CHƢƠNG 4 .NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Phân tích đơn biến
Trước tiên, để có cái nhìn khái qt chung về mẫu nghiên cứu, tác giả thực hiện thống kê mô tả các biến khảo sát, bao gồm các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng tài sản, đòn bẩy, chia cổ tức, biên độ, số ngành. Bảng số liệu được chia thành hai phần, phần A mô tả số liệu của toàn doanh nghiệp của các chỉ tiêu trên, và phần B mô tả số liệu riêng từng ngành và chỉ xét riêng cho hai biến tổng doanh thu và tổng tài sản. Các biến này sẽ được đưa ra để so sánh giữa doanh nghiệp đơn ngành và doanh nghiệp đa ngành.
Bảng 4.2.1: Bảng thống kê mô tả các biến của mơ hình hồi quy:
Đơn ngành Đa ngành Giá trị P
Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị
A. Theo doanh nghiệp
Tổng doanh thu (triệu đồng) 1,965,178 1,311,139 4,075,639 1,770,345 0.0022 0.0004 Tổng tài sản (triệu đồng) 2,171,690 1,279,655 3,804,900 1,788,244 0.0042 0.0001 Đòn bẩy 0.5146 0.5500 0.6739 0.5994 0.0041 0.1187 Chia cổ tức 0.9538 1.0000 0.9747 1.0000 0.8130 0.4052 Biên độ 0.1726 0.0630 0.1140 0.0779 0.4060 0.0930 Số ngành 1 1 4.0253 4 Số quan sát 346 346 79 79 B. Theo ngành
Tổng doanh thu (triệu đồng) 1,965,178 1,311,139 1,011,987 364,431 0.0000 0.000 Tổng tài sản (triệu đồng) 2,171,690 1,279,655 943,544 414,736 0.0000 0.000
Số liệu từ bảng kết quả trên cho ta thấy, khi xét trên góc độ tồn doanh nghiệp, bình quân của tổng tài sản và tổng doanh thu của doanh nghiệp đa ngành lớn hơn so với doanh nghiệp đơn ngành, do vậy có thể nói, kết quả kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp đa ngành lớn hơn so với doanh nghiệp đơn ngành.
Tuy nhiên, khi xét trên góc độ thống kê theo ngành, tổng tài sản và doanh thu bình quân từng ngành của doanh nghiệp đơn ngành lớn hơn của doanh nghiệp đa ngành. Điều này cho thấy rằng, mặc dù quy mô và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đa ngành rất lớn nhưng khi xét theo từng ngành riêng lẽ thì bình quân mỗi
ngành kinh doanh chỉ được phân phối một lượng giá trị tài sản thấp hơn và kết quả kinh doanh mang lại cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp đơn ngành. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Andre J.Bate (2007) khi so sánh giá trị của doanh nghiệp đơn ngành và doanh nghiệp đơn ngành.
Đối với chỉ tiêu địn bẩy, bình qn của doanh nghiệp đa ngành lớn hơn so với doanh nghiệp đơn ngành nếu được xét với mức ý nghĩa 15%, kết quả này phù hợp với mơ hình của Shleifer và Vishny (1992). Kết quả này có được, có thể là do các doanh nghiệp đa ngành khai thác được những nguồn tài trợ nợ dồi dào hơn so với doanh nghiệp đơn ngành, một phần là vì doanh nghiệp đa ngành thường có quy mơ lớn nên có uy tín nhiều hơn do vậy dễ dàng huy động nợ hơn, hoặc có thể là vì các doanh nghiệp đa ngành sẽ có nhiều cơ hội cũng như khả năng tiếp cận để đầu tư vào các dự án và đây là lý do để các doanh nghiệp này đi vay nợ.
Còn đối với chỉ tiêu về chia cổ tức và chỉ tiêu biên độ lợi nhuận, xét đơn thuần về mặt số liệu thì bình quân của doanh nghiệp đa ngành lớn hơn so với doanh nghiệp đơn ngành. Tuy nhiên, xét về mặt thống kê thì kết quả này khơng có ý nghĩa nên vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận rằng mức chênh lệch giữa hai giá trị khác 0 và có ý nghĩa.
Tiếp theo, để nhìn thấy được sự biến động theo thời gian, tác giả trình bày bảng dữ liệu để so sánh giá trị vượt trội bình quân theo từng năm trong giai đoạn từ 2006-2011của doanh nghiệp đơn ngành và doanh nghiệp đa ngành trong mẫu khảo sát cho các biến khảo sát là doanh thu, tài sản và lợi nhuận.
Bảng 4.2.2: Mô tả biến giá trị vƣợt trội của doanh nghiệp theo thời gian
Doanh nghiệp đơn ngành Doanh nghiệp đa ngành P-value về chênh lệch giá trị trung bình của DN đơn ngành và DN đa ngành Giá trị vượt trội trung bình quan Số
sát
Giá trị vượt trội trung bình quan Số sát
Năm Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận
2006 0.14083 0.21305 26 0.09833 0.50578 4 2007 0.44121 0.34782 37 0.24779 -0.14146 7 2008 - 0.20964 -0.07378 53 -0.47578 -0.34696 13 2009 0.18974 -0.02673 67 -0.02633 -0.52735 17 2010 - 0.02715 -0.07590 80 -0.40117 -0.38448 19 2011 - 0.23392 -0.28968 83 -0.69392 -0.35275 19 2006-2011 0.00001 -0.03564 346 -0.32040 -0.33481 79 0.0100 0.0130
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong giai đoạn những năm 2006 -2008, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh và nhất là sự kiện gia nhập WTO 2007 khiến cho các nhà đầu tư quá lạc quan vào tình hình phát triển kinh tế. Với mong muốn đón đầu xu thế phát triển, họ khơng ngừng mở rộng và thâm nhập vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau mặt cho ngành đó khơng liên quan và khơng thuộc sở trường của mình. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế 1 năm sau đó kéo theo tình trạng tồi tệ của các doanh nghiệp đơn ngành lẫn đa ngành, giá trị doanh nghiệp liên tục bị giảm xuống. Đến năm 2011, giá trị vượt trội ở mức thấp nhất. Mặt khác, trong suốt giai đoạn 2006 - 2011, giá trị vượt trội tính theo biến doanh thu của doanh nghiệp đơn ngành luôn luôn lớn hơn so với doanh nghiệp đa ngành, và khi tính trung bình chung cho cả giai đoạn này, giá trị vượt trội của doanh nghiệp đơn ngành là tăng 0,001% trong khi của doanh nghiệp đa ngành là giảm 32%.
Đối với trường hợp giá trị vượt trội tính theo biến lợi nhuận trước lãi vay và thuế, tác giả cũng nhận thấy giá trị bình quân của các doanh nghiệp đa ngành giảm nhiều hơn so với doanh nghiệp đơn ngành (chỉ có một trường hợp ngoại lệ giá trị vượt trội của doanh nghiệp đơn ngành thấp hơn là của năm 2006), và khi tính trung bình chung cho cả giai đoạn, giá trị vượt trội của doanh nghiệp đơn ngành là giảm 3,5% trong khi của doanh nghiệp đa ngành là giảm 33%.
Kết quả trên cho thấy rằng, việc đa dạng hóa của các doanh nghiệp sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp bị giảm đi. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở các thị trường khác, cụ thể là đối với nghiên cứu ở thị trường các doanh nghiệp của New Zealand giá trị vượt trội tính theo doanh thu của doanh nghiệp đơn ngành là tăng 11%, của doanh nghiệp đa ngành là giảm 32%, còn giá trị vượt trội tính theo lợi nhuận đối với doanh nghiệp đơn ngành là tăng 34%, của doanh nghiệp đa ngành là giảm 83%.
Theo nghiên cứu của Berger và Ofeck (1995), khi tính ra kết quả của giá trị vượt trội EXVAL, thì các ơng cho rằng việc đa dạng hóa sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp bị giảm đi từ 13% đến 15% so với doanh nghiệp đơn ngành.