Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu 4031055 (Trang 50 - 54)

4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn

4.2.4. Phân tích nợ quá hạn

Trong bất kỳ hoạt động nào cũng vậy, rủi ro là điều không thể nào tránh

lãnh đạo đặt lên hàng đầu trong mọi chiến lược kinh doanh. Riêng đối với hoạt

động của ngân hàng thì rủi ro tín dụng là rủi ro thường xuyên phát sinh và ảnh

hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Tín dụng là nghiệp vụ hàng đầu và có ý nghĩa quan trọng quyết định đến

sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó nhiệm vụ bảo toàn vốn cho vay cả gốc và lãi là vấn đề cơ bản nhất cần được các Ngân hàng quan tâm xem xét.

Một trong những dấu hiệu cơ bản nhất của rủi ro tín dụng đó là nợ quá hạn. Nợ quá hạn càng lớn thì Ngân hàng càng có nhiều nguy cơ gặp rủi ro cao trong hoạt

động tín dụng.

Qua bảng số liệu về nợ quá hạn, ta thấy nợ quá hạn tại Ngân hàng có phần

ổn định trong những năm qua (2005, 2006), nợ quá hạn của Ngân hàng không

cao và đạt được mục tiêu đặt ra .

Năm 2005, nợ quá hạn giảm 205 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn giảm 125 triệu đồng, còn nợ quá hạn trung, dài hạn giảm 80 triệu đồng. Và nếu xét theo mục đích sử dụng vốn vay thì nợ quá hạn ở cho vay sản xuất nông

nghiệp giảm 85 triệu đồng, nợ quá hạn đối với cho vay sản xuất kinh doanh giảm 71 triệu đồng, nợ quá hạn ở cho vay tiêu dùng giảm 39 triệu đồng,… Đây là kết quả của công tác thẩm định cho vay, theo dõi quá trình thực hiện khoản vay ngày càng được cán bộ Ngân hàng thực hiện chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ tín dụng đã tích cực trong việc đơn đốc khách hàng trả nợ …Năm 2005 cũng là năm đánh dấu

bước phát triển đáng mừng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, là kết quả của sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng, sự nhiệt tình khéo léo và tích cực trong cơng việc. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng đã thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, giúp cho nợ quá hạn năm 2005 giảm xuống.

Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN

ĐVT: Triệu đồng So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng nợ quá hạn 727 522 1.301 -205 -28,20 779 149,23

Ngắn hạn 508 383 1.040 -125 -24,61 657 171,54

Trung dài, hạn 219 139 261 -80 -31,96 122 87,77

Bảng 10: NỢ QUÁ HẠN THEO MỤC ĐÍCH VAY

ĐVT: Triệu đồng

So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nợ quá hạn 727 522 10301 -205 -28,20 779 149,23 Nông nghiệp 241 156 435 -85 -35,36 279 179,34 Sản xuất kinh doanh 231 160 405 -71 -30,68 245 152,88 Tiêu dùng 180 141 342 -39 -21,51 201 142,77 Mục đích sử dụng khác 76 65 120 -11 -14,55 55 84,29

Đến năm 2006, nợ quá hạn lại tăng lên so với năm 2005, tăng 779 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó nợ quá hạn ngăn hạn tăng 657 triệu đồng, nợ

quá hạn trung, dài hạn tăng 122 triệu đồng. Xét theo mục đích sử dụng vốn vay thì nợ quá hạn đối với cho vay sản xuất nông nghiệp tăng 279 triệu đồng, cho vay sản xuất kinh doanh tăng 245 triệu đồng, và đối với cho vay tiêu dùng tăng 201 triệu đồng. Năm 2006, tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên đáng kể, quy mô hoạt

động của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Do địa bàn hoạt động lớn, cán bộ tín

dụng cịn thiếu, việc sản xuất nơng nghiệp cũng gặp khó khăn… Từ đó làm tiến

độ trả nợ chậm lại, làm ảnh hưởng đến quá trình thu nợ của ngân hàng. Vì thế

làm cho nợ quá hạn tăng lên vào năm 2006.

Một phần của tài liệu 4031055 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)