Tính cần thiết của việc phát triển KTCK Lạng Sơn trong xu thế hộ

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 40 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Tính cần thiết của việc phát triển KTCK Lạng Sơn trong xu thế hộ

hội nhập

Qua thực tế gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, đặc biệt là phát triển KTCK, Lạng Sơn đã từng bước phát huy được thế mạnh của địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp Lạng Sơn đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong đó thương mại, du lịch và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhờ có hoạt động KTCK mà Lạng Sơn đã có được môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn. Trong 4 năm trở lại đây tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn luôn đạt trên 1 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 60,45%, chiếm gần một nửa tổng lượng hàng xuất nhập khẩu qua biên giới các tỉnh phía Bắc, tổng thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu gần 2 nghìn tỷ VNĐ. Hàng năm thu hút trên 50 vạn lượt khách du lịch trong đó có trên 7 vạn lượt khách quốc tế. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về KTCK, hoạt động của khu vực KTCK đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất các khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đã được đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ hội phát triển của cả hai bên, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Để chuẩn bị cho điều kiện này, Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc cũng đã có những bước đi rất tích cực, tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hữu Nghị Quan cũng đã được nước bạn xây dựng, chuẩn bị đưa vào sử dụng, cùng với tuyến đường 1A của Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách giữa Nam Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội và cảng biển Hải Phòng. Theo đó thì việc xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng cũng trở thành yêu cầu tất yếu, khách quan và là tiền đề để xây dựng khu vực Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thành khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Đông Bắc Việt Nam.

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc không ngừng mở rộng và phát triển trên một tầm cao mới, Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) đã có được vị trí quan trọng trong mối quan hệ đó. Phát triển các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn mở ra cơ hội cho các địa bàn trong cả nước trong việc giao lưu buôn bán với thị trường Trung Quốc. Thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc, từ Việt Nam các mặt hàng nông lâm sản, hải sản và khoáng sản và hàng tiêu dùng của các tỉnh, thành trong cả nước được xuất sang phía bạn, đồng thời các mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng được nhập vào phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Việc phát triển KTCK đòi hỏi Lạng Sơn cũng như các tỉnh biên giới Việt - Trung phải giữ được cân bằng trong trao đổi hàng hoá và giao dịch thương mại cửa khẩu. Sự ra đời của các Khu KTCK với chiến lược phát triển thích hợp sẽ đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Định hướng phát triển mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Lạng Sơn và Quảng Tây trong những năm tới là hai bên cùng nỗ lực thực hiện vai trò cầu nối giữa thị trường ASEAN - Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định khung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Với vai trò là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng, việc phát triển hoạt động KTCK ở Lạng Sơn là điều tất yếu.

Tiểu kết chƣơng 1

Về KTCK Việt Nam, khu vực biên giới Việt - Trung nói chung và KTCK Lạng Sơn nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, các nhà địa lý kinh tế Việt Nam; đặc biệt có giá trị là một số văn bản của Nhà nước về quy hoạch phát triển Khu KTCK Lạng Sơn - Đồng Đăng đến năm 2010. Trong thời gian gần đây, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hoạt động KTCK khu vực biên giới Việt - Trung đã có bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều vấn đề khó khăn, bất cập phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xu thế mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam của các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc đòi hỏi phải nhìn nhận một cách hệ thống, toàn diện về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và hội nhập trong khuôn khổ cam kết của WTO một khi cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều là thành viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH LẠNG SƠN

2.1. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC, QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƢỞNG CHÍNH SÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN

2.1.1. Bối cảnh trong nƣớc

Nước ta đang trong quá trình mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là từ năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO với những cam kết ưu đãi dành cho các nước thành viên. Điều này mở ra cơ hội lớn để phát triển thương mại, dịch vụ, mở rộng thị trường, lao động, thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước.

- Trong quá tình công nghiệp hoá, để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta cần có nhiều yếu tố đầu vào cho sản xuất như: máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên, nhiên, phụ liệu. Điều này đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trở nên nhộn nhịp qua các cửa khẩu biên giới đất liền cũng như các cảng biển.

- Kinh tế nước ta trong những năm gần đây đạt mức tăng tưởng khá, khối lượng sản phẩm tăng lên nhanh chóng, thúc đẩy tìm kiếm thị trường. Mục tiêu của xuất khẩu nước ta là tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Việc mở cửa phát triển các cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đó.

- Sự phát triển KTXH nói chung cùng với các định hướng ưu tiên đầu tư phát triển của Đảng, Nhà nước cho vùng kinh tế Trung du và miền núi phía Bắc có ảnh hưởng đến sự phát triển KTCK ở Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2. Bối cảnh quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan và là sự lựa chọn của nhiều quốc gia. Đây là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng trong quá trình mở cửa hội nhập và phát triển; đồng thời cũng chứa đựng nhiều khó khăn thách thức bởi hội nhập làm cho tính gắn kết, phụ thuộc giữa nền kinh tế của các quốc gia ngày càng chặt chẽ.

Bối cảnh quốc tế hiện nay cùng với việc mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá và dịch vụ của Lạng Sơn được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động KTCK; thị trường mở cửa kéo theo đó là các phương thức kinh doanh mới, phong cách mới đòi hỏi phải có một tư duy mới về phát triển trên phạm vi cả nước và mỗi địa phương như Lạng Sơn.

2.1.3. Ảnh hƣởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ kinh tế hai nƣớc Việt - Trung

2.1.3.1. Mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu

Gia nhập WTO thị trường tiêu thụ của Trung Quốc được mở rộng, vốn nước ngoài đầu tư vào càng nhiều, có thể du nhập chuyển giao kỹ thuật và thiết bị máy móc tương đối tốt do đó thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước và dành được nhiều mặt hàng xuất khẩu chất lượng tốt, giá rẻ. Dẫn đến nhu cầu nguyên liệu đầu vào sẽ tăng để phục vụ cho các ngành sản xuất và nhu cầu mở rộng thị trường cũng sẽ tăng vọt, nhu cầu về khoáng sản, gạo và dầu thô từ Việt Nam sẽ tăng nhanh.

Trung Quốc có chiến lược mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, quan tâm tới thị trường các nước ASEAN bằng việc thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Đây là cơ hội để phát triển kinh tế, mở rộng thị trường cho các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

2.1.3.2. Cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam

Gia nhập WTO, để tăng tính cạnh tranh cho hàng hoá của mình đối với thị trường các nước thành viên Trung Quốc không ngừng điều chỉnh giá cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo hướng đồng nhất. Là thành viên của WTO người Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn nhiều loại hàng hoá giá rẻ, chất lượng đảm bảo.

2.1.3.3. Học hỏi kinh nghiệm trong khuôn khổ WTO

Việc Trung Quốc trở thành viên chính thức của WTO (ngày 11/12/2001) đem lại cho một số kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước; sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO; cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế; kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

2.1.4. Chính sách kinh tế biên mậu của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam Việt Nam

2.1.4.1. Phía Trung Quốc

Trung Quốc coi hoạt động biên mậu (mậu dịch biên giới) là bước đi đầu tiên mang tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền của Trung Quốc bằng hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế vùng biên giới như: “Duyên biên khai phóng”, "Hỗ thị dân biên”, “Thắp sáng đường biên”.

Quảng Tây và Vân Nam nằm trong vành đai kinh tế “Đại Tây Nam” của Trung Quốc (gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Tây Tạng và Quảng Tây). Trung Quốc không chỉ coi Việt Nam là thị trường mà còn là cửa ngõ phía Nam cho hàng hoá của Trung Quốc có thể vươn xa tới các nước Đông Dương, ASEAN với ý đồ biến biên giới cứng thành biên giới mềm ”. Tháng 3/1994 Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành qui chế mở cửa 5 thành phố, thị trấn biên giới, gồm Nam Ninh, Côn Minh, Bằng Tường, hai huyện Huỷ Lệ, Hà Khẩu. Khu hợp tác kinh tế biên giới ở thành phố Bằng Tường và Đông Hưng được Trung Quốc xây dựng làm cửa ngõ để giao thương với Đông Nam Á. Ngoài ra còn có hơn 100 cửa khẩu và chợ biên giới hoạt động theo qui chế mở cửa nhằm mục đích liên kết chặt chẽ khu vực biên giới với các nước láng giềng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh chiến lược riêng trong phát triển KTCK, hai nước Việt Nam, Trung Quốc còn có những chương trình hợp tác chung trong đó có hai hành lang một vành đai kinh tế” ra đời là kết quả của chương trình hợp tác giữa hai nước Việt - Trung (bản ghi nhớ triển khai hợp tác giữa 02 Chính Phủ Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 16/11/2006) [1]. Hai hành lang kinh tế bao gồm: Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng / Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và một vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Phạm vi hợp tác “ hai hành lang, một vành đai kinh tế ” bao gồm bốn tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam đó là Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng với tổng diện tích là 869 nghìn km2, dân số 184,45 triệu người.

Nằm ở nơi kết nối của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn đứng trước triển vọng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Trước hết Lạng Sơn sẽ được đầu tư phát triển mạng lưới giao thông và các cơ sở hạ tầng khác để kết nối các tỉnh nằm trên tuyến hành lang; thứ hai, Lạng Sơn trở thành cửa ngõ để thông thương hàng hoá giữa hai nước. Hàng hoá của Trung Quốc có thể vận chuyển qua hành lang này, sau đó vận chuyển bằng đường biển để thâm nhập vào thị trường thứ ba; còn hàng hoá của Việt Nam có thể vận chuyển qua tuyến hành lang để vào Nam Ninh rồi tiếp tục tiêu thụ ở sâu trong nội địa của Trung Quốc; Thứ ba, hành lang kinh tế này đi dọc quốc lộ 1A, đi qua địa bàn nhiều huyện của Lạng Sơn, do đó các địa bàn dọc tuyến hành lang này sẽ có cơ hội để phát triển các lĩnh vực dịch vụ, thương mại và nhiều hoạt động KTXH khác.

2.1.4.2. Phía Việt Nam

Mậu dịch biên giới Việt - Trung có những đặc điểm riêng, do đó chính sách của Nhà nước áp dụng cho khu vực biên giới Việt - Trung rất linh hoạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có sự thống nhất giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết một số hiệp định nền tảng pháp lí, thúc đẩy quan hệ buôn bán biên giới ngày càng phát triển trong đó có Hiệp định thương mại ngày 07/11/1991; Theo Hiệp định này hai nước có một số thoả thuận về thương mại vùng biên như sau: i.) Hai Bên đồng ý có cơ quan mậu dịch có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương tại vùng biên giới. Biện pháp thực hiện cụ thể về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương do chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới xác định theo luật pháp hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước. ii.) Hai bên đồng ý mở các điểm chợ qua lại biên giới và chợ biên giới tại các xã thị trấn dọc biên giới Việt Nam và trung Quốc.

Ngoài ra hai nước còn kí kết nhiều văn bản như: Chỉ thị số 98/CP ngày 27/03/1992 về mở cửa tuyến biên giới Việt - Trung; Chỉ thị số 94/CT ngày 25/3/1992 về tổ chức và quản lí thị trường biên giới Việt - Trung; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung Quốc ngày 26/5/1993; Từ năm 1994 trở đi, Chính phủ hai nước đã kí kết các Hiệp định quá cảnh hàng hoá, Hiệp định vận tải đường bộ, Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa kí kết ngày 7/11/1998; Hiệp định về biên giới đường bộ kí kết ngày 23/1/1999; hai bên thống nhất mở lại hai tuyến đường sắt liên vận Nam Ninh - Hà Nội và Côn Minh - Hà Nội.

Nhìn chung, những văn bản pháp lý đã được kí kết giữa Chính phủ hai

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ppt (Trang 40 - 127)