Các NH duy trì một CTTC thâm dụng nợ

Một phần của tài liệu Đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ppt (Trang 46 - 135)

, gia tăng lợi nhuận

2.2.1.1 Các NH duy trì một CTTC thâm dụng nợ

Do đặc thù của ngành NH và theo quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của NHNN VN về chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, nợ phải trả của NH bao gồm: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN; tiền gửi của các TCTD khác; tiền gửi của khách hàng; các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ nợ khác; vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi; và các khoản nợ khác. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính từ năm 2006-2010 của NH như sau:

Hình 2.2: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính 30 NH TMCP VN, 2006-2010

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán của các NHTMCPVN

58.0% 58.6% 56.3% 52.3% 52.9% 30.6% 30.0% 31.2% 37.0% 37.9% 88.6% 88.6% 87.5% 89.3% 90.8% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 2006 2007 2008 2009 2010 Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản Nợ dài hạn/Tổng tài sản Nợ phải trả/Tổng tài sản

32

Qua số liệu thống kê cho thấy, từ 2006-2010, các NH có tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản rất cao, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn luôn trên 88%, và có xu hướng gia tăng, năm 2006 là 88,6%, năm 2010 tăng đến 90,8%. Tổng tài sản, và tổng nguồn vốn của các NH gia tăng nhanh chóng (theo thống kê Bảng 2.1), đóng góp vào sự gia tăng của tổng nguồn vốn đó là sự tăng trưởng của cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nhưng nợ phải trả có tốc độ tăng nhanh hơn, các NH ưa thích tài trợ bằng nợ hơn do nguồn lợi nhuận giữ lại cũng như sự gia tăng vốn tự có còn khiêm tốn, tăng nợ là phương án dường như dễ dàng hơn để tăng nguồn tài trợ cho tài sản.

Điều này được giải thích là do đặc điểm của ngành NH cũng như do khả năng huy động vốn cổ phần của các NH VN trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn hậu khủng hoảng.

Thứ nhất, do đặc điểm của ngành NH vì một trong các nghiệp vụ chính của các

NH Việt Nam là huy động tiền gửi để cho vay. Tiền gửi của khách hàng là nợ phải trả đối với NH, sự gia tăng loại nợ này thay vì phụ thuộc vào loại và giá trị tài sản thế chấp (như DN đi vay vốn NH) thì phụ thuộc vào các yếu tố như: lãi suất, thương hiệu, mạng lưới, sự đa dạng sản phẩm, chiến lược marketing, chất lượng phục vụ, công nghệ thông tin…. Vì vậy NH luôn có tỷ số đòn bẩy tài chính cao hơn các DN phi tài chính. Bảng 2.4 về tỷ số tài chính của các công ty niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX năm 2010 cho thấy ngành tài chính nói chung và ngành NH nói riêng sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, cao nhất trong các ngành. Nợ dưới hình thức tiền gửi của khách hàn g tăng mạnh trong những năm qua, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của NH (trên 56%) nhưng đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng (Hình 2.3).

Bảng 2.4 : Tỷ số tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE và HNX năm 2010

Lĩnh vực ROA (%) ROE (%) Nợ/Vốn CSH Viễn thông 2.89 5.14 0.62 Y tế 12.02 20.70 0.72 Hàng tiêu dùng 10.77 21.96 0.95 Công nghệ 7.17 16.09 1.13 Vật liệu cơ bản 10.45 22.76 1.16 Dịch vụ công cộng 3.96 9.05 1.26 Dịch vụ tiêu dùng 4.71 12.05 1.50

33 Dầu Khí 5.94 18.99 2.17 Công nghiệp 3.60 12.22 2.28 Tài chính Ngân hàng 1.83 1.14 15.80 19.09 7.46 15.49 Nguồn: www.vndirect.vn [38]

Hình 2.3: Nợ dưới hình thức tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm dần Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán của các NHTMCPVN

Thứ hai, năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền

kinh tế Việt Nam, một trong các biểu hiện dễ thấy nhất là chỉ số VNINDEX từ mức đỉnh điểm 1.170,67 điểm ngày 12/03/2007 đã sụt giảm xuống còn 484,66 điểm vào cuối năm 2010, thậm chí có lúc đạt đáy còn gần 280 điểm, khối lượng và giá trị giao dịch sụt giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tố i đa (cá nhân là 10%, tổ chức là 20%, mỗi cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đứng đơn chỉ được tham gia góp vốn thành lập 1 NH, bao gồm cả NH đang hoạt động) gây khó khăn cho các NH huy động vốn cổ phần thông qua kênh phát hành cổ phiếu dù đối với cổ đông hiện hữu hay cổ đông mới, việc tìm kiếm đối tác chiến lược cũng trở nên khó khả thi hơn. Bên cạnh đó, theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, cá 66.0% 59.7% 66.8% 60.6% 56.5% 34.0% 40.3% 33.2% 39.4% 43.5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010

Phi tiền gửi Tiền gửi

34

việc huy động vốn cổ phần càng trợ nên khó khăn hơn.

2.2.1.2Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao

Tổng nợ phải trả/tổng tài sản của NH có xu hướng tăng từ 2006 đến 2010, trong đó nợ dài hạn có xu hướng tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn, nhưng nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả (khoảng 60%):

Hình 2.4 : Nợ ngắn hạn và dài hạn của NH giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán của các NHTMCPVN Nợ dài hạn ở đây bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn thường xuyên được xem như là nợ dài hạn. Nếu xếp nợ ngắn hạn thường xuyên vào nợ ngắn hạn của NH khi xem xét tính đáo hạn nghĩa vụ phải trả của NH, và nếu nợ dài hạn là tiền gửi của khách hàng có điều khoản được rút trước hạn, thì nợ ngắn hạn cao hơn nợ dài hạn rất nhiều, và chiếm tỷ trọng trên 60% trong tổng nợ phải trả. Nếu NH mất khả năng thanh toán đối với một phần nghĩa vụ nợ đến hạn, hoặc có các tin đồn thất thiệt NH mất khả năng thanh khoản, trong điều kiện thông tin bất cân xứng nếu không được giải quyết kịp thời có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, khách hàng đồng loại rút tiền, các nghĩa vụ phải trả phải thực hiện cùng lúc, đẩy các NH vào tình trạng tồi tệ: mất khả năng thanh khoản thực sự. Đây là loại rủi ro nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến tình trạng phá sản.

- 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn

35

Nợ ngắn hạn càng cao, áp lực thanh toán càng lớn, NH càng phải quan tâm đến tính đáo hạn của nợ, phải quản lý rủi ro thanh khoản một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh khoản của NH như: Tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,… trong đó chỉ tiêu Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (loan - to - deposit ratio LDR) là một trong những chỉ tiêu đơn giản nhất so với các chỉ tiêu khác yêu cầu tính toán phức tạp hơn với đầy đủ số liệu. Chỉ tiêu này cũng được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến.

LDR = Tổng các khoản cho vay/Tổng tiền gửi

Tổng các khoản cho vay bao gồm dư nợ cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá. Tổng tiền gửi bao gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

“Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy NH đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các NH dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỉ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị NH ít muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỉ lệ LDR tăng lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên… Tuy nhiên, tỉ lệ LDR vẫn có một số hạn chế nhất định…nó không cung cấp thông tin về thời gian đáo hạn hoặc bản chất của các khoản cho vay”. Mặc dù vậy, đây vẫn là chỉ tiêu nhận được nhiều quan tâm.

Bảng 2.5: Tỉ lệ LDR của các NH thương mại Hàn Quốc

Năm 2006 2007 2008 2009 1/10 Loại trừ chứng chỉ tiền gửi (%) 111.9 127.1 121.9 112.1 110.4 Bao gồm chứng chỉ tiền gửi (%) 98.4 106.3 103 97.6 97.3 Nguồn: “Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – những thông lệ quốc tế”,

Nhật Trung (2010) [18]

Bảng 2.6: Tỉ lệ LDR mục tiêu của một số nước (%) Nước Indonesia Hàn

Quốc Quatar Nepal

Trung

36 LDR(%)

mục tiêu 75-102 100 95 85-80 75 75 75 80 Nguồn: “Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – những thông lệ quốc tế”,

Nhật Trung (2010) [18]

Tại Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, đã được chỉnh sửa tại Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, quy định Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tối đa là 80%.

Tỷ lệ LDR của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2006-2010, có giảm nhưng vẫn còn cao, từ 2006-2006, trên 109,87%, năm 2010 trung bình là 93,53%. Trong khi đó, công trình nghiên cứu: “Deepening the Financial System” của nhóm tác giả GS. David G. Mayes, Peter J. Morgan, Hank Lim tháng 06/2010, thì tỉ lệ LDR bình quân của châu Á ngoại trừ Nhật Bản là 75% vào năm 2008; còn LDR bình quân của nhóm nước có thu nhập thấp chỉ đạt 60%, nhóm nước có thu nhập trung bình đạt 85% vào năm 2007. Các NH TMCP VN cần tiếp tục xem xét để cải thiện tỷ lệ LDR này và các các tỷ lệ an toàn khác để đảm bảo an toàn trong hoạt động NH cũng như để nâng cao năng lực tài chính của mình trong giai đoạn hiện nay.

Hình 2.5: Tỷ lệ LDR của các NH TMCP VN giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán của các NHTMCPVN

124.87% 136.84% 109.87% 149.08% 93.53% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 160.00% 2006 2007 2008 2009 2010

37

2.2.1.3 Sự gia tăng vốn điều lệ trƣớc áp lực cạnh tranh, phát triển và quy định của Chính phủ

Các NH TMCP bị đặt trong tình trạng buộc phải gia tăng vốn điều lệ, trước hết là vì quy định của Chính phủ: mức vốn pháp định phải đạt đến năm 2008 là: 1.000 tỷ đồng, năm 2010 là 3.000 tỷ đồng (Nghị định số 141/2006/NĐ- CP) (hiện nay, Nghị định 141 đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng gia hạn tăng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng cho các NH TMCP đến 31/12/2011), đồng thời việc tăng vốn giúp các NH có điều kiện thực hiện các tỷ lệ an toàn vốn (quy định hiện nay, theo Thông tư 13, các NH phải duy trì tỷ lệ an toàn vố n tối thiểu 9%). Thứ hai, NH phải gia tăng vốn vì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nội bộ ngành từ các NH nội địa và đặc biệt là các NH liên doanh, các NH con 100% vốn nước ngoài hiện đại với quy mô vốn lớn, buộc các NH phải tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh (đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin, thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ mới,…), tăng cường khả năng tự bảo vệ trước những biến động kinh tế dẫn đến khả năng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro. Thêm vào đó, việc tăng vốn giúp các NH có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doan h để gia tăng lợi nhuận: bởi các quy định về mở rộng mạng lưới, mức cho vay (thông qua các tỷ lệ LDR, CAR), giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định,… đều được xác lập dựa vào vốn điều lệ, vốn tự có của NH.

Hình 2.6: Sự gia tăng vốn của các NH TMCP VN giai đoạn 2006-2010 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán của các NH TMCP VN

- 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu

38

Các NHTM CP trong giai đoạn 2006-2010, đã gia tăng vốn điều lệ một cách nhanh chóng, không chỉ hầu hết các NH nhỏ đã tăng đủ vốn theo quy định, mà cả các NH lớn dù đã đáp ứng quy định, cũng tăng vốn khá nhanh mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn do khủng hoảng kinh tế 2008, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng cả về giá trị và khối lượng giao dịch, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát (CPI năm 2007: 12,6%, năm 2008: 19,9%, năm 2009: 6,88%, năm 2010: 9,19%), tăng trưởng chậm lại (tăng trưởng GDP năm 2007: 8,44%, năm 2008: 6,23%, năm 2009: 5,32%, năm 2010 đạt: 6,78%).

2.2.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn đang dần đƣợc cải thiện

Sự gia tăng nhanh chóng của Tổng tài sản, vốn điều lệ gây áp lực các NH phải tăng doanh thu và lợi nhuận để đảm bảo hiệu quả hoạt động theo yêu cầu của cổ đông. Nhưng việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động lại hạn chế các kênh sử dụng vốn của NH (tín dụng, đầu tư,..) là các kênh đem lại lợi nhuận chính cho NH. Đây quả là bài toán khó, bởi các NH vừa phải đảm bảo an toàn hoạt động, và vì vậy đảm bảo an toàn vốn cho cổ đông, vừa phải đạt tỷ suất sinh lợi hấp dẫn (ROA, ROE), và một tỷ lệ chi trả cổ tức hấp dẫn.

Từ năm 2006 đến 2007, các NH có sự gia tăng đột phá trong các chỉ tiêu ROA, ROE, và đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2006-2010. Sau năm 2007, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế cũng như sự gia tăng vốn và tài sản, đã làm cho RO A, ROE năm 2008 sụt giảm so với năm 2007. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, cả ROA và ROE của NH được cải thiện đáng kể và có xu hướng gia tăng. Giữa ROA, và ROE của NH có sự khác biệt đáng kể: ROE lớn gấp nhiều lần ROA, điều này cũng dễ lý giải là do với chức năng của mình, NH là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế: huy động để cho vay, nên NH hoạt động chủ yếu bằng vốn người khác, sử dụng một CTTC thâm dụng nợ, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ bé, tổng tài sản lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Vì vậy, so với các ngành khác, ngành NH có đặc thù là ROA thấp, và ROE cao hơn rất nhiều lần. Qua bảng2.4 về số liệu của các công ty niêm yết trên thị

39

trường chứng khoán cho thấy, NH đứng trong nhóm các ngành nghề có ROA thấp nhất (viễn thông, công nghệ), nhưng ROE trong nhóm cao, ngang bằng với các nhóm ngành: Y tế, hàng tiêu dùng, vật liệu cơ bản, dầu khí.

Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi của các NH TMCP giai đoạn 2006-2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

ROA 0.25% 2.97% 1.74% 2.11% 1.88% ROE 13.57% 19.82% 12.27% 15.78% 16.41%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tuy nhiên, “so với các nước khác trong khu vực, qui mô của các NH VN còn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp, các chỉ số ROA, ROE cuối năm 2009 vẫn ở mức khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí đánh giá theo thông lệ quốc tế”

Bảng 2.8: So sánh lĩnh vực NH VN với các nước trong khu vực

Nước/Chỉ tiêu Việt Nam Malaysia Indonesia Philippine Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) 73,10 208,85 119,42 61,59 ROE (%) 9,7 18,5 21,94 6,91 ROA (%) 1,0 1,5 2,08 0,77 NPLs (%) 3,5 2,2 3,8 4,51 Nguồn: Báo cáo chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ VN đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2025, trang 264 [12]

2.2.2 Thực trạng hoạt động của các NH TMCP VN hiện nay theo quy mô 2.2.2.1 Cơ cấu nợ 2.2.2.1 Cơ cấu nợ

Để đi sâu hơn nghiên cứu thực trạng CTTC của các NH TMCP Việt Nam, trong nghiên cứu này, tác giả phân nhóm các NH thành ba nhóm xét theo quy mô tổng tài

Một phần của tài liệu Đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ppt (Trang 46 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)