Mơ hình hồi quy tác động cố định:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 4 .NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Kết quả một số mơ hình hồi quy khác:

4.4.1 Mơ hình hồi quy tác động cố định:

Tác giả thực hiện chạy mơ hình hồi quy cố định theo biến thời gian và biến công ty, để xét xem các yếu tố không được khảo sát do ảnh hưởng của thời gian và đặc điểm cơng ty có tạo ra sự sụt giảm giá trị hay khơng. Đầu tiên, tác giả thực hiện hồi quy cố định theo từng biến một là biến công ty rồi đến biến thời gian, tiếp theo sau đó sẽ cố định cả hai biến:

Bảng 4.5.1 Kết quả mơ hình hồi quy khi cố định biến công ty:

(1.1) EXVAL-DT (1.2) EXVAL-LN (2) EXPER

Biến Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P

Hằng số cố định (C) 2.559156 0.0106 3.463968 0.0005 -0.194123 0.4229

Đa dạng hóa (DDH) -0.194974 0.3731 -0.028588 0.8952 0.001084 0.9837

Quy mô theo tổng tài sản (QUYMO) -0.464393 0.0037 -0.589360 0.0002 0.038983 0.3130

Đòn bẩy (DONBAY) -0.093449 0.4850 0.042497 0.7487 -0.048684 0.1349

Biến giả chia cổ tức (CHIACOTUC) 0.325593 0.0271 0.007610 0.9583 0.019407 0.5826

Biên độ lợi nhuận (BIENDO) -0.066237 0.4099 -0.050827 0.5236

R – squared 63.7% 57.3% 43.8%

R - squared điều chỉnh 51.8% 43.0% 25.1%

Bảng 4.5.2 Kết quả mơ hình hồi quy khi cố định biến thời gian:

(1.3) EXVAL-DT (1.4) EXVAL-LN (2) EXPER

Biến Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P

Hằng số cố định (C) -1.841209 0.0001 -0.788039 0.0659 -0.190855 0.0441

Đa dạng hóa (DDH) -0.379101 0.0000 -0.333575 0.0001 -0.047251 0.0119

Quy mô theo tổng tài sản (QUYMO) 0.311597 0.0000 0.146810 0.0207 0.043168 0.0022

Đòn bẩy (DONBAY) -0.070882 0.5481 0.474941 0.0000 -0.121060 0.0000

Biến giả chia cổ tức (CHIACOTUC) -0.042321 0.7947 -0.445029 0.0039 0.039380 0.2448

Biên độ lợi nhuận (BIENDO) 0.187850 0.0000 0.064165 0.0535

R – squared 20.7% 15.6% 9.7%

Bảng 4.5.3 Kết quả hồi quy cố định biến thời gian và biến công ty:

(1.1) EXVAL-DT (1.2) EXVAL-LN (2) EXPER

Biến Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P

Hằng số cố định (C) -2.991575 0.0146 -1.704524 0.1942 -0.155317 0.6463

Đa dạng hóa (DDH) -0.091989 0.6304 0.057202 0.7808 0.004248 0.9362

Quy mô theo tổng tài sản (QUYMO) 0.455269 0.0213 0.264531 0.2121 0.031885 0.5596

Đòn bẩy (DONBAY) 0.123229 0.2984 0.196922 0.1227 -0.046683 0.1557

Biến giả chia cổ tức (CHIACOTUC) 0.121037 0.3558 -0.137050 0.3310 0.022369 0.5333

Biên độ lợi nhuận (BIENDO) -0.052266 0.4577 -0.046725 0.5370

R – squared 73.1% 62.9% 45.8%

R - squared điều chỉnh 64.5% 49.6% 26.8%

Kết quả từ bảng 4.5.1 cho thấy rằng, mặc dù các hệ số ở biến đa dạng hóa đều âm nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê, nên chưa có bằng chứng để khẳng định rằng các đặc điểm của doanh nghiệp đa ngành ảnh hưởng đến sự sụt giảm giá trị và hiệu quả doanh nghiệp. Trong khi đó, kết quả của bảng 4.5.2 cho ta khẳng định rằng, các đặc điểm phát sinh theo thời gian, chẳng hạn: tình hình phát triển kinh tế, việc gia nhập các tổ chức kinh tế, sự thay đổi các chính sách,…trong những giai đoạn khác nhau có ảnh hưởng đến sự sụt giảm giá trị và hiệu quả của doanh nghiệp đa ngành, thể hiện qua các hệ số của biến đa dạng hóa âm và có ý nghĩa thống kê 1%.

Điều này hoàn toàn thỏa đáng, khi giai đoạn từ năm 2006 – 2011 liên tục có nhiều biến động. Trong giai đoạn ban đầu (2006 – 2008), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức khá cao, và đặc biệt sự gia nhập tổ chức WTO vào 2007 đã hứa hẹn đưa nền kinh tế Việt Nam tiến lên tầm cao mới kịp sánh vai với các cường quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư sang các lĩnh vực mới nhằm tận dụng những ưu thế của doanh nghiệp đa ngành. Tuy nhiên, khi nền kinh tế vừa mở cửa được một năm đã gặp ngay những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thối tài chính tồn cầu. Trong giai đoạn khủng hoảng này, lần lượt những chính sách liên quan đếnlãi suất, tỷ giá, … được sửa đổi, nhằm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ. Điều này đã khiến cho những yếu kém và hạn chế trong nội tại các doanh nghiệp đa ngành dần dần bị

bộc lộ rõ nét.Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đang mở rộng đầu tư kinh doanh sang những lĩnh vực mới, đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, ngân hàng… lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong bảng 4.5.3, hệ số của biến đa dạng hóa cả ba mơ hình đều khơng có ý nghĩa thống kê. Do vậy, việc cố định các biến theo mơ hình hồi quy này chưa giải thích được sự sụt giảm giá trị và hiệu quả của các doanh nghiệp đa ngành.

Vì vậy có thể nói, giá trị và hiệu quả của những doanh nghiệp đa ngành bị giảm đi không phải do doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hóa mà vì (1) đặc điểm phát sinh theo thời gian và (2) các động cơ thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đa ngành.

Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng mặc dù đa phần các nghiên cứu đều cho rằng, kinh doanh đa ngành sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp bị sụt giảm, mặc dù vậy, vẫn cịn rất nhiều lợi ích mà đa dạng hóa mang lại, chẳng hạn: làm giảm chi phí phá sản (Shleifer và Vishny – 1992), doanh nghiệp được giảm thuế thông qua tăng tổng nợ (Lewellen – 1971), doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có nhiều lợi thế trong việc huy động vốn, tạo uy tín trên thị trường, áp đảo đối thủ cạnh tranh, tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành về công nghệ, mặt bằng, nhân lực, thiết bị,… có phải chăng những lợi ích đó là một trong số những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp lựa chọn hình thức đa dạng hóa? Tuy nhiên, trong giới hạn của mình, tác giả sẽ quan tâm đến một lý do quan trọng và được xem như một trong những động cơ mạnh mẽ nhất để các nhà quản lý quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh đa ngành, đó chính là vấn đề đại diện (agency problems).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)