nhưng chưa được giải thích hợp lý.
Sự hiểu biết của KTV về khách hàng và mơi trường kinh doanh, trình bày và cơng bố báo cáo tài chính thống nhất với kết quả của thủ tục kiểm toán đã được thực hiện. Thủ tục kiểm toán hỗ trợ KTV trong việc đảm bảo báo cáo tài chính trung thực và hợp lý.
Trang 29 Thủ tục phân tích trong giai đoạn này xem xét đến khả năng thanh toán và khả năng hoạt động liên tục khi có tồn tại những rủi ro. Những tỷ số thường được sử dụng là: Tỷ số thanh toán nhanh / Tỷ số thanh toán hiện hành, Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, những chỉ số hoạt động khác.