QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ĐVT: triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) I. Vốn huy động 172.332 100,00 191.547 100,00 226.766 100,00 19.215 11,71 35.219 18,39 1. TG TCTD 956 0,55 6.938 3,62 150 0,07 5.982 625,73 (6.788) (97,84) 2. TG TCKT 28.956 16,80 18.840 9,84 51.982 22,92 (10.116) (34,94) 33.142 175,91
3. Tiền gửi cá nhân 1.825 1,06 4.982 2,60 10.235 4,51 3.157 172,99 5.253 105,44
4. Tiền gửi tiết kiệm 135.105 78,40 150.428 78,53 118.281 52,16 15.323 11,34 (32.147) (21,37)
5. Phát hành GTCG 5.490 3,19 10.359 5,41 46.118 20,34 4.869 88,69 35.759 345,20
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL TG TCTD: Tiền gửi của Tổ chức tín dụng TG TCKT: Tiền gửi của Tổ chức kinh tế GTCG: Giấy tờ có giá, NV: Nguồn vốn
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 36 SVTH: Huỳnh Kim An
4.1.1.1. Vốn huy động:
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên NHN0 & PTNT TXVL đã rất nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay hiện nay.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động nên từ năm 2004 - 2006 NHN0 & PTNT TXVL đã cố gắng giữ vốn huy động luôn ổn định và tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 vốn huy động đạt 172.332 triệu đồng, đến năm 2005 vốn huy động là 191.547 triệu đồng nghĩa là vốn huy động năm 2005 đã tăng 19.215 triệu đồng hay tăng 11,15%. Cơng tác huy động vốn ngày càng có hiệu quả thể hiện vào năm 2006, vốn huy động đã tăng cao hơn đạt 226.766 triệu đồng tức là đã tăng 35.219 triệu đồng hay tăng 18,39% so với năm 2005. Trong nguồn vốn huy động thì chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn thị xã và các hộ ven ngoại ơ Thị xã Vĩnh Long. Bên cạnh đó thì cũng có từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng và phát hành GTCG.
Để hiểu một cách rõ ràng hơn về nguồn vốn huy động ta hãy đi vào phân tích từng phần cụ thể:
* Tiền gửi của Tổ chức tín dụng:
Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước. Nhưng ở đây NHN0 & PTNT TXVL là ngân hàng cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là NHNo & PTNT Tỉnh Vĩnh Long. Chính vì là ngân hàng cấp 2 nên ngân hàng khơng có khoản vay từ Ngân hàng Nhà nước cũng như tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Ta biết rằng trong quá trình kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn hoặc thiếu vốn. Và hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 37 SVTH: Huỳnh Kim An
cũng khơng ngồi tình trạng đó. Đối với ngân hàng, cũng có lúc ngân hàng tập trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó lãi tiền gửi vẫn phải trả, cũng có khi nhu cầu vay vốn lớn mà khả năng ngân hàng khơng thể đáp ứng được. Vì vậy, trong những trường hợp trên ngân hàng cũng có thể tiếp tục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay của các ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn nhằm khơi phục khả năng thanh tốn của ngân hàng.
Trong 3 năm qua NHN0 & PTNT TXVL huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất khơng đổi duy trì ở mức 0,20%/tháng. Năm 2004 với số tiền là 956 triệu đồng, sang năm 2005 tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHN0 & PTNT TXVL đã tăng lên rất cao so với năm 2004 là 6.938 triệu đồng tức là đã tăng 625,73%. Nhưng đến năm 2006 con số này đã giảm đáng kể với số tiền là 150 triệu đồng tức đã giảm 97,84% so với năm 2005. Cũng như đã nêu ở phần trên đây là loại tiền gửi tạm thời của các tổ chức tín dụng nên có những biến động như trên là điều bình thường.
* Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của TCKT là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Trong xu thế phát triển của xã hội, các TCKT thường có mối quan hệ rộng, do vậy mà quan hệ thanh toán cũng thường phổ biến và phải giao dịch với khách hàng của các TCKT với số tiền khá lớn. Ngày nay đa số các TCKT đều mở TKTG tại các ngân hàng nơi mà họ tín nhiệm, tin tưởng nhất, mà thường là tiền gửi không kỳ hạn để trả lương cho công nhân qua máy ATM, làm giảm một phần chi phí trong việc phát lương, làm cơng tác phí khi đi xa không cần mang theo nhiều tiền mà chỉ cần có tấm thẻ ATM là có thể rút tiền được, đảm bảo sự an toàn, thuận tiện và giảm nhiều chi phí.
Lượng tiền gửi thanh tốn của các TCKT 3 năm qua có mức lãi suất khơng đổi (0,20%/tháng), tuy nhiên lượng tiền gửi này cũng có nhiều biến động. Cụ thể như sau:
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 38 SVTH: Huỳnh Kim An
Năm 2004 tiền gửi của TCKT tại ngân hàng là 28.956 triệu đồng nhưng đến năm 2005 lại giảm còn 18.840 triệu đồng, tức là trong năm 2005 vốn huy động từ TCKT đã giảm 10.116 triệu đồng tương đương giảm 34,94%. Nhưng đến năm 2006 con số này lại tăng lên đột biến là 51.982 triệu đồng, tức là đã tăng 175,91% hay tăng 33.142 triệu đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, phần lớn lượng tiền gửi của TCKT là tiền gửi khơng kỳ hạn, vì vậy hiệu quả mà nó đem lại cho ngân hàng cũng không lớn lắm. Bởi lẽ với lượng tiền gửi khơng kỳ hạn thì ngân hàng không thể chủ động trong khâu sử dụng số tiền này vào hoạt động cho vay. Năm 2005 số tiền huy động từ TCKT có giảm là do có sự cạnh tranh gay gắt về thị phần của các ngân hàng.
* Tiền gửi của cá nhân:
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin, các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng, vì vậy đã kích thích các cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn, để thực hiện các giao dịch và thanh toán qua ngân hàng.
Ta thấy lãi suất tiền gửi của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế khơng có sự thay đổi với mức huy động là 0,20%/tháng. Tuy vậy, để thu hút tiền gửi cá nhân thì lãi suất này đã có sự thay đổi tăng lên từ 0,20%/tháng ở năm 2004 lên mức 0,25%/tháng ở năm 2005 và 2006.
ử
Qua bảng số liệu ta thấy: loại tiền g i này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn huy động. Ngun nhân có thể là do vì đây là loại tiền gửi khơng kỳ hạn nó được dự trữ một lượng lớn trong kho quỹ nên lãi suất thấp. Cụ thể tình hình huy động vốn từ loại tiền gửi này như sau: Năm 2004 tiền gửi cá nhân là 1.825 triệu đồng sang năm 2005 con số này tăng lên đáng kể là 4.982 triệu đồng tức là tăng 3.157 triệu đồng hay tăng 172,99%. Sang năm 2006 con số này lại tăng lên đạt 10.235 triệu đồng, như vậy tiền gửi cá nhân năm 2006 đã tăng tương đương 105,44%. Mặc dù về số tương đối thì tiền gửi cá nhân có tăng lên khá cao nhưng xét về mặt tuyệt đối thì vẫn chưa đáng kể.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 39 SVTH: Huỳnh Kim An
* Tiền gửi tiết kiệm: