Biến phụ thuộc và biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 36 - 40)

CHƢƠNG 3 .PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Biến và giả thuyết nghiên cứu:

3.3.1 Biến phụ thuộc và biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu:

Việc chọn các biến sử dụng đưa vào mơ hình hồi quy xuất phát từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây để đảm bảo kết quả phù hợp và có thể so sánh được với những nghiên cứu khác.

3.3.1.1 Các biến phụ thuộc của mơ hình hồi quy:

Kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả dùng giá trị vượt trội EXVAL (Excess Value) và hiệu quả vượt trội EXPER (Excess Performance) là biến phụ thuộc để đánh giá so sánh giá trị giữa doanh nghiệp đơn ngành và doanh nghiệp đa ngành trong cùng một giai đoạn, EXVAL/EXPER được tính bằng chênh lệch giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọngcủa doanh nghiệp. Nếu EXVAL/EXPER của doanh nghiệp đa ngành lớn hơn so với doanh nghiệp đơn ngành thì cho ta thấy rằng việc đa dạng hóa sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, và ngược lại.

Ngoài ra, để kiểm chứng lại một lần nữa kết quả nghiên cứu, tác giả có sử dụng thêm một mơ hình hồi quy khác dựa theo biến phụ thuộc là hệ số Tobin’q.

EXVAL–là giá trị vượt trội (Excess Value) – theo Berger và Ofeck (1995)

EXVAL được tính bằng chênh lệch của giá trị doanh nghiệp thực tế (FV) và giá trị doanh nghiệp kỳ vọng (IFV). Giá trị vượt trội EXVAL được tính bằng ln của giá trị thực tế trên giá trị kỳ vọng, kết quả thể hiện giá trị doanh nghiệp đạt được hoặc mất đi sau khi thực hiện đa dạng hóa. EXVAL dương thể hiện giá trị doanh nghiệp tăng, EXVAL âm thể hiện giá trị doanh nghiệp giảm.

Theo Berger và Ofeck (1995), IFV được tính dựa vào bội số ngành, mỗi ngành kinh doanh trong một doanh nghiệp đa ngành được xem như là một doanh nghiệp đơn ngành độc lập. Đểkết quả được tin cậy ở mức cao thì IFV phải được tính theo ba số nhân là doanh thu, tài sản và lợi nhuận. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu là trong các báo cáo của các doanh nghiệp đa ngành, tác giả không thấy được số liệu về phân bổ tài sản theo từng ngành nên khơng thể tính IFV theo bội số của tài sản được. Với lý do đó, tác giả chỉ có thể kiểm tra EXVAL theo hai giá trị là doanh thu và EBIT. Với:

Trong đó,

FV = (giá sổ sách của nợ ngắn hạn + giá sổ sách của nợ dài hạn + giá sổ sách của vốn cổ phần ưu đãi + giá thị trường của vốn cổ phần).

+ Giá sổ sách của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn: số liệu này được trích từ bảng báo cáo tài chính hàng năm của từng doanh nghiệp.

+ Giá sổ sách của vốn cổ phần ưu đãi: Do hiện nay, thông tin về cổ phần ưu đãi còn rất hạn chế và hầu như khơng có ở các doanh nghiệp, nên giá trị này tác giả bỏ qua và xem như bằng 0.

+ Giá trị thị trường của vốn cổ phần = số lượng cổ phiếu x giá cổ phiếu bình quân của 30 ngày giao dịch trước ngày kết thúc năm báo cáo tài chính.

Với số lượng cổ phiếu hàng năm được báo cáo trong bảng báo cáo tài chính, và giá cổ phiếu mỗi ngày được trích ra từ lịch sử giá cổ phiếu của dữ liệu do các trang web http://www.fpts lưu trữ.

Và IFV được tính theo hai giá trị:

IFV theo doanh thu = ∑ thu của ngành x bội số của giá trị doanh nghiệp theo ngành.

+ Doanh thu của ngành: được lấy từ bảng báo cáo thường niên của từng doanh nghiệp trong từng năm. Tùy mỗi doanh nghiệp, có báo cáo ghi số lượng cụ thể theo từng ngành, có báo cáo ghi tỷ lệ phần trăm của mỗi ngành, và từ căn cứ này tác giả sẽ tính ra doanh thu cho từng ngành cụ thể.

+ Bội số giá trị doanh nghiệp theo ngành = trung bình theo ngành của (FV/doanh thu).

Tương tự để tính IFV theo EBIT và như vậy, mơ hình hồi quy (1) sẽ cho ra 2 giá trị của EXVAL theo doanh thu và theo EBIT.

EXPER – là hiệu quả vượt trội (Excess Performance) được tính như sau:

EXPER = (EBIT thực tế - EBIT kỳ vọng)/doanh thu

+ EBIT thực tế: được trích từ bảng báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, thông thường trong bảng báo cáo này doanh nghiệp chỉ báo cáo lợi nhuận trước

thuế và do vậy, tác giả cộng thêm phần lãi vay vào để có được lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT.

+ EBIT kỳ vọng = ∑ thu của ngành x bội số của EBIT của ngành. + Bội số EBIT của ngành = trung bình theo ngành của (EBIT/doanh thu)

Tobin’s q: hệ số này được tính như sau:

Từ phân tích trên, tác giả đưa ra bảng tổng hợp các biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu này như sau:

Bảng 3.1.1 Bảng tổng hợp các biến phụ thuộc

Số thứ tự Tên biến Tiếng Anh Ký hiệu

1 Giá trị vượt trội Excess Value EXVAL

2 Hiệu quả vượt trội Excess Performance EXPER

3 Hệ số Tobin Tobin’s q Tobin’s q

3.3.1.2 Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình:

Các biến độc lập, biến kiểm soát được sử dụng trong nghiên cứu này là những biến phổ biến, căn cứ vào những nghiên cứu của Andry J.Bate (2007), Sung C.Bate và Tae Ho Kwon (2008), Seng Syan Chen và Kim Wai Ho (2000).

DDH – biến giả đa dạng hóa để đo lường mức độ đa dạng hóa của doanh

nghiệp, tác giả dùng biến giả để đo lường, biến này bằng 1 nếu doanh nghiệp có nhiều ngành khác nhau được sắp xếp trong bảng phân ngành, bằng 0 nếu ngược lại.

{

QUYMO – quy mô doanh nghiệp để đo lường quy mô của doanh nghiệp, tác

giả dựa vào giá trị của tổng tài sản, ở đây quy mơ được tính bằng logarit của tổng tài sản doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của J.Bate (2007), quy mơ doanh nghiệp cịn được tính theo tổng doanh thu, tuy nhiên cách tính này chỉ phục vụ trong trường hợp tính giá trị/hiệu quả vượt trội theo biến điều chỉnh là tài sản từng ngành của doanh nghiệp. Mà việc thu thập dữ liệu tài sản theo từng ngành ở Việt Nam gặp rất

nhiều khó khăn do khơng có cơ sở để chia tách. Do vậy, tác giả đã khơng tính giá trị/hiệu quả vượt trội theo biến điều chỉnh là tài sản vào để chạy mơ hình và cũng khơng áp dụng cách tính quy mơ theo tổng doanh thu của doanh nghiệp.

DONBAY – địn bẩy được tính bằng chênh lệch của giá trị sổ sách của tổng

nợ trên tổng tài sản.

CHIACOTUC – biến giả chia cổ tức tác giả dùng biến giả, biến này có giá

trị bằng 1 nếu doanh nghiệp chi trả cổ tức trong năm đó và bằng 0 nếu ngược lại.

{

BIENDO– biên độ lợi nhuận biến này thể hiện khả năng sinh lợi của doanh

nghiệp vàđược tính bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT trên doanh thu.

Biến về tài sản vơ hình: được tính bằng giá trị tài sản vơ hình chia cho tổng

tài sản theo sổ sách. Tài sản vơ hình bao gồm chất lượng quản lý, những cơ hội tăng trưởng, thương hiệu, thị trường,… nó thể hiện giá trị của doanh nghiệp nhưng không thơng qua bảng báo cáo tài chính. Biến này có mối tương quan dương với giá trị vượt trội và hiệu quả vượt trội, vì nếu những doanh nghiệp đầu tư mạnh vào tài sản vơ hình thì sẽ có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm của bảng báo cáo tài chính của Việt Nam, thì sự phân chia tài sản vơ hình khơng đúng với u cầu của tác giả, chính vì sự khó khăn khi thu thập số liệu và số liệu có được cũng không phù hợp nên tác giả đã không đưa biến này vào nghiên cứu.

Bảng 3.1.2 Bảng tổnghợp các biến độc lập

Tên biến Tên Tiếng Anh Ký hiệu

Biến giả đa dạng hóa Diversification dummy DDH

Biến quy mô doanh nghiệp Size QUYMO

Biến đòn bẩy Leverage DONBAY

Biến giả chia cổ tức Dividend dummy CHIACOTUC Biến biên độ lợi nhuận Operating margin BIENDO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)