(Nguồn: [124] truy cập ngày 10/05/2021)
Thứ hai, sáng chế là cơ sở, nền tảng cho q trình đổi mới cơng nghệ, và từ đó chuyển đổi
thành năng suất trực tiếp. Kết quả ước lượng từ nghiên cứu này cho thấy, trung bình 1 đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam tăng lên thì xuất khẩu chè tăng thêm 0,132%
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, đổi mới cơng nghệ là nhân tố chính định hình nền nơng nghiệp thế giới trong 100 năm qua. So sánh mơ hình sản xuất nơng nghiệp ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1920 và cuối những năm 1990 cho thấy diện tích đất trồng trọt đã thu hoạch đã giảm từ 350 xuống 320 triệu mẫu Anh, tỷ trọng của lực lượng lao động nông nghiệp đã giảm đáng kể từ 26 xuống 2,6 phần trăm, và số người hiện nay làm việc trong nông nghiệp đã giảm từ 9,5 triệu năm 1920 so với 3,3 triệu năm 1995. Nhưng sản lượng nông nghiệp năm 1995 lớn hơn 3,3 lần so với năm 1920 (Theo số liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ 1975, 1980, 1998). Trên bình diện quốc tế, những thay đổi to lớn trong mơ hình sản xuất đã xảy ra. Trong khi dân số thế giới tăng hơn gấp đôi từ năm 1950 đến 1998 từ 2,6 lên 5,9 tỷ, sản lượng ngũ cốc trên đầu người đã tăng khoảng 12 phần trăm, và diện tích thu hoạch trên mỗi người đã giảm một nửa.
Những con số này cho thấy năng suất đã tăng lên và phương thức sản xuất nông nghiệp đã thay đổi đáng kể. Có một lượng lớn tài liệu nghiên cứu về những thay đổi trong năng suất, trong đó hầu hết các nghiên cứu cho rằng đổi mới công nghệ là yếu tố cơ bản. Sự đổi mới được định nghĩa ở đây là các phương pháp mới, phong tục hoặc thiết bị được sử dụng để thực hiện các tác vụ mới. Một số nghiên cứu khác cho thấy, sáng chế được sử dụng trong các ngành công nghiệp thuộc khu vực châu Âu giai đoạn 2008 - 2010 đã tạo ra 1,7 nghìn tỷ euro, chiếm 14% GDP của châu Âu. Đối với các ngành công nghiệp của Mỹ, trong năm 2010, riêng sáng chế đã mang lại 763 tỷ USD, chiếm 5,3% GDP.
Bảng 5.3. Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân một số nước xuất khẩu chè (Nguồn:
[129], truy cập ngày 10/5/2021)
Năm China India Kenya Sri Lanka Japan Turkey Germany Poland Vietnam
2001 30038 2379 120 382815 337 49989 2202 52 2002 39806 2693 23 123 365204 414 47598 2313 69 2003 56769 3425 22 95 358184 489 47818 2268 78 2004 65786 4014 31 120 368416 682 48448 2381 103 2005 93485 4721 34 149 367960 928 48367 2028 180 2006 122318 5686 41 153 347060 1072 48012 2157 196 2007 153060 6296 41 151 333498 1810 47853 2392 219 2008 194579 6425 63 201 330110 2221 49240 2488 204 2009 229096 7262 48 202 295315 2555 47859 2899 258 2010 293066 8853 77 225 290081 3180 47047 3203 306 2011 415829 8841 135 194 287580 3885 46986 3879 300 2012 535313 9553 123 287013 4434 46620 4410 382 2013 704936 10669 127 328 271731 4392 47353 4237 443 2014 801135 12040 132 265959 4766 48154 3941 487 2015 968252 12579 137 218 258839 5352 47384 4676 582 2016 1204981 13199 144 280 260244 6230 48480 4261 560 2017 1245709 14961 135 277 260292 8175 47785 3924 592 2018 1393815 16289 244 343 253630 7156 46617 4207 646 2019 1243568 19454 294 356 245372 7871 46632 3887 720
Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam tăng đều trong những năm qua. Số liệu đến năm 2019 cho thấy số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam cao hơn hai nước sản xuất chè là Kenya và Sri Lanka. Mặc dù, trong tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế này chỉ có một phần nhỏ thuộc ngành chè nhưng đã có tác động tốt tới xuất khẩu chè Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong tổng số 6377 đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam trong 18 năm thì chỉ có 34 đơn thuộc ngành chè. Vậy nhưng, kết quả ước lượng từ nghiên cứu này cho thấy trung bình cứ 1 đơn tăng lên thì xuất khẩu chè tăng thêm 0,132%. Điều này có thể do các phát minh sáng chế liên quan đến ngành chè đã chuyển đổi thành công nghệ hiệu quả và hỗ trợ tốt cho ngành hàng này.
Tuy nhiên, xét về số lượng đơn của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Đức. Đây có thể là nguyên nhân chậm đổi mới công nghệ chè của Việt Nam so với các nước trên thế giới và từ đó chè Việt Nam thua kém về năng lực cạnh tranh và có thể khơng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tại các nước này. Hoặc các nước này nhập khẩu chè thô từ Việt Nam với giá rẻ và chế biến sâu thành các thành phẩm có giá trị, thương hiệu cao, bán với mức giá cao hơn nhiều lần. Bên cạnh sự cải thiện về đổi mới cộng nghệ được thể hiện qua số đơn xin cấp bằng sáng chế, quy trình sản xuất chè của Việt Nam những năm qua cũng có nhiều cải thiện.
Thứ ba, theo kết quả từ mơ hình, với độ tin cậy 99%, việc Ban hành Quy trình thực hành
sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn làm tăng giá trị xuất khẩu chè Việt Nam tới 12,912% mỗi năm.
Các tiêu chuẩn và chứng nhận về thực phẩm đã trở thành vấn đề được quan tâm chính trong việc quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong sản xuất, chế biến, tiếp thị và thương mại nông nghiệp. Không giống như các tiêu chuẩn khác từ các chính phủ, các tiêu chuẩn và chứng nhận này là không bắt buộc về mặt pháp lý, tự nguyện (tiêu chuẩn tư nhân). Tuy nhiên, sự gia tăng của các tiêu chuẩn tư nhân có nghĩa là chúng hiện được nhiều nhà sản xuất coi là yêu cầu bắt buộc trên thực tế để đạt được và duy trì khả năng tiếp cận các thị trường có giá trị cao. Nền tảng của chứng nhận thực phẩm tư nhân ngày càng lan rộng này là sự thống trị ngày càng tăng của các nhà bán lẻ, những người thường sử dụng các cấp và tiêu chuẩn để tác động đến thị trường quốc tế đối với các sản phẩm nông sản. Với việc giảm sử dụng thuế quan và các hạn chế định lượng trong thương mại quốc tế, các chuỗi bán lẻ lớn tìm nguồn sản phẩm của họ từ nhiều điểm đến khác nhau. Do đó, tầm quan trọng ngày càng tăng của các tiêu chuẩn thực phẩm tư nhân một phần là do các nhà bán lẻ nỗ lực kiểm sốt tồn bộ quy trình sản xuất - từ nơng trại đến nhà máy - và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chuỗi cung ứng trong thị trường thực phẩm quốc tế ngày càng tồn cầu hóa và cạnh tranh. Điều này đảm bảo hạn chế rủi ro liên quan khi làm việc với các tác nhân trong chuỗi cung ứng, đảm bảo sự thẩm định và bảo vệ danh tiếng của họ. Nó cho phép họ phân biệt các sản phẩm của mình do đó làm giảm sự khơng chắc chắn của người tiêu dùng và tăng nhu cầu của họ. Đối với các nhà sản xuất - đặc biệt là những người từ các nước đang phát triển, những người thường phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm - nhắm vào thị trường xuất khẩu, việc gửi các tín hiệu về chất lượng và an tồn thực phẩm đến người tiêu dùng và các nhà bán lẻ là rất khó. Bằng cách thơng qua chứng nhận, họ chứng minh cho những người mua tiềm năng cam kết về chất lượng, tính bền vững của mơi trường và điều kiện lao động tốt.
Ở Việt Nam, nhiều quy trình sản xuất tự nguyện được các nhà sản xuất và trồng chè áp dụng. Trong đó, tiêu chuẩn Vietgap được Chính phủ ban hành và hiện đang được áp dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Như Trang (2020) [83], thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018, tỷ lệ áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP của hộ gia đình cịn thấp, dưới 1% so với tổng diện tích chè trên cả nước và tình trạng rời bỏ GAP cho sản xuất chè vẫn diễn ra phổ biến. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra một số khó khăn – bất cập trong việc áp dụng quy trình này đối với sản xuất chè như: nhiều hộ nơng dân nằm ngồi vùng quy hoạch có mong muốn và có đủ điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất chè nhưng
chưa được tiếp cận với chương trình GAP và nhận các ưu đãi hỗ trợ; thói quen chăn thả gia súc, gia cầm trong hoặc gần khu vực sản xuất chè của hộ nông dân khiển các hộ không đủ điều kiện tham gia GAP; việc ghi chép nhật kí sản xuất phức tạp, khó khăn cho hộ nơng dân; trình độ chun mơn của hộ nơng dân cịn thấp; khó thực hiện được quy định “tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá nguy cơ về hóa học, sinh học, vật lý"; quy định phải có các kho tồn trữ thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ phục vụ phối trộn, đóng gói, biển cảnh báo,... làm tăng chi phí đầu tư ban đầu cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nơng dân; danh mục hóa chất được phép và khơng được phép sử dụng cho sản xuất chế theo tiêu chuẩn GAP phức tạp, gây khó tiếp cận cho hộ nơng dân; quy trình thủ tục phức tạp. Do đó, các nhà quản lý cần có các chính sách phù hợp nhằm kích thích mở rộng thực hiện sản xuất chè theo quy trình này để đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ tư, sự tăng lên sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực
giới giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam. Với độ tin cậy 99% thì cứ 1% tăng lên của nhu cầu nhập khẩu chè của nước nhập khẩu thì giá trị xuất khẩu chè từ Việt Nam tăng lên 0,79%. Nhu cầu nhập khẩu chè từ Việt Nam phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu chè từ tất cả các thị trường trên thế giới. Nhu cầu chung càng rộng lớn thì cơ hội càng nhiều cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có được lợi thế so sánh trong sản xuất chè, trong đó có Việt Nam.
Thứ năm, với độ tin cậy 99%, thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu tăng lên không làm tăng giá trị xuất khẩu chè mà còn ngược lại. 1% tăng lên của thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu làm giảm 0,424% giá trị nhập khẩu chè của nước này từ Việt Nam. Điều này đầu tiên được giải thích theo quy luật Angle. Đường Engel sẽ dốc lên nếu là hàng hóa lâu bền (cơng nghiệp) hoặc cao cấp (dịch vụ), cịn với hàng hóa cấp thiết yếu (nơng nghiệp) đường Engel sẽ dốc xuống. Do chè là hàng hóa nơng nghiệp, ở nhiều nước nó được tiêu dùng hàng ngày nên có thể xếp vào hàng hóa thiết yếu. Mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập đồng biến đến một điểm nhất định và nghịch biến. Trong vòng 20 năm trở lại (trong khoảng thời gian nghiên cứu), thu nhập khả dụng của các quốc gia trên thế giới đều cải thiện. Do đó, tỷ lệ tiêu dùng cho hàng hóa thiết yếu giảm xuống, thay vào đó, họ tiêu dùng cho hàng hóa cao cấp hơn. Do đó mà thu nhập càng tăng, các nước trên thế giới càng giảm chi tiêu cho ngành chè.
Hình 5.1. Quy luật Engle đối với hàng chè Việt Nam (Nguồn: Tác giả)
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, khi các nền kinh tế đạt đến trình độ cao thuộc nhóm các nước phát triển, hàng rào phi thuế quan ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với các mặt hàng từ các nước đang phát triển.
Giống như xu hướng chung của toàn cầu, xuất khẩu chè của Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp SPS do các nước phát triển áp dụng, đặc biệt khi các quy định này của Việt Nam và nước nhập khẩu khác xa nhau. Khi các biện pháp SPS vượt quá khả năng của các nhà xuất khẩu từ Việt Nam như thiếu cơ sở vật chất tuân thủ hoặc nguồn nhân lực, chúng sẽ dẫn đến hạn chế thương mại hoặc thậm chí là lệnh cấm thương mại trên thực tế đối với chè Việt Nam. Hạn chế quan trọng đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam để tuân thủ SPS từ các nước phát triển là các tiêu chuẩn SPS của Việt Nam thấp hơn hoặc chậm hơn nhiều so với các nước phát triển, tức là khoảng cách về mức độ kiểm soát của các biện pháp SPS giữa các nước phát triển và Việt Nam là khá lớn, đặc biệt là các quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Cho tới nay Việt Nam mới chỉ có 2 văn bản liên quan đến quy định cụ thể về Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật MRL là quyết định 46/2007/QĐ-BYT, quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm và thơng tư 50/2016/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Trong đó thơng tư 50 nhằm thay thế phần 8 của quyết định 46. Trong khi đó, các quy định này ở các nước phát triển đã được ban hành rất sớm, chặt chẽ, cập nhật liên tục. Trong số tất cả các thị trường nhập khẩu, tiêu chuẩn MRL của EU về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè là nghiêm ngặt nhất. Các tiêu chuẩn khác nhau và giới hạn dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong chè EU được thiết lập bởi Ủy ban chè Châu Âu. Trước năm 2006, các tiêu chuẩn MRLS của EU đã được đưa vào bốn luật sau: Chỉ thị 76/395/EEC "Giới hạn tối đa của dư lượng trong một số loại trái cây và rau quả" ban hành năm 1976; Chỉ thị 86/362/EC "Giới hạn lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa trong ngũ cốc" và Chỉ thị 86/363/EEC "Giới hạn dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc động vật" ban hành năm 1986; và Chỉ thị 90/642/EEC "Giới hạn dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật" vào năm 1990. Từ ngày 1 tháng 9 năm 2008, Liên minh Châu Âu đã thực hiện quy định mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (EC) 396/2005, thông qua đó quy định về MRLs trong thực phẩm được phối hợp với nhau, điều này giúp đơn giản hóa các quy định hiện hành, cung cấp thông tin trực tiếp và dễ sử dụng hơn. Đồng thời mức quy định được tối đa hóa, đảm bảo rằng người tiêu dùng ở các cấp độ khác nhau, bao gồm cả những cá nhân nhạy cảm, chẳng hạn như trẻ sơ sinh và trẻ em, được bảo vệ đầy đủ.
Với sự ra đời ngày càng nhiều các loại thuốc thực vật, tần suất đưa ra các thông báo về việc điều chỉnh tiêu chuẩn MRL ngày càng dày, trước đây hai năm một lần, ngày nay có thể bất cứ lúc nào trong năm. Kể từ 1999 với 91 tiêu chuẩn thuốc bảo vệ thực vật [35], tính đến ngày 20 tháng 2 năm 2021, số tiêu chuẩn này đã lên tới 516, gấp gần năm lần. Con số này được tăng đều trong hơn hai mươi năm qua. So với EU, tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam ban hành sau tới 31 năm, có số lượng ít hơn nhiều, thời gian và tần suất cập nhật dài hơn. Năm 2007, theo thơng tư 46/2007/QĐ-BYT, có 10 tiêu chuẩn được đưa ra. Từ 2016 đến nay, Việt nam áp dụng theo bản sửa đổi theo thông tư 50/2016/TT-BYT. So với 2007, thêm vào 13 tiêu chuẩn, bãi bỏ 2 tiêu chuẩn, tổng có 21 tiêu chuẩn. So với EU hiện đang áp dụng 516 tiêu chuẩn thì con số này nhỏ hơn tới tận gần 25 lần. Kể từ lần đầu tiên ban hành năm 2007, Việt Nam mới chỉ cập nhật 1 lần năm 2016. Điều đó có nghĩa tần suất 9 năm/lần, so với EU hàng năm thì quả là có sự