Những tác động tích cực của KTCK tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 84 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.Những tác động tích cực của KTCK tỉnh Lạng Sơn

2.4.1.1 Đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn

So với các cặp cửa khẩu phát triển nhất khu vực biên giới Việt -Trung như Móng Cái - Đông Hưng, Đồng Đăng - Bằng Tường, Lào Cai - Hà Khẩu thì cặp cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường và các cặp cửa khẩu khác của Lạng Sơn với Trung Quốc có nhiều lợi thế để phát triển do một số yếu tố sau: (i) Địa hình của Lạng Sơn tương đối thấp, phổ biến là độ cao trung bình 252 m, do đó giao thông đi lại thuận tiện; vị trí thuận lợi do tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Quảng Tây là Long Châu, Bằng Tường và Ninh Minh; (ii) Lạng Sơn nằm trên đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng: QL1A, QL1B, QL4A, QL4B và tuyến đường sắt liên vận quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các vùng trong cả nước và với Trung Quốc; (iii) Đối trọng với cửa khẩu Đồng Đăng là cửa khẩu Bằng Tường cũng có vị trí và địa hình thuận lợi, có vùng thị trường tiêu thụ rộng lớn, mô hình tổ chức và quản lí tốt nhất trong khu vực các cửa khẩu biên giới Việt - Trung. (Hình 2.8)

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan và Ga đường sắt quốc tế Bằng Tường, hoạt động buôn bán sôi động. Chính phủ Bằng Tường có nhiều chính sách ưu đãi cho người và hàng hoá qua cửa khẩu, do đó đã thu hút lượng hàng hoá lớn xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này.

Nhìn chung việc hình thành và phát triển các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, biệt là Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã tạo ra những chuyển biến tích cực, thúc đẩy phát triển KTXH của vùng biên giới, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và có tác động nhiều mặt tạo tiền để phát triển các khu vực khác trên địa bàn tỉnh; ngoài ra nó còn phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ của vùng núi trung du Bắc Bộ của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là khu vực có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng. (Phụ lục 3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.8 : KTCK LẠNG SƠN TRONG KHÔNG GIAN VÙNG, LIÊN VÙNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lạng Sơn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nền kinh tế của vùng, bởi các địa phương thuộc vùng núi trung du Đông Bắc có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản (đá vôi, đất sét, than, quặng sắt) và hàng hoá nông lâm thuỷ sản phong phú. Đó là nguồn lực đầu vào cho Lạng Sơn thực hiện chức năng đầu ra trong tư cách là cửa ngõ xuất nhập khẩu với thế giới bên ngoài. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông kết nối các cửa khẩu trong tỉnh và giữa các tỉnh biên giới Việt - Trung sẽ tạo ra một hành lang kinh tế Đông - Tây dọc biên giới này, thúc đẩy việc thông thương giữa các cửa khẩu và đảm bảo kiểm soát anh ninh khu vực. [Hình 2.8]

2.4.1.2 Vai trò của kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn trong không gian vùng Đông Bắc

Trong số 5 tỉnh biên giới có quan hệ kinh tế qua cửa khẩu với Trung Quốc, Lạng Sơn được đánh giá là địa bàn có hoạt động KTCK phát triển mạnh hơn về quy mô cũng như giá trị xuất nhập khẩu. (Bảng 2.9)

Tỉnh Lạng Sơn chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh biên giới Việt - Trung, trong đó tỷ trọng nhập khẩu hàng Trung Quốc qua Lạng Sơn chiếm hơn 1/3 so với hàng nhập khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung. Điều này cho thấy sức hút hàng hoá xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn là rất lớn.

Bảng 2.9: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Lạng Sơn so với các tỉnh biên giới Việt - Trung năm 2007

Chỉ tiêu Lạng Sơn Biên giới Việt - Trung 1.000 USD Tỷ trọng (%) 1.000 USD Tỷ trọng (%)

Tổng KN XNK 985.000 25,99 3.789.000 100

KN xuất khẩu 270.000 15,67 2.062.000 100

KN nhập khẩu 715.000 34,66 1.726.000 100

Cán cân thương mại - 445.000 +336.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ năm 2000 đến 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu có sự biến động lớn giữa các tỉnh biên giới Việt - Trung. Các tỉnh có sự biến động kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất là: Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai.

Bảng 2.10 : Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh biên giới Việt - Trung giai đoạn 2000 - 2007

Đơn vị: 1.000 USD

Các tỉnh Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu

2000 2005 2007 2000 2005 2007 Tổng 727.515 1.055.519 2.062.682 279.262 698.894 1.726.620 1.Quảng Ninh 200.000 865.000 1.375.000 - 338.000 866.000 2. Lạng Sơn 500.000 92.600 270.000 200.000 310.800 715.000 3. Cao Bằng 7.604 8.382 8.085 72.959 13.193 18.067 4. Hà Giang 2.993 3.321 6.084 1.050,3 5.498 4.945,3 5. Lào Cai 7.178 22.132 26.470 3.713 29.333 117.492 6. Lai Châu 9.168 63.410 16.289 1.230 1.620 4.200 7. Điện Biên 572 674 753,8 310 450 906 Nguồn: [24] [25] [35]

Từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Lạng Sơn đều giảm mạnh; trong khi đó kim ngạch xuất nhập của tỉnh Quảng Ninh lại tăng cả về tổng kim ngạch và tỷ trọng. Nguyên nhân do thị trường đầu ra không ổn định và do ảnh hưởng của sự thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Về hàng hoá xuất nhập khẩu: Việc xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu nào của Việt Nam là do nhu cầu của thị trường Trung Quốc, do sự trao đổi mua bán giữa các thương nhân hai nước và một phần do sự quy định của chính quyền địa phương biên giới Trung Quốc. Còn xuất khẩu hàng của Việt Nam qua các cửa khẩu một phần là sản phẩm của chính địa phương đó xuất ra và do nhu cầu mua bán của thương nhân hai nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11: Phân hoá hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung

Tên cửa khẩu Hàng xuất khẩu Hàng nhập khẩu

1. Quảng Ninh Tôm đông lạnh, mực,hải sản, quần

áo may sẵn, than, giấy vàng mã

Vải, bồn tắm, lúa mì, dầu thực vật, quặng.

2. Lạng Sơn Hải sản, rau quả, chè Phân, chất dẻo nguyên liệu,

sắt, thép, máy móc thiết bị

3. Cao Bằng Quặng sắt, quặng măng gan,

chiếu trúc Cam, quýt, táo

4. Hà Giang Quặng, chè Xe ôtô, máy tính, linh kiện

5. Lào Cai Quặng sắt, dép các loại, gạo, sắn

khô

Thạch cao, hoá chất, thóc giống, giấy

Nguồn: [25]

2.4.1.3 Đối với cả nước

Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển và có hệ thống các cửa khẩu giáp với Trung Quốc Lạng Sơn trở thành cửa ngõ thông thương quan trọng cho trao đổi hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Do đó kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng qua các năm và đóng góp đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Lạng Sơn so với cả nƣớc

Năm Kim ngạch XK Việt Nam (Triệu USD) Tỷ lệ (%) Kim ngạch XK Lạng Sơn (Triệu USD) Tỷ lệ (%) 2002 16.706 100 92,8 0,56 2004 26.485 100 90 0,34 2006 39.826,2 100 180,5 0,45 2008 62.906 100 314 0,5

Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn và Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh thành trong cả nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nước ta đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện hệ số mở cửa của nền kinh tế để trở thành thành viên của WTO. Từ năm 2006 đến nay hệ số mở cửa nền kinh tế nước ta luôn đạt trên 60 %.

Bảng 2.13: Hệ số mở cửa kinh tế tỉnh Lạng Sơn so với cả nƣớc

Năm

Việt Nam Lạng Sơn

Xuất khẩu (Triệu USD) GDP (Triệu USD) Hệ số mở cửa (%) Xuất khẩu (Triệu USD) GDP (Triệu USD) Hệ số mở cửa (%) 2002 16.706 34.789,7 48 92,8 178,11 52,1 2004 26.485 45.358,7 58,4 90 237,18 37,9 2006 39.826,2 60.837 65,5 180,53 317,02 56,9 2008 62.906 83.486,8 75,3 314 462,36 67,9

Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn và Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh thành trong cả nước

Tỉnh Lạng Sơn ở thời kì đầu hệ số mở cửa còn thấp, tuy nhiên tình trạng này đã được cải thiện dần qua các năm, đến nay tỷ lệ này đạt trên 60%. Điều này cho thấy Lạng Sơn đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh tiến trình mở cửa và hội nhập với khu vực.

2.4.1.4 . Mối quan hệ của kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đối với khu vực và quốc tế

Theo chiều dọc Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam) có vai trò hết sức quan trọng trong hợp tác phát triển "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" giữa Việt Nam - Trung Quốc. Với vị trí thuận lợi trên Lạng Sơn là điểm trung chuyển của thị trường quốc tế, đặc biệt là Lạng Sơn được coi là cầu nối giữa Việt Nam với Trung Quốc thông qua tuyến hành lang này; đồng thời Lạng Sơn còn là điểm khởi đầu của Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ý đồ của Trung Quốc không chỉ là thâm nhập vào thị trường của Việt Nam mà thông qua Việt Nam để mở rộng thị trường sang các nước ASEAN đặc biệt là Lào, Campuchia và Thái Lan. Vì vậy Trung Quốc phải mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán với Việt Nam, coi Việt Nam là bàn đạp để xâm nhập sang thị trường các nước lân cận với Việt Nam.

Đối với Việt Nam việc hình thành tuyến hành lang này nhằm mục đích mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang Nam Ninh (Trung Quốc); đồng thời thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng dọc tuyến hành lang để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh dọc hành lang, tạo việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 84 - 91)