CHƢƠNG 3 .PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Một số mơ hình ứng dụng trong việc đánh giá giá trị của doanh
3.1.1 Mơ hình theo giá trị doanh nghiệp:
Để đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa lên giá trị doanh nghiệp, Sung C.Bae và Taek Ho Kwon (2007, 2008) đã đưa trực tiếp mơ hình hồi quy giá trị doanh nghiệp FV theo các biến liên quan: tổng tài sản, chi phí R&D, độ lệch chuẩn của lợi nhuận chứng khốn hàng ngày, mối quan hệ của các cổ đơng lớn, địn bẩy tài chính, biến đa dạng hóa,…
FVi = a0 + a1LASSTi + a2RNDPSi + a3SRSTDi + a4OWN + a5LEVi + a6CDXi + ε Trong đó:
FV = Giá trị vốn hóa thị trường + Tổng nợ
Với mơ hình này, tác giả so sánh giá trị của các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa và doanh nghiệp đơn ngành. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp đa dạng hóa, tác giả cịn chia ra hai loại là đa dạng hóa liên kết và đa dạng hóa khơng liên kết để đánh giá mức ảnh hưởng của từng loại lên giá trị của doanh nghiệp như thế nào.
3.1.2 Mơ hình đánh giá giá trị doanh nghiệp theo bội số (multiplier):
Để đánh giá ảnh hưởng của việc đa dạng hóa lên giá trị doanh nghiệp, Berger và Ofeck (1995) đã tính tốn giá trị doanh nghiệp kỳ vọng bằng cách giả định mỗi ngành kinh doanh là một doanh nghiệp riêng lẽ, từ đó so sánh tổng giá trị kỳ vọng này với giá trị thu được từ thực nghiệm. Chênh lệch đó gọi là giá trị vượt trội
Mơ hình hồi quy như sau:
EXVALi = β0 + β1DDHi+ β2QUYMOi+ β3iDONBAYi+ β4CHIACOTUCi+ β5BIENDOi+ εi
Trong đó, FV là giá trị doanh nghiệp có được từ số liệu thực tế, và IFV là giá trị doanh nghiệp kỳ vọng. Theo Berger và Ofeck (1995), hiệu lực của phương pháp bội số này phụ thuộc vào chính sách cơng bố thơng tin của nhà quản lý. Lý thuyết về quyết định công khai thông tin của nhà quản lý, cho rằng nhà quản lý có động lực báo cáo sai dữ liệu cả về nhà đầu tư và đối thủ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm của từng đơn vị. Mức độ sai lệch phụ thuộc vào quyết định của nhà quản lý khi phân bổ tiền vào các đơn vị đó. Vì tài sản của mỗi đơn vị phải được báo cáo rõ ràng, nên ít có sai lệch. Nhà quản lý được phép phân bổ doanh thu, mà cao hơn nữa là quyết định phân bổ chi phí, vì thế phân khúc doanh thu và lợi nhuận (doanh thu trừ chi phí) dễ dàng bị thao túng. Givoly, Hayn, và D’Souza (1993) đánh giá “chất lượng” của báo cáo theo ngành, với “chất lượng” được định nghĩa như là sự khác biệt giữa mối tương quan của biện pháp đo lường kế tốn được tính tốn theo từng ngành với tổng thể và mối tương quan của đo lường giá trị đơn ngành trong cùng một ngành với giá trị tổng thể. Từ đó có một số bằng chứng cho thấy phân khúc thu nhập không đáng tin cậy như phân khúc doanh thu và tài sản. Tuy nhiên, bội số tính theo thu nhập để tính giá trị kỳ vọng do được tính trực tiếp từ lợi nhuận hiện tại, nêncó lợi thế hơn so với tính theo doanh thu và tài san. Do vậy, với phương pháp này cần phải báo cáo kết quả cho cả ba loại bội số là lợi nhuận, doanh thu và tài sản. Kế thừa mơ hình của Berger và Ofeck (1995), Andre J.Bate (2007) đã phát triển và tính thêm hiệu suất vượt trội (Excess Performance)
Mơ hình hồi quy:
Với EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế thực tế và IEBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế kỳ vọng. Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác lên giá trị doanh nghiệp, tác giả đưa thêm các biến khác vào mơ hình hồi quy, bao gồm: Biến đa dạng hóa; quy mơ doanh nghiệp; chia cổ tức; địn bẩy; tài sản vơ hình; lợi nhuận tổ chức.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng ứng dụng mơ hình của Berger và Ofeck (1995) để đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp, như là Antonio Galvan và Julio Pindado (2007).
3.1.3 Hệ số q của Tobin (Tobin’s Q):
Hệ số này được phát triển bởi James Tobin (1969) và được đo bằng tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của một giá trị tài sản hữu hình:
Tỷ số này đo lường một cách chính xác kỳ vọng thị trường đối với lợi nhuận thu về từ tài sản hữu hình cũng như tăng trưởng lợi nhuận sau đó.
Lý thuyết Tobin’s Q cho rằng, doanh nghiệp nên tiếp tục mở rộng kinh doanh đa ngành nếu có hệ số này lớn hơn 1 và ngược lại.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, khi tính tốn giá tri q địi hỏi phải giả định về mức trích khấu hao và tỷ lệ lạm phát để dự đoán giá trị thay thế toàn bộ tài sản. Ngoài ra, nghiên cứu định giá của giá trị q không được điều chỉnh theo từng ngành bất chấp có sự thay đổi lớn trong ngành. Tuy nhiên, nỗ lực điều chỉnh theo từng ngành q gặp khó khăn, vì giá trị phân khúc thị trường hoặc giá trị thay thế cũng khơng thể tính được trực tiếp từ dữ liệu có sẵn. Ngồi ra, nghiên cứu theo sự kiện và nghiên cứu đánh giá tác động lên giá trị sử dụng tỷ lệ Tobin’s q, chỉ cung cấp một mức giới hạn các cơ hội để kiểm tra các nguồn lực sẽ tăng lên hay mất đi của việc đa dạng hóa.
Kế thừa lý thuyết này, Sheng-Syan Chen, Kim Wai Ho (2000) đã nghiên cứu trên các doanh nghiệp ở Singapoređể tìm sự tương quan giữa hệ số Tobin’s Q và mức độ đa dạng hóa, và đồng thời cũng so sánh hệ số Tobin’s Q giữa doanh nghiệp
đơn ngành và doanh nghiệp đa ngành để tìm ra sự khác biệt trong giá trị của các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa.
3.1.4 Valueit:
Antonio Galvan và Julio Pindado (2007) đã đưa ra mơ hình giá trị kết hợp giữa mức độ và hình thức đa dạng hóa như sau:
Valueit = α0 + α1Diverit + α2Invit + α3Debtit + α4Divit + α5Intangit + α6CFit + α7Sizeit + εit
Tác giả đã dùng mơ hình này kết hợp với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp ở Châu Âu từ năm 1990 – 2003, để kiểm tra một vài giả thuyết:
1. Theo giả thuyết về sức mạnh thị trường và thị trường vốn nội bộ hiệu quả, có mối tương quan dương giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm của tác giả lại khơng ủng hộ cho giả thuyết này, nó lại ủng hộ cho giả thuyết về thị trường vốn nội bộ kém hiệu quả, do sự đầu tư quá mức vào những dự án không hiệu quả, cũng như việc sử dụng chi phí quá nhiều của nhà quản lý, sự xung đột về ý tưởng kinh doanh giữa các nhà quản lý thuộc các ngành khác nhau, v.v…
2. Theo những tranh luận xung quanh sự tồn tại mức độ tối ưu của đa dạng hóa, thì giả thuyết cho rằng giá trị doanh nghiệp ban đầu sẽ tăng, sau đó dừng lại tại điểm dừng và rồi giảm xuống khi mức độ da dạng hóa tăng lên. Kết quả thực nghiệm của tác giả đã ủng hộ giả thuyết này khi tác giả tìm ra được điểm dừng là 0.6362, trước điểm này thì các doanh nghiệp đa dạng hóa tăng thêm giá trị, nhưng sau đó thì giảm đi.
3. Đa dạng hóa liên kết có ảnh hưởng dương nhiều hơn (hoặc âm ít hơn) so với doanh nghiệp đa dạng hóa khơng liên kết. Và kết quả thực nghiệm của tác giả đã ủng hộ giả thuyết này, khi hệ số tương quan dương của doanh nghiệp đa dạng hóa khơng liên kết nhỏ hơn so với hệ số của doanh nghiệp đa dạng hóa liên kết.