Những chuyển biến của hoạt động kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 64 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Những chuyển biến của hoạt động kinh tế cửa khẩu

2.3.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung

Giai đoạn 1991 - 1995, quan hệ thương mại giữa hai nước mới được khai thông, hàng hoá trao đổi buôn bán giữa hai nước tăng lên nhanh chóng. Do đó, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh: năm 1991 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 23,7 triệu USD, đến năm 1995 đạt 272 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 84,08%.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Lạng Sơn thời kì 1991 - 2009

Đơn vị: 1.000 USD/ %

Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Tốc độ phát triển

1991 23.689 + 100 1993 70.487 + 197,6 1995 272.038 + 285,9 1997 333.000 + 22,4 1999 289.200 - 13,2 2001 618.500 + 113,9 2003 212300 - 65,7 2005 403.400 + 90 2007 985.000 + 144,2 2009 1.310.000 + 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn 1996 – 2000 : tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình là 25,9 % / năm.

Giai đoạn 2001 - 2003: Tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về chính sách đối với khu KTCK biên giới áp dụng chung cho tất cả các KKTCK trong cả nước. Theo đó, tỉnh Lạng Sơn đã hình thành khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; điểm cửa khẩu Bình Nghi và các cặp chợ là Bảo Lâm, Bản Chắt, Nà Nưa đã được mở để thông thương hàng hoá. Tuy nhiên giai đoạn này tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bị giảm, tốc độ phát triển bị âm trong ba năm liên tiếp. Nguyên nhân là do sự thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

Giai đoạn 2004 đến nay: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm, tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2004 - 2008 đạt 60,45%.

23.7 70.5 272 333 289.2 618.5 212.3 403.4 985 1310 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Triu USD 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Năm Tổng KN XNK

Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009

Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 - 2009 2.3.2.2. Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu

Từ khi hai nước kí hiệp định thương mại mở cửa thông thương tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các giai đoạn: giai đoạn 1991 - 2000 tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15,9 lần trong đó xuất khẩu tăng 16,7 lần, nhập khẩu tăng 13,76 lần. Giai đoạn 2001 - 2008 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 9,59 lần, trong đó xuất khẩu tăng 8,89 lần, nhập khẩu tăng 10,4 lần. (Bảng 2.5)

Từ khu vực luôn nhập siêu giai đoạn 1991 - 1994 đến giai đoạn 1995 - 2001 Lạng Sơn là khu vực xuất siêu. Riêng năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 250% so với nhập khẩu và là năm có hoạt động xuất khẩu nhộn nhịp nhất giai đoạn 1991 - 2003. Từ năm 2002 đến nay tỷ trọng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu.

Bảng 2.5: Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 - 2009 Đơn vị: 1.000 USD/ % Năm XN XK KN NK Cán cân XNK 1.000 USD Tỷ trọng (%) 1.000 USD Tỷ trọng (%) 1991 11.171 47,2 12.518 52,8 - 1.347 1993 16.626 23,6 53.861 76,3 - 37.2350 1995 145.999 53,7 127.000 46,3 + 18.999 1997 205.000 61,6 128.000 38,4 + 77.000 1999 193.369 66,9 95.797 33,1 + 97.572 2001 412.700 66,7 205.800 33,3 + 206.900 2003 55.978 28,2 156.285 71,8 - 100.307 2005 92.600 23,0 310.800 77,0 - 218.200 2007 270.000 27,4 715.000 72,6 - 445.000 2009 361.000 27,56 949.000 72,44 - 588.000

Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009

Nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi về quản lí Nhà nước về cơ chế XNK từ phía Trung Quốc đối với hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên phía địa phương tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tổ chức các buổi tiếp xúc, đàm phán, trao đổi với phía đối tác nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Do đó, từ 2005

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến nay tình hình có khả quan hơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tăng song nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu tại cửa khẩu và biên giới Lạng Sơn bao gồm XNK chính ngạch, tiểu ngạch, kinh doanh hàng hoá quá cảnh và hàng tạm nhập tái khẩu. Trong đó kinh doanh XNK tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn, xuất khẩu tiểu ngạch phát triển chủ yếu ở các cửa khẩu phụ và chợ biên giới Lạng Sơn. (Hình 2.5)

ChÝnh ng¹ch TiÓu ng¹ch 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1991 1993 1995 1997 1999 Năm2000

Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009

Hình 2.5: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo hình thức chính ngạch và tiểu ngạch thời kì 1991 - 2000

Thời kì đầu mở cửa hàng hoá đi theo đường chính ngạch thường là khá thấp. Đến tháng 5/ 1995 Chính phủ Việt Nam đưa ra một loạt văn bản, chỉ thị nhằm quản lí chặt chẽ các hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung trong đó quy định rõ ràng về nguyên tắc hạn chế những quy mô xuất nhập khẩu tiểu ngạch; sau này Chính phủ Việt Nam có sửa đổi chính sách trong cách quản lí các cửa khẩu, thu thuế và biểu thuế do đó tỷ trọng xuất nhập khẩu chính ngạch tăng lên. Đặc biệt là từ khi Chính phủ cho địa phương thực hiện thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điểm theo Quyết định 748/ TTg (theo quyết định này địa phương được đầu tư trở lại không quá 50 % tổng thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian 5 năm 2001 - 2005) cũng là động lực khiến cho hàng hoá chính ngạch tăng mạnh.

Ngoài ra, sự thay đổi tỷ lệ xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là do chịu ảnh hưởng của thay đổi chính sách của Trung Quốc khá nhanh qua các năm. Năm 2001, Trung Quốc áp dụng mậu dịch tiểu ngạch biên giới, do đó xuất nhập tiểu ngạch tăng mạnh mẽ. Đến năm 2002, Trung Quốc có sự thay đổi về chính sách và sự quản lí của Nhà nước và địa phương chủ yếu bốn mặt: một là Bộ kinh tế mậu dịch đối ngoại mở cửa khống chế số lượng của xí nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới; hai là, địa phương đưa ra chính sách khuyến khích đối với xuất khẩu tiểu ngạch biên giới… Sự thay đổi các mặt này đều có lợi cho phương thức mậu dịch tiểu ngạch biên giới và xí nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới mở rộng kinh doanh, mức độ chính sách khuyến khích của địa phương tương đối lớn là nhân tố chủ yếu kích thích xuất khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Năm 2004, kế hoạch Thu hoạch thời kì đầu ” và Hiệp nghị rau quả Trung Quốc - Thái Lan có ảnh hưởng bất lợi đến xuất nhập khẩu của Việt Nam sang trung Quốc. Cùng với kế hoạch thu hoạch thời kì đầu ” của Trung Quốc với các nước ASEAN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 - 1- 2004, Nhà nước bãi bỏ chính sách ưu đãi nhập khẩu hoa quả tiểu ngạch biên giới mà Quảng Tây vốn được hưởng trước đây, tức là chính sách thuế quan nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng khiến cho nhập khẩu hoa quả tiểu ngạch biên giới không có ưu thế. Hai là, thay đổi con đường lưu chuyển hàng hoá vốn có. Sản phẩm kế hoạch thu hoạch thời kì đầu và sự khác biệt về thuế tổng hiệp nghị rau quả Trung - Thái dẫn đến lượng mậu dịch hoa quả của Thái Lan ở cửa khẩu Quảng Đông tăng lên rất nhanh. Do đó thị phần sản phẩm cùng loại của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc teo lại, sức cạnh tranh giảm xuống và lâu dài hơn là ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hưởng đến quy mô mậu dịch trước đây qua Quảng Tây xuất sang Việt Nam và toả đi các nước bán đảo Trung Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô xuất nhập khẩu của Quảng Tây và Việt Nam. Trong năm 2003 và quý I năm 2004 tỉnh Quảng Tây không thực hiệc chính sách khuyến khích xuất khẩu tiểu ngạch biên giới do đó kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Tây với Lạng Sơn lại giảm xuống.

2.3.2.3. Hoạt động xuất khẩu

Hàng hoá trong cả nước được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn với khối lượng lớn.

Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009

Năm KN XK ( tỉ VNĐ / *1000 USD ) Trong đó Chính ngạch Tỷ lệ (%) Tiểu ngạch Tỷ lệ (%) 1991 89,6 57,4 64,0 32,2 36 1993 404,2 349,8 86,5 54,4 13,5 1995 1.560,0 1.400,0 89,7 160,0 10,3 1997 2.521,0 2.284,0 90,6 237,0 9,4 1999 2.780,7 2.246,7 80,8 534,0 19,2 2001* 410,2 253,9 61,9 156,3 38,1 2003* 41,9 28,5 68,0 13,4 32,0 2007* 25.516 20.3 79,7 5180 20,3 2009* 361.000 305.1 84,5 55.9 15,5

Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009 Ghi chú : * đơn vị tính 1.000 USD cho các năm 2001- 2009

Các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn có thị trường tiêu thụ chính là tỉnh Quảng Tây, một phần hàng hoá đi sâu vào nội địa Trung Quốc. Quảng Tây là tỉnh có nhiều cửa khẩu giáp với Lạng Sơn, là thị trường gần với Lạng Sơn, có giao thông thuận lợi, lại có nhu cầu lớn về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguyên liệu và các mặt hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam. Trong khi đó Lạng Sơn với vị trí thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh trong cả nước và với Trung Quốc, do đó đã thu hút nguồn hàng từ các tỉnh trong cả nước xuất nhập khẩu qua đây. (Bảng 2.6)

Giai đoạn 1991 đến nay kim ngạch xuất khẩu qua Lạng Sơn tăng. Nguyên nhân là do từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, Chính phủ hai nước đã có những chính sách ưu đãi trong việc xuất nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu. Trung Quốc đề ra nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích và thúc đẩy buôn bán biên giới như: hàng hoá của Việt Nam xuất sang Trung Quốc nếu có trị giá nhỏ hơn 3.000 nhân dân tệ / ngày thì được miễn thuế (tăng gấp 3 lần so với định mức trước đây); đối với các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới của Trung Quốc được miễn 50 % thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng; Trung ương uỷ quyền rộng rãi cho Chính quyền tỉnh khu tự trị biên giới để điều hành và quyết định các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy buôn bán biên giới. Mặt khác Trung Quốc có chính sách ưu tiên cho các thành phố mở cửa biên giới trong đó có Bằng Tường giáp với cửa khẩu của Lạng Sơn được phân cấp quản lí thu thuế biên mậu theo nguyên tắc mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh qui định phải thấp hơn mức thuế của TW; cấp huyện, thị phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ áp dụng đối với các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do hải quan thu theo mức thuế của TW. Với qui định trên thì mức thuế áp dụng cho cửa khẩu ở Bằng Tường khá thấp, do đó các doanh nghiệp phía Bằng Tường đã tích cực nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam qua các đường tiểu ngạch của Lạng Sơn như Tân Thanh.

Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Lạng Sơn có sự giảm sút và diễn biến không đều. Nguyên nhân do ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách biên mậu của Trung Quốc. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cửa khẩu biên giới Việt - Trung đều phải chịu thuế quốc mậu cao hơn nhiều so với trước đây. Có những mặt hàng nâng biểu thuế lên 50% (như thuỷ hải sản tươi sống). Đây là chính chính sách dùng biên mậu để thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế kém lợi thế của Trung Quốc. Sau hơn 10 năm hưởng quy chế ưu đãi nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch, khu vực các huyện và địa bàn giáp với tỉnh Lạng Sơn của Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, dân cư và xã hội. Từ thành công này Trung Quốc tiếp tục áp dụng ưu tiên phát triển các tỉnh như Vân Nam giáp phía Tây Bắc Việt Nam. Vì vậy đối với hạn ngạch nhập khẩu tỉnh Quảng Tây không còn được hưởng nhiều ưu đãi như trước nữa. Sau khi Trung Quốc áp dụng chính sách thu thuế quốc mậu ở các khu vực biên giới Quảng Tây thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải chuyển địa điểm buôn bán sang các cửa khẩu biên giới khác nhất là qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai. Do đó, kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn giảm đáng kể.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn năm 2008: nhóm hàng nông sản chiếm 34,9% ; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 14,8% ; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 1,2%. Các nhóm hàng khác chiếm 49,1%. [4]. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: hoa hồi và các sản phẩm từ hồi, gỗ thông, nhựa thông, ván sàn, sắn khô, vải sấy, ngô, gỗ xẻ. Trong đó, hồi là cây có nhiều tiềm năng để phát triển như khí hậu, đất, được đầu tư vốn và kĩ thuật trồng, khai thác. Đến năm 2009 toàn tỉnh có khoảng 5.834 tấn hoa hồi, có giá trị xuất khẩu cao. Các mặt hàng nông sản khác được khai thác từ các tỉnh xuất khẩu qua Lạng Sơn đó là: cao su, dầu dừa, chuối xanh, nhãn quả khô, hạt điều, mít, hàng thuỷ hải sản.

2.3.2.4. Hoạt động nhập khẩu

Từ khi mở cửa biên giới trở lại cho phép thông thương, kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn tăng nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những năm đầu mở cửa tỷ trọng nhập khẩu tiểu ngạch cao hơn nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, từ năm 1991 đến 1999 tỷ trọng nhập khẩu chính ngạch ngày càng có xu hướng tăng từ 47,2% năm 1990 lên 85,9% năm 1999. Tỷ trọng nhập khẩu tiểu ngạch giảm mạnh từ 52,8% năm 1991 xuống 14,1% năm 1999.

Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009

Năm (tỉ VND/1000 KN NK USD Trong đó Chính ngạch Tỷ lệ (%) Tiểu ngạch Tỷ lệ (%) 1991 90,6 42,8 47,2 47,8 52,8 1993 733,0 372,0 50,8 361,0 49,2 1995 1.400,0 900,0 64,3 500,0 35,7 1997 1.573,5 1.112,0 70,7 461,5 29,3 1999 1.666,7 1.431,0 85,9 235,7 14,1 2001* 189.000 116.991 61,9 72.009 39,2 2007* 715.000 569.855 79,7 145.145 21,3 2009* 949.000 801.905 84,5 147.095 17,1

Chú giải: * Đơn vị tính 1.000 USD cho các năm 2001 - 2009 Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009

Hàng nhập khẩu qua khu vực Lạng Sơn bao gồm: nguyên liệu hoá dược (dược liệu, dược phẩm, hoá chất, nguyên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…); máy móc thiết bị, phụ tùng ( thiết bị y tế, thiết bị ngành dệt, bình cứu hoả, phương tiện vận tải, động cơ máy nổ, máy nông nghiệp và phụ tùng); thiết bị toàn bộ (dây chuyền sản xuất đường, sản xuất xi măng); vật liệu công nghiệp (dây điện thoại, gạch chịu lửa, vật liệu xây dựng); hàng tiêu dùng (xe máy, đồ điện tử, hàng may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình; hoa quả tươi các loại. Trung Quốc là thị trường có nhiều sản phẩm hàng hoá tương tự Việt Nam, chất lượng trung bình nhưng giá rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú nên tính cạnh tranh cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của phần lớn người dân lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động nên được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Phần lớn hàng nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn được cung ứng cho các tỉnh đồng bằng và các

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 64 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)