Tổ chức không gian các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 98 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Tổ chức không gian các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn

3.3.1.1. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn

Phạm vi: Khu KTCK này được xác định là trục phát triển chính về

kinh tế cửa khẩu của tỉnh; Phạm vi Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác lập tại phía Bắc tỉnh Lạng Sơn bao gồm: thành phố Lạng Sơn mở rộng; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Bảo Lâm, Thạch Đạm, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung - huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An - huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp - huyện Văn Quan. Tổng diện tích toàn khu là 394 km2, bao gồm có các cửa khẩu: Ga Đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Bảo Lâm.

Tính chất: là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của vùng

Trung du và miền núi phía Bắc, là đầu mối giao thương liên vùng, quốc tế và giao thông quan trọng của hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Hội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ; Là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, đào tạo và thể dục thể thao của tỉnh Lạng Sơn; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật xã hội đồng bộ, hiện đại; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Phân khu chức năng: Trong khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được

hình thành trên phạm vi rộng, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh. Sẽ hình thành 2 phân khu chức năng chính là Khu phi thuế quan và Khu thuế quan.

- Khu phi thuế quan: là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn

cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng; có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan; có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hoá, các phương tiện ra vào khu. Khu phi thuế quan gồm các phân khu chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khu thương mại dịch vụ, khu gia công chế biến hàng xuất khẩu và khu lưu chuyển hàng hoá bố trí ở khu cửa khẩu Tân Thanh và khu cửa khẩu Cốc Nam.

+ Khu trung chuyển hàng hoá quốc tế, khu chế xuất 1 trên địa bàn hai xã Thuỵ Hùng và Phú Xá (huyện Cao Lộc).

- Khu thuế quan: bao gồm các khu chức năng: khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, các khu du lịch, khu đô thị, hành chính và các khu dân cư, được xác định cụ thể như sau:

+ Khu cửa khẩu quốc tế (đường bộ Hữu Nghị và đường sắt ga Đồng Đăng): bao gồm các hoạt động chủ yếu: dịch vụ thông quan hàng hoá (đối với đường sắt) và giám quản sau thông quan (đối với đường bộ), dịch vụ xuất, nhập cảnh (cả đường bộ và đường sắt). Đối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cần được mở rộng, nâng cấp theo hướng hiện đại và tổ chức thành 2 luồng riêng biệt: luồng xuất nhập cảnh hành khách và luồng xuất nhập khẩu hàng hoá, mỗi luồng có 2 cửa: cửa xuất và cửa nhập. Đối với ga đường sắt Đồng Đăng cũng cần được mở rộng nâng cấp theo hướng hiện đại và tổ chức thành 2 khu riêng biệt: khu ga dành cho xuất nhập cảnh hành khách và khu ga dành cho xuất nhập khẩu hàng hoá.

+ Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp số 1: Khu công nghiệp Hồng Phong với quy mô 320 ha, tại xã Hồng Phong, Dự kiến sẽ phát triển các loại hình công nghiệp gia công tái chế hàng xuất khẩu; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Cụm công nghiệp số 2: ở phía Bắc thành phố với quy mô 50 - 60ha, dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp không gây ô nhiễm như điện tử, viễn thông, công nghiệp kỹ thuật cao. Cụm công nghiệp Hợp Thành: quy mô 40 - 50 ha, dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp vật liệu xây dựng gia công hàng xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Ngoài ra khu thuế quan còn có: trung tâm hành chính, cơ quan, trường chuyên nghiệp; các khu du lịch, dịch vụ; các khu dân cư; hệ thống công viên cây xanh.

3.3.1.2. Cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình)

Phát triển các ngành, lĩnh vực:

+ Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch: tập trung phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu, hình thành chợ, trung tâm thương mại, phát triển dịch vụ vận tải, các dịch vụ phụ trợ khác.

+ Phát triển công nghiệp: Phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tập trung các dự án sơ chế, bảo quản và chế biến hàng xuất, nhập khẩu.

+ Phát triển nông, lâm nghiệp: đẩy mạnh việc trồng rừng, khoanh nuôi, phục hồi rừng gắn với các dự án chế biến nông lâm sản; phát triển dịch vụ trong nông lâm, nghiệp.

3.3.1.3. Các khu vực cửa khẩu khác:

Trên cơ sở kết quả khảo sát các điểm cửa khẩu biên giới quốc gia của tỉnh tháng 11/2007, tỉnh đề xuất xây dựng một số điểm cửa khẩu sau:

Cửa khẩu Bình Nghi (huyện Tràng Định)

Phát triển các ngành, lĩnh vực:

+ Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch: Tập trung xây dựng hình thành chợ, trung tâm thương mại; phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, bao gồm cả phát triển tuyến vận tải đường sông từ Bến Nà Mằn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, đến cửa khẩu và phát triển các dịch vụ phụ trợ; phát triển du lịch trên sông Kỳ Cùng, gắn với du lịch cửa khẩu.

+ Phát triển công nghiệp: Bố trí xây dựng 01 cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong khu kinh tế.

+ Phát triển nông, lâm nghiệp: Đẩy mạnh việc trồng rừng phòng hộ khu vực biên giới phục vụ phát triển dịch vụ; đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong nông lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các khu vực cửa khẩu còn lại:

Cửa khẩu Nà Hình (Văn Lãng), Ba Sơn (Cao Lộc), Nà Nưa (Tràng Định), Bản Chắt (Đình Lập). Theo kết quả khảo sát hiện các điểm cặp chợ này tiềm năng phát triển chưa thật sự lớn, trao đổi hàng hoá chủ yếu là của cư dân biên giới; mặt khác để tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo hình thức cuốn chiếu, sớm hình thành các khu kinh tế có tác động là động lực thúc đẩy thực hiện nâng cấp các điểm cặp chợ trên thành cửa khẩu phụ, không đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực này.

Thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường vào cửa khẩu, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, xây dựng chợ cửa khẩu đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu là chợ Trung tâm cụm xã, đầu tư hệ thống cấp thoát nước, điện lưới quốc gia và xây dựng Trạm kiểm soát khu vực cửa khẩu, có bố trí lực lượng chức năng theo quy định để kiểm tra, giám sát hoạt động trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu.

3.3.2. Phát triển vùng thị trƣờng

• Thị trường nội tỉnh

Mục tiêu gần nhất của phát triển kinh tế cửa khẩu là tạo đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương, bởi vậy cần tạo ra nguồn hàng xuất khẩu ổn định bằng cách hình thành các vùng sản xuất nông - lâm sản phục vụ xuất khẩu như: hoa hồi, hồng không hạt, chè,…

Việc phát triển thị trường nông thôn miền núi biên giới cần đạt các yêu cầu sau:

- Tổ chức tốt lưu thông hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân công lao động trong nông nghiệp theo hướng mở rộng các ngành nghề chế biến, dịch vụ; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để đưa sản xuất hàng hoá ở nông thôn lên quy mô lớn, ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nâng cao tỷ suất hàng hoá để có nhiều sản phẩm lưu thông trên thị trường; phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của từng khu vực để tăng khả năng xuất khẩu vào thị trường truyền thống và mở rộng ra thị trường mới.

- Tại các vùng nông thôn sản xuất hàng hoá hình thành mô hình cụm kinh tế - thương mại - dịch vụ gắn liền với huyện lỵ thị trấn và trung tâm cụm xã; đồng thời có các điểm thu mua nông sản; tuỳ theo dung lượng hàng hoá mua bán trên thị trường tại các cụm này có thể gồm các cơ sở bảo quản, sơ chế, phân loại, chế biến hàng xuất khẩu.

• Thị trường khác

Các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn trong đó có Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn là trung tâm, đầu mối giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư. Đây là đầu mối thu gom và chế biến hàng xuất khẩu, là trung tâm phân phối hàng hoá nhập khẩu đi các tỉnh trong cả nước. Định hướng phát triển thị trường ở giai đoạn đầu sẽ là xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng sơn thành thị trường trung chuyển hàng hoá từ các tỉnh trong cả nước, các nước khu vực Đông Nam Á vào thị trường đến Trung Quốc, các nước Đông Âu và ngược lại. Giai đoạn sau, Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn phát triển thành trung tâm ngoại thương lớn nhất trên tuyến đường bộ với thị trường Trung Quốc, các nước Đông Âu và châu Á - Thái Bình Dương; đồng thời là khu mậu dịch tự do; đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu tại Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.

3.3.3. Quy hoạch hệ thống kho bãi, chợ biên giới, chợ cửa khẩu

• Xây dựng khu trung chuyển hàng hoá

UBND tỉnh Lạng Sơn đã lập đề án quy hoạch xây dựng khu trung chuyển hàng hoá nằm trong dự án quy hoạch Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế của tuyến hành lang kinh tế kết hợp quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn, có ý nghĩa quan trọng đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với hàng hoá của Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn. Khu trung chuyển hàng hoá sẽ là đầu mối kiểm tra, vận tải, trung chuyển hàng hoá; nó giúp cho ngành Hải quan, thuế vụ, quản lí thị trường, kiểm dịch thực hiện tốt chức năng chống buôn lậu và gian lận thương mại, đảm bảo vệ sinh an toàn hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng thông lệ quốc tế và đúng các quy định của Việt Nam.

Khu trung chuyển hàng hoá thuộc hai xã Thuỵ Hùng và Phú Xá, huyện Cao Lộc, quy mô 160 ha. Tính chất của khu là: không gây ô nhiễm môi trường; là trung tâm tiếp nhận lưu trữ, phân phối hàng hoá và container phục vụ cho các cửa khẩu Lạng Sơn; kiểm tra hàng hoá XNK, thông quan các thủ tục hải quan; gắn kết các loại hình công trình dịch vụ như: khu nhà ở và cho thuê, khu dịch vụ vận tải, khu giới thiệu sản phẩm, văn phòng làm việc,… cây xanh và hệ thống hạ tầng kĩ thuật.[2].

Hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu

Việc xây dựng chợ cửa khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân các xã ven biên giới qua lại mua bán, trao đổi hàng hoá. Dự kiến xây dựng các chợ biên giới là: Pò Háng, Ba Sơn, Khòn Háng, Nà Cầu, Bình Độ, Long Thịnh, Đồng Đăng và Tân Thanh với quy mô mỗi chợ biên giới khoảng 200 - 300 hộ kinh doanh; trong đó số hộ kinh doanh cố định của Trung Quốc khoảng 100 - 150 hộ; riêng chợ cửa khẩu Tân Thanh dự kiến xây dựng với quy mô 3.000 m2 và 300 hộ kinh doanh. [30].

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

3.4.1. Phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng

3.4.1.1 Phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế

• Về nông nghiệp:

- Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ nông sản cho nông dân, đồng thời tạo nguồn hàng ổn định để xuất khẩu.

- Ưu tiên đầu tư ngân sách tỉnh cho việc ứng dụng và chuyển giao công

nghệ tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học; hình thành các khu công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin thị trường.

• Về công nghiệp:

- Trong công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng: đầu tư

và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương (xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, các sản phẩm gốm sứ; sản xuất các loại gạch ngói cao cấp, vật liệu xây dựng); tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất và làm giàu khoáng sản theo tinh thần ưu tiên công nghệ thân thiện môi trường.

- Phát triển các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, đồ uống từ hoa quả; gia

công sản xuất thuốc lá, chế biến bảo quản các sản phẩm rau, củ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp công

nghệ cao như: nắp ráp các linh kiện ô tô xe máy, linh kiện điện - điện tử, thiết bị cơ khí phục vụ cho nông nghiệp, các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu.

• Dịch vụ:

Khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Tiếp

tục triển khai hiện đại hoá ngành hải quan, thực hiện hải quan điện tử. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu; đổi mới công tác thu thập, cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Huy động và thu hút mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành dịch vụ. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ.

3.4.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lí

Thực trạng đội ngũ cán bộ và nguồn lao động trong lĩnh vực kinh tế cửa khẩu hiện nay còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế cửa khẩu giai đoạn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, tư cách phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng cá nhân và tập thể, giải quyết nhanh gọn thủ tục Hải quan cho các lô hàng XNK ở khu vực biên giới.

Có chính sách ưu đãi và khuyến khích tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động địa phương và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ nơi khác đến. Khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực đạo tạo và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn…), trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành nghề có lợi thế trong khu KTCK.

3.4.1.3. Thu hút vốn đầu tư

Dự kiến đến năm 2020 tổng số vốn đầu tư phát triển Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 35.332,9 tỷ VNĐ (tương đương 1.859,6 triệu USD). Để đảm bảo xây dựng đồng bộ đầy đủ cơ sở hạ tầng cho khu vực cửa khẩu Lạng Sơn cần huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau như tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; khuyến khích tổ chức doanh nghiệp và tư nhân đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh; áp dụng linh hoạt các hình thức

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 98 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)