Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đến

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 103 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đến

KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

3.4.1. Phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng

3.4.1.1 Phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế

• Về nông nghiệp:

- Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ nông sản cho nông dân, đồng thời tạo nguồn hàng ổn định để xuất khẩu.

- Ưu tiên đầu tư ngân sách tỉnh cho việc ứng dụng và chuyển giao công

nghệ tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học; hình thành các khu công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin thị trường.

• Về công nghiệp:

- Trong công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng: đầu tư

và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương (xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, các sản phẩm gốm sứ; sản xuất các loại gạch ngói cao cấp, vật liệu xây dựng); tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất và làm giàu khoáng sản theo tinh thần ưu tiên công nghệ thân thiện môi trường.

- Phát triển các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, đồ uống từ hoa quả; gia

công sản xuất thuốc lá, chế biến bảo quản các sản phẩm rau, củ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp công

nghệ cao như: nắp ráp các linh kiện ô tô xe máy, linh kiện điện - điện tử, thiết bị cơ khí phục vụ cho nông nghiệp, các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu.

• Dịch vụ:

Khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Tiếp

tục triển khai hiện đại hoá ngành hải quan, thực hiện hải quan điện tử. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu; đổi mới công tác thu thập, cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Huy động và thu hút mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành dịch vụ. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ.

3.4.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lí

Thực trạng đội ngũ cán bộ và nguồn lao động trong lĩnh vực kinh tế cửa khẩu hiện nay còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế cửa khẩu giai đoạn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, tư cách phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng cá nhân và tập thể, giải quyết nhanh gọn thủ tục Hải quan cho các lô hàng XNK ở khu vực biên giới.

Có chính sách ưu đãi và khuyến khích tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động địa phương và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ nơi khác đến. Khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực đạo tạo và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn…), trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành nghề có lợi thế trong khu KTCK.

3.4.1.3. Thu hút vốn đầu tư

Dự kiến đến năm 2020 tổng số vốn đầu tư phát triển Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 35.332,9 tỷ VNĐ (tương đương 1.859,6 triệu USD). Để đảm bảo xây dựng đồng bộ đầy đủ cơ sở hạ tầng cho khu vực cửa khẩu Lạng Sơn cần huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau như tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; khuyến khích tổ chức doanh nghiệp và tư nhân đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh; áp dụng linh hoạt các hình thức huy động nguốn vốn từ từ nước ngoài như nguồn vốn ODA, ADB thông qua các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; thu hút nguồn vốn FDI thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá giới thiệu tiềm năng lợi thế và những dự án ưu tiên; mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT và các hình thức khác để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3.4.1.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ở các cửa khẩu quan trọng

- Quy hoạch và phát triển hệ thống chợ biên giới: Lạng Sơn cần cải tạo, nâng cấp một số chợ ở cửa khẩu biên giới như chợ Tân Thanh, Đồng Đăng tương xứng với tiềm năng phát triển của cửa khẩu; nghiên cứu tiến hành xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chợ mới ở một số cửa khẩu có tiềm năng phát triển như Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma. Cần quy hoạch chợ một cách đồng bộ, phối hợp với các chương trình phát triển KT - XH của khu vực và các xã biên giới để có hiệu quả cao hơn, đồng thời tăng cường quản lí chợ theo những quy định về biên giới giữa hai nước và quy chế quản lí chợ của ta.

- Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động thương mại, dịch vụ:

Trên cơ sở rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và một số khu KTCK của Việt Nam tỉnh Lạng Sơn từng bước có kế hoạch xây dựng các trung tâm kinh tế - thương mại ở những cửa khẩu lớn có tiềm năng phát triển như Tân Thanh, Hữu Nghị, Đồng Đăng; nhằm đảm bảo cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu.

- Tập trung hoàn thiện các tuyến đường bộ: hỗ trợ để TW sớm khởi công tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn trên địa phận tỉnh Lạng Sơn dài 96 km (từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Bến Lường quy mô 6 làn xe) đảm bảo tốt vai trò cầu nối của Việt Nam trong hành lang kinh tế. Tại các khu KTCK tiến hành xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng như nâng cấp và xây dựng mới đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn - Cửa khẩu Hữu Nghị. Hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng mới và hiện đại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ga Đồng Đăng. Mở rộng các tuyến đường đi cửa khẩu Tân Thanh, đường vào mốc 23 - Bảo Lâm, xây dựng KCN Hồng Phong. Nâng cấp hệ thống thoát nước, cấp điện, chiếu sáng công cộng trong khu KTCK.

3.4.1.5. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý cũng như trong sản xuất, kinh doanh. Hàng năm bố trí khoản ngân sách hợp lý để thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ chất lượng tạo ra các sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

- Tăng cường hợp tác, liên kết trong việc nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong và ngoài nước, trọng tâm là với Quảng Tây - Trung Quốc.

3.4.1.6. Bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững

Trong các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị cần xem xét đến việc cải thiện môi trường; tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt là công nghiệp và du lịch. Có biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, xử lý bụi, khí thải trong các KCN, đặc biệt là trong khu KTCK; làm tốt công tác kiểm dịch hàng hoá nhất là thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc về đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; việc nhập khẩu máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu qua cửa khẩu Lạng sơn phải được kiểm tra đủ tiêu chuẩn về chất lượng, tránh để tình trạng nhập khẩu những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nhập máy móc công nghệ thấp qua các cửa khẩu.

3.4.2. Giải pháp về chính sách

3.4.2.1. Chính sách thúc đẩy phát triển thị trường

Đối với hoạt động xuất khẩu

+ Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác tiềm năng của cả nước tham gia xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn; ưu tiên các sản phẩm qua chế biến, hàng nông - lâm - thuỷ sản; hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ… đảm bảo về chất lượng; giảm thiểu xuất khẩu các loại quặng thô và nguyên liệu thô, quý hiếm để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia và đảm bảo vấn đề chính trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khuyến khích các hình thức gia công, sản xuất hàng xuất khẩu trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và khu vực biên giới để giải quyết việc làm và tăng tiềm lực kinh tế địa phương; đồng thời huy động được sức mạnh của các vùng, các khu kinh tế, các tỉnh phía sau, vừa giải quyết được khâu thị trường cho các mặt hàng vừa tạo được nhiều nguồn hàng để xuất khẩu.

+ Trung Quốc là một thị trường rộng lớn nhưng chênh lệch về kinh tế giữa các khu vực rõ nét và nhu cầu tiêu dùng mang tính đa dạng cao. Các tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây là thị trường có nhu cầu tương đối cao đối với sản phẩm của Việt Nam nhất là hàng thuỷ sản và trái cây nhiệt đới. Từ tháng 1 năm 2004 Trung Quốc tuyên bố hạ thấp mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN, miễn bỏ thuế nhập khẩu với 300 loại hàng nông sản đối với hàng hoá nhập khẩu từ 4 nước: Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời cơ này để có kế hoạch mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc.

• Về nhập khẩu

- Tăng cường nhập khẩu những nguyên liệu, vật liệu, máy móc công nghệ phục vụ cho việc sản xuất trong nước, nhất là phục vụ cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và công nghiệp chế biến.

- Ưu tiên nhập khẩu các loại linh kiện, máy móc phục vụ cho các ngành điện tử, tin học, viễn thông, chế tạo máy, hoá chất, ngành nông nghiệp. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, các máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, hàng kém chất lượng hoặc các loại hàng hoá mà trong nước có khả năng đáp ứng được yêu cầu.

- Tăng cường hợp tác về du lịch giữa các cơ quan hữu quan tỉnh Quảng Tây cùng với Lạng Sơn và các tỉnh biên giới Đông Bắc; Hải quan Lạng Sơn và Trung Quốc có thể thực hiện chế độ thông hành hải quan 24 / 24 giờ cùng với việc cải cách phương pháp quản lí xuất nhập cảnh đảm bảo nhanh gọn và đơn giản hoá thủ tục để tăng nhanh thông quan cho người và hàng hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• Về phương thức mua bán

Ngoài phương thức buôn bán thông thường cần tận dụng nhiều phương thức buôn bán như tạm nhập tái khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, kinh doanh kho ngoại quan, sử dụng các hình thức trao đổi buôn bán linh hoạt, có hiệu quả phù hợp với truyền thống, tập quán giữa hai nước để tăng nguồn thu cho tỉnh và ngân sách quốc gia; tuy nhiên cần có các biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn sự lợi dụng các phương thức này để thực hiện hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép.

• Chính sách tiền tệ ngân hàng

Hiện nay việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn phổ biến thông qua hoạt động đổi tiền của tư nhân tại các cửa khẩu hoặc chợ biên giới. Cần có sự phối hợp giữa các ngành để thiết lập quan hệ quản lí đồng bộ về hoạt động tiền tệ trên biên giới, tích cực phòng chống tiền giả đưa vào trong nước. Các lực lượng kinh doanh ngoại hối tại các cửa khẩu phải thông qua việc cấp phép và chịu sự quản lí của Ngân hàng Nhà nước.

Nghiên cứu đề ra các biện pháp chấm dứt việc độc chiếm đồng tiền thanh toán hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là NDT đã tồn tại khá lâu nay, chấm dứt tình trạng khống chế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.

- Khuyến khích đẩy mạnh thông thương các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu; đổi mới công tác thu thập cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

3.4.2.2. Đổi mới và hoàn thiện quản lí Nhà nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá khu vực biên giới

- Để giành thế chủ động và nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong việc phát triển thị trường biên giới, Nhà nước cần có một cơ quan chuyên theo dõi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu chiến lược và thông tin thị trường Trung Quốc, cơ chế chính sách về phát triển xuất nhập khẩu và mậu dịch biên giới từng khu vực; đồng thời khuyến khích các cá nhân và các tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong và ngoài nước tham gia tích cực vào việc tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

- Các cơ quan chuyên nghiên cứu của ta về thị trường Trung Quốc chú ý một số vấn đề sau: (i) Nghiên cứu thị trường Trung Quốc, nắm rõ nhu cầu hàng hoá ở đó phải nhập khẩu cả về mặt hàng, số lượng, chất lượng và thị hiếu của mỗi thời kì; (ii) Nắm bắt chủ trương, chính sách của nước láng giềng về ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu với Việt Nam nói riêng, bởi các chính sách của Trung Quốc về lĩnh vực này khá linh hoạt, ta cần nắm bắt để có những giải pháp kịp thời, tránh rủi ro thua thiệt; (iii) Tìm hiểu thông tin khả năng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Việt Nam trong mỗi thời kì để có sự chủ động trong hợp tác, tránh gây sức ép đối với thị trường nước ta về một số loại hàng hoá gây bão hoà thị trường và ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.

- Với chức năng một tỉnh biên giới, UBND Lạng Sơn có trách nhiệm quản lí mậu dịch biên giới và được giao quyền quản lí các hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới và trực tiếp giao quyền cho Sở thương mại thành lập phòng quản lí mậu dịch biên giới, thành lập trung tâm thông tin và xúc tiến thương mại nhằm nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường, chính sách của Nhà nước ta và Trung Quốc. Chính quyền các huyện thị biên giới có trách nhiệm giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân trong mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa hai nước; đồng thời phối hợp nhân dân với các lực lượng ở khu vực biên giới chống lại các hiện tượng tiêu cực như: buôn lậu hàng hoá, lưu hành và buôn bán hàng giả, buôn bán phụ nữ qua biên giới, cảnh giác với các hiện tượng xâm lăng từ bên ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.2.3. Mở rộng hoạt động đối ngoại

• Tăng cường phối hợp phát triển giữa Lạng Sơn với các tỉnh trên tuyến hành lang kinh tế

- Mở rộng hợp tác, liên kết chặt chẽ, chủ động đi vào hành động thực

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 103 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)