TT Tên thuốc bảo vệ thực
vật
Việt Nam 2007 Việt Nam 2016 EU 2008 EU hiện nay
1 Bifenthrin - 30 5 30 2 Buprofezin - 30 0.05 0.05 3 Chlorpyrifos 0.1 2 0.1 0.01 4 Clothianidin - 0.7 0.05 0.7 5 Cypermethrins 20 15 - - 6 Deltamethrin 10 5 5 5 7 Dicofol 50 40 20 20 8 Endosulfan 30 10 30 30 9 Etoxazole - 15 0.05 15 10 Fenpropathrin - 3 2 2 11 Flubendiamide - 50 0.02 0.02 12 Flufenoxuron - 20 0.05 15 13 Hexythiazox - 15 0.05 4 14 Indoxacarb - 5 0.05 5 15 Methidation 0.5 0.5 - - 16 Paraquat - 0.2 0.05 0.05 17 Permethrin 20 20 0.1 0.1 18 Profenofos - 0.5 0.1 0.05 19 Propargite 10 5 5 10 20 Thiamethoxam - 20 0.1 20 21 Tolfenpyrad - 30 - - 22 Fenitrothion 0.5 - 0.5 0.05 23 Flucythrinate 20 - 0.1 0.05
Ngoài ra, yêu cầu về hương vị, mẫu mã, kiểu cách đóng gói, nhãn mác, thương hiệu sản phẩm của người tiêu dùng ở các nước phát triển cũng cao hơn. Do đó, làm giảm khả năng thâm nhập tới các thị trường này của chè Việt Nam.
Thứ sáu, nhu cầu nhập khẩu chè phụ thuộc nhiều vào việc quốc gia đó có sản xuất chè hay
khơng. Khác biệt về nhu cầu nhập khẩu chè tới 33,037% giữa quốc gia có sản xuất chè và không sản xuất chè. Nhu cầu nhập khẩu chè của các quốc gia trước hết là để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhưng điều có thể được đáp ứng một phần hoặc một phần lớn bằng sản xuất trong nước.
Trung Quốc là quốc gia điển hình có truyền thống sản xuất và tiêu thụ chè hàng đầu thế giới trong hàng thế kỷ qua. Dân số đông cùng với nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc về sức khỏe khiến nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này không ngừng tăng lên trong các năm qua. 1,4 tỷ người của Trung Quốc đã uống gần 40% chè trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu tiêu dùng chè của quốc gia này được đáp ứng bởi sản xuất trong nước. Theo số liệu từ Tổ chức nơng lương Liên hiệp quốc, sản xuất chè tồn cầu năm 2015 là 5,7 triệu tấn, Trung Quốc đóng góp tới 2,3 triệu tấn (chiếm 40%). Trong đó quốc gia này xuất khẩu 325 nghìn tấn, nhập khẩu thêm 22,9 nghìn tấn. Như vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gần 2 triệu tấn chè nội địa, Trung Quốc đã tự sản xuất tới 86% và chỉ nhập khẩu 14% còn lại. Tương tự các quốc gia các quốc gia sản xuất chè khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya cũng dành một phần lớn lượng chè sản xuất được để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do vậy mà các nước khác trở nên khó thâm nhập vào thị trường các nước này hơn.
Thứ bảy, sự tăng lên của dân số nước nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực tới giá trị xuất khẩu
chè Việt Nam tới 0,589%. Sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ chè không chỉ nhờ vào sự phát triển của quy mơ dân số nước nhập khẩu mà cịn bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các lợi ích sức khỏe mà chè mang lại cũng như ưa chuộng văn hóa uống chè. Do đó mà, trong những năm qua tốc độ tăng dân số thế giới chỉ khoảng 0,5% mỗi năm, trong khi tốc độ tiêu thụ chè tồn cầu tăng trung bình 3,2% mỗi năm. Đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần mở rộng cơ hội xuất khẩu của chè Việt Nam.
Thứ tám, sản lượng chè thế giới tăng lên 1% thì nhu cầu nhập khẩu chè Việt Nam giảm
2,178%. Tốc độ tăng sản lượng chè thế giới và Việt Nam từ 2001 đến 2018 tới nay tương đương nhau với khoảng 4% mối năm. Sự tăng lên của sản lượng chè thế giới làm tăng thêm sự lựa chọn của người tiêu dùng vào các sản phẩm từ các quốc gia khác. Điều đó làm tăng áp lực cạnh tranh mà chè Việt Nam phải đối mặt tại các thị trường. Và trong điều kiện năng lực cạnh tranh của chè Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới [47][48] thì sẽ gây ra sự sụt giảm về giá cả hoặc sản lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc đồng thời cả ba.
Biểu 5.3. Sản lượng chè Việt Nam và thế giới (Nguồn: [124], truy cập ngày 10/05/2021)
Thứ chín, cũng như nhiều nghiên cứu khác, khoảng cách có ảnh hưởng tiêu cực tới xuất
khẩu chè Việt Nam. Thực tế, các nghiên cứu bằng mơ hình trọng lực cho thấy độ co giãn theo khoảng cách đã duy trì ổn định quanh (0;-1) trong một thời gian dài. Trong nghiên cứu này, khoảng cách tăng thêm 1% thì xuất khẩu chè có thế giảm 0,439%, con số này phù hợp với nhiều nghiên cứu bằng mơ hình này nhưng nhẹ hơn về mức độ ảnh hưởng so với nhiêu nghiên cứu khác của Việt Nam bằng mơ hình trọng lực như: nghiên cứu [18] đối với các mặt hàng nông sản cho hệ số -0,756, nghiên cứu [20] đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam cho hệ số thấp nhất là -1,13, nghiên cứu [40] đối với xuất khẩu cà phê cho hệ sộ ít nhất là -1,32. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành vận chuyển, logistic của Việt Nam nói chung trong những năm qua. Thời gian qua, ngành logistics Việt Nam đã phát triển và tăng trưởng nhanh, bình quân khoảng 14- 16%/năm. Báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility mới công bố, cho thấy Việt Nam tăng thêm 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu. Mặc dù có nhiều cải thiện, tuy nhiên, chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP, trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP. Các nỗ lực cắt giảm chi phí logistic thực sự có ý nghĩa trong đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và ngành chè nói riêng.
Bên cạnh đó, biên giới chung làm tăng nhiều lần xuất khẩu chè của Việt Nam tăng thêm tới 2,43 lần. Điều này có thể do sự thuận lợi trong khâu vận chuyển do không phải đi với khoảng cách dài hoặc liên quan tới nước thứ ba. Hoặc cũng có thể do nhu cầu thị hiểu của các nước nhập khẩu lân cận có nhiều nét tương đồng với chè Việt Nam hơn, đặc biệt trong điều kiện về trình độ kinh tế, văn hóa có nhiều nét tương đồng.
Thứ mười, tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước nhập khẩu so với VND tăng lên 1% thì giá trị
xuất khẩu chè Việt Nam sang nước này tăng 0,078%. Điều này xảy ra khi giá trị đồng tiền Việt Nam giảm xuống và giá trị đồng tiền nước xuất khẩu tăng lên, giá chè Việt Nam trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với trước đó. Xét về giá trị, VND có giá trị thấp hơn với 47 nước trong mẫu nghiên cứu trong cả 18 năm qua nên đã tạo điều kiện lớn cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu chẻ nói riêng. Tuy nhiên, biên độ giao động tỷ giá khá thấp. Trung bình, tỷ giá đồng tiền 47 nước nhập khẩu so với đồng tiền Việt Nam trong 18 năm là 50,16. Biên độ giao động
mạnh nhất là 215 trong năm 2001 và diễn biến khá ổn định trong 18 năm qua nên cơ bản các rủi đo từ tỷ giá là không đáng kể đối với xuất khẩu chè.
Mười một, thuế quan trung bình của quốc gia nhập khẩu đối với mặt hàng chè (mã 0902) có
ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu chè Việt Nam. Thuế quan tăng 1% thì xuất khẩu giảm 0,03%. Mức thuế trung bình của 47 quốc gia nhập khẩu 80% sản lượng chè Việt Nam dành cho Việt Nam trong 18 năm qua có xu hướng khá ổn định, giảm nhẹ từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trung bình khoảng 17-18%. Ba quốc gia Hàn Quốc (duy trì mức thuế 276%), Thổ Nhĩ Kỳ (145%), Ấn Độ (100%) đang duy trì mức thuế cao nhất đối với mã hàng 0902 của Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đối xử với Việt Nam theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN - Most favoured nation), và dành cho Việt Nam mức thuế suất ưu đãi (GSTP - Global system of trade preferences) của các nước phát triển dành cho các nước chậm và đang phát triển. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với các thành viên ngồi WTO.
Biểu 5.4. Mức thuế trung bình các quốc gia nhập khẩu áp dụng đối với mã hàng 0902 của
Việt Nam từ 2001 đến 2018 (Nguồn:[130], truy cập ngày 20/5/2021)
Mười hai, điều bất ngờ là FTA được ký kết giữa nhà nhập khẩu và Việt Nam khơng có ảnh
hưởng tích cực tới xuất khẩu chè Việt Nam (FTAVJ). Theo số liệu thống kê từ mơ hình, với độ tin cậy 99%, mỗi 1 FTA được ký kết giữa Việt Nam và nhà nhập khẩu tăng lên 1 thì giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam giảm 38,97%. Điều này có thể đo các tác động giảm thuế của các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết là không rõ ràng. Nhiều thị trường, kể từ khi ký kết hiệp định tới nay, mức thuế quan khơng hề có sự thay đổi tích cực. Ví dụ, đối với thị trường Hàn Quốc, mặc dù Việt Nam đã có tận 3 FTA (FTA Korea - Viet Nam, CECA ASEAN - Korea, GSTP) được ký kết với nước này, tuy nhiên, thuế suất của chè Việt Nam sang quốc gia này vẫn không hề giảm (276,8 %). Mức này cao hơn nhiều các thị trường khác và cao nhất thế giới. Hay như thị trường Thái Lan, năm 2002 - 2006, khi Việt Nam ký kết với nước này chỉ hai hiệp định (Hiệp định khu vực ASEAN và Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN – AISP), mức thuế nước này dành cho hàng chè Việt Nam là 30%. Năm 2012 - 2016, khi hiệp định thương mại AANZFTA được ký kết, mức thuế của Thái Lan dành cho chè xuất xứ từ Việt Nam là 90%, cao gấp 3 lần. Tương tự, với thị trường Chile, hiệp định được ký kết và có hiệu lực, tuy nhiên mức thuế khơng hề có ưu đãi đối với ngành chè. Với Hồng Kông và nhiều thị trường khác, Việt Nam không đạt được một thỏa thuận FTA nào thì thuế suất đối với ngành hàng chè lại thấp nhất (0%). Phân tích trên 47 thị trường nhập khẩu chè trên toàn thế giới cho thấy, tổng số lượng FTA đạt được (trên đầu quốc gia) ngày càng tăng lên, tuy nhiên, thuế trung bình của các thị trường này dành cho hàng chè Việt Nam thì khơng có nhiều thay đổi, thậm chí có biến động tăng trong một số năm (2004 - 2007, 2011 - 2012, 2015 - 2016).
Biểu 5.5. Biểu đồ thuế quan trung bình đối với mặt hàng chè của Việt Nam và số FTA của
Việt Nam ký kết với các đối tác trong 18 năm nghiên cứu (Nguồn:[130], [126], truy cập ngày 18/5/2021)
Bên cạnh đó, các thị trường mà Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại là các thị trường có thu nhập cao (Hàn Quốc, Nhật Bản, Chile) thường yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng hàng hóa và đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm. Việt Nam khơng những không được ưu đãi về mặt thuế quan khi ký kết hiệp định thương mại từ các thị trường này mà cịn gặp khó khăn với các hàng rào phi thuế quan từ các quy định vệ sinh an tồn thực phẩm từ các nước này. Từ đó mà giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang các thị trường này khơng tăng lên mà cịn có dấu hiệu giảm xuống.
Mười ba, việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói
chung và xuất khẩu chè nói riêng. Sau 14 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam đã lần lượt gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, và được đánh giá ngày càng cao về vị thế. Là một trong số các quốc gia được đánh giá thành công nhất về phát triển kinh tế trong những năm gần đây, sau khi gia nhập WTO với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 6,25%, tốc độ tăng trưởng GDP/người hàng năm khoảng 5,2%, tổng giá trị thương mại và tổng giá trị xuất khẩu đều tăng tương ứng 15% (tác giả tình tốn từ số liệu của Ngân hàng thế giới – WB, từ 2007 – 2019). Đặc biệt, điểm đáng lưu ý là trong suốt 26 năm liền, từ 1986 đến 2011, cán cân thương mại của Việt Nam ln ln thâm hụt, thì từ 2012 trở lại đây, con số này dương đáng kể. Riêng đối với ngành chè, từ 2001 – 2007, giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 659,5 triệu USD, tương đương 94,2 nghìn USD/năm. Sang giai đoạn sau khi gia nhập WTO, trong 12 năm, từ 2008 đến 2019, con số này đạt 2.519 triệu USD, tương đương khoảng 210 nghìn USD/năm, gấp 2,23 lần so với trước khi gia nhập. Theo kết quả nghiên cứu này, việc gia nhập WTO mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, ít nhất đối với ngành chè. Việc gia nhập WTO làm tăng cơ hội xuất khẩu chè của Việt Nam lên tới 31,56 % mỗi năm, mức ý nghĩa 1%.
Mười bốn, thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực ASEAN thực sự mạnh mẽ
hơn các nước ngoài khu vực, điều này được khẳng định ít nhất đối với ngành chè. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đây là một trong những mốc quan trọng nhất trong lịch sử đối ngoại của Việt Nam. Việc thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) cùng với việc ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN với hàng loạt các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đã góp phần thúc đẩy thương mại nội khối, ngồi khối và tổng thương mại nói chung của ASEAN. Năm 2015, theo số liệu từ trang web chính thức của ASEAN, thương mại nội khối ASEAN đạt khoảng 544 nghìn tỷ USD, chiếm 25% so với tổng thương mại tới tất cả các thị trường của các nước ASEAN. Thương mại Việt Nam sang và nước ASEAN đạt gần 42 nghìn tỷ
USD, chiếm gần 13% tổng giá trị thương mại tới tất cả các thị trường của Việt Nam trong năm. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang các thị trường ASEAN chiếm 11% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (đạt 18 nghìn tỷ).
Biểu 5.6. Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang một số nước ASEAN (Nguồn: Trung tâm
thương mại quốc tế - ITC)
Thương mại nội khối đối với nhóm ngành chè, các phê, nước uống (mã 09) chiếm 24% so với tổng thương mại nói chung. Đối với ngành chè, thuế suất trung bình của các thị trường trong khối ASEAN luôn thấp hơn so với nhiều trung bình chung tồn thế giới. Theo WTO, năm 2019, trung bình thuế suất của 50 nước trên thế giới áp dụng đối với sản phẩm chè Việt Nam là 13,8%, cịn con số trung bình của các nước ASEAN dành cho chè Việt Nam chỉ khoảng 0,5%. Theo số liệu thống kê từ mơ hình, ở mức ý nghĩa 1%, khi quốc gia nhập khẩu là thành viên của ASEAN, thì giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang các nước này tăng lên tới 3,79 lần, tương đương với 379%. Điều này càng khẳng định chắc chắn ý nghĩa của việc mở cửa thương mại và tham gia ký kết hiệp định thương mại khu vực có ý nghĩa vơ cùng lớn đối với xuất khẩu chè Việt Nam nói riêng và sự phát triển chung của tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Mười lăm, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) nhập khẩu chè Việt Nam nhiều hơn
khu vực khác. Hiện tại, bốn FTA lớn (EU, NAFTA, MERCOSUR và AFTA) chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu và 63% tổng giá trị nhập khẩu trên thế giới.7 Theo kết quả nghiên cứu này thì nếu quốc gia nhập khẩu là thành viên của Liên minh Châu Âu thì giá trị xuất khẩu chè Việt Nam tăng lên tới 130%. Do thị trường EU là thị trường có nhu cầu tiêu thụ chè cao, hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu chè, trong đó có Việt Nam. Tính trung bình, lượng chè tiêu thụ ở Châu Âu lên tới 229.000 tấn/năm trong giai đoạn 2011-2013 (theo số liệu của Ủy ban Chè Quốc tế). Hiện nay, các nước Đức, Vương quốc Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè. Người dân có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt. Khí hậu của Châu Âu khơng phù hợp để trồng chè, do