Vòng quay tài sản (Assest turnover return – ATR)

Một phần của tài liệu Đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ppt (Trang 36 - 135)

, gia tăng lợi nhuận

1.5.2.2Vòng quay tài sản (Assest turnover return – ATR)

Hệ số vòng quay tài sản được tính bằng Doan thu thuần/Tổng tài sản bình quân. Hệ số này càng cao thể hiện việc sử dụng tài sản của NH vào hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Theo công thức Dupont, hệsố vòng quay tài sản có tác động dương đến HQTC của DN.

1.5.2.3 Cho vay khách hàng (LOAN), chứng khoán đầu tƣ và kinh doanh (Security – SEC), tiền gửi của khách hàng (Deposit –DEPO)

Việc nghiên cứu tác động của các nhân tố cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư và kinh doanh (loại tài sản của NH) cũng như tiền gửi của khách hàng đối với HQTCchưa được cụ thể, chiều hướng tác động của các nhân tố này chưa rõ ràng.

Nghiên cứu của Allen N.Berger (2002), tiền gửi của khách hàng được đại diện bởi biến chỉ số tiền gửi thị trường nội địa HERF (Deposit Herfindahl index of local market concentration) có tương quan thuận ở mức ý nghĩa 5% với ROE của NH. Và trong nghiên cứu của Wahyu Ario Pratomo và Abdul Ghafar Ismail (2006), HERF cũng có tương quan thuận với ROE, trong khi đó SEC có tương quan nghịch (ở mức ý

22

nghĩa 1%), LOAN cũng có tương quan nghịch với ROE nhưng không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Allen N.Berger và Robert De Young (1997), các khoản nợ có vấn đề - NPL (quá hạn từ trên 90 ngày, theo quy định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN VN ngày 22/04/2005, tương ứng là nợ dưới tiêu chuẩn- nhóm 3), NPL thuộc LOAN, có tương quan nghịch với hiệu quả của NH. Như vậy, trong khi tiền gửi KH có tương quan thuận với ROE bởi đây là nguồn vốn để tài trợ nên các tài sản của NH, thì LOAN và SEC- hai loại tài sản sinh lợi chính của NH có tác động nhưng chiều hướng tác động không đồng nhất, điều này được cho là, không phải chỉ số lượng tài sản mà còn chất lượng tài sản, khả năng khai thác tài sản, tỷ suất sinh lợi của tài sản … đều tác động đến hiệu quả tài chính của NH.

1.6 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

1.6.1 Các chuẩn mực thế giới cần quan tâm khi xây dựng CTTC

NH

chung cho . Tuy nhiên năm

trường phái đưa ra các nguyên nhân khác nhau, nhưng không thể không kể đến nguyên nhân cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ khủng hoảng thị trường tín dụng, lan rộng thành sự hoảng loạn của hệ thống NH, dẫn đến khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - tài chính khác.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng 2008 hết sức nghiêm trọng, kể từ năm 2008 đến hết 2010 chỉ riêng tại Mỹ đã có 322 NH sụp đổ với tổng tài sản lên tới 633,7 tỷ USD. Ngay cả các NH có truyền thống lâu đời, tổng tài sản lớn như Lehman Brothers cũng bị sụp đổ, Merrill Lynch được Bank of America tiếp quản với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, chấm dứt 158 năm tồn tại….

23

Hiệp ƣớc vốn Basel

Uỷ ban Basel về giám sát NH được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các NHTW và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các NH vào thập kỷ 80. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm.

Basel 1 và Basel 2: phòng ngừa rủi ro thông qua quy định tỷ lệ an toàn vốn

Nội dung cốt lõi của Basel 1(1974) là yêu cầu các NH phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu – CAR (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro (RWA)) ở mức an toàn là 8%. Theo đó, NH có mức vốn tốt nhất là NH có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

Basel 2 (2003) vẫn yêu cầu tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) là 8% trên tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà NH phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. Ngoài ra, Basel 2 đề cập đến việc hoạch định chính sách, và quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và công bố thông tin đảm bảo sự công khai, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Basel 3 củng cố thêm bức tường thành an ninh tài chính - NH

Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính - NH toàn thế giới, Uỷ ban Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, lộ trình cụ thể như sau:

Bảng: 1.3 Lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn Basel 3

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25%1,875% 2,5% Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng

24 Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu

các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20% 40% 60% 80% 100% 100% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8% 8% 8%8,625%9,125%9,875% 10,5% Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2

các khoản không đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013

Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ

Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5% Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com/ [37]

1.6.2 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho NH Việt Nam

1.6.2.1 Nâng cao các chuẩn mực an toàn, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam, từng bƣớc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Nam, từng bƣớc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.

Các NHTM phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và các quyết định bổ sung là 8%, và hiện nay tuân thủ theo quy định của Thông tư 13/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 là 9%. Mặc dù cũng áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR, nhưng nếu tính toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam có một sự sai lệch so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Ví dụ:

Bảng 1.4: Chỉ số CAR của NH Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam năm 2005 – 2009:

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Chỉ số CAR (%) theo VAS 6,86% 9,1% - 8,94% 9,53% Chỉ số CAR (%) theo IFRS 3,36% 5,9% 6,7% 6,5% 7,55% Nguồn: “Giám sát NH theo Basel 2 và viêc tuân thủ của Việt nam” [1]

Việc tiếp cận Basel đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống NH mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - NH với nhiều loại hình dịch vụ NH mới, việc áp dụng Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các NHTM.

25

1.6.2.2 Sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ phù hợp, tăng vốn tự có Bảng 1.5: Đòn bẩy tài chính của các NH trên thế giới năm 2010: Bảng 1.5: Đòn bẩy tài chính của các NH trên thế giới năm 2010:

Quốc gia Mỹ Nhật Bản Anh Canada KV Châu Âu Bỉ Tỷ lệ đòn bẩy 13 23 24 18 26 30

Quốc gia Pháp Đức Hy Lạp Ireland Ý Bồ Đào Nha Tây Ba Nha Tỷ lệ đòn bẩy 26 32 17 18 20 17 19

Nguồn: Global Financial Stability Report, tháng 04/2011 [27]

Bảng 1.6: Ngân hàng các nền kinh tế mới nổi – BRIC, năm 2009:

Brazil Nga Ấn Độ Trung Quốc Tài sản (1) 1.157,6 15.420,0 1.826,7 20.710,0 Vốn (2) 24,7 3,0 17,7 22,0 Tỷ lệ đòn bẩy (2)/(1) 2,13% 2,02% 0,97% 0,11% Tỷ lệ đòn bẩy (1)/(2) 46,9 5.140,0 103,1 942,4

Nguồn: CQCA Business Research 2011 [24]

Qua các số liệu trên một lần nữa khẳng định không có một tỷ lệ nợ được cho là tốt nhất để áp dụng cho tất cả các NH, tùy vào đặc điểm của mỗi NH, mỗi giai đoạn phát triển, mỗi nền kinh tế,… mà mỗi NH xây dựng cho mình một CTTC phù hợp để tận dụng lợi thế của nợ nhưng đảm bảo an toàn cho NH, giảm rủi ro kiệt quệ tài chính ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, qua cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 vừa qua, có một thực tế rằng ngay cả những NH truyền thống điển hình như Lehman Brothers – NH đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ, cũng đã bị sụp đổ, một trong những nguyên nhân được cho là các NH này đã sử dụng quá nhiều nợ trong CTTC. Theo báo cáo điều tra của Valukas (tháng 03/2010), vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 3,375% (vốn chủ sở hữu 27.000 triệu USD/Tổng tài sản 800.000 triệu USD), hệ số đòn bẩy tài chính lên đến 30 cao hơn rất nhiều trung bình ngành. Các khoản nợ này bao gồm vay ngắn hạn (200.000 triệu USD), vay ngắn hạn ký quỹ (325.000 triệu USD); sự kém tương thích giữa nguồn và loại tài sản hình thành: các khoản cho vay mua nhà dưới chuẩn đang mất dần tính thanh khoản do cuộc khủng hoảng, đã đẩy Lehman Brothers đến phá sản chấm dứt 158 năm tồn tại. Tương tự, nhiều NH của Mỹ cũng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng, đây là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất dẫn đến phá sản NH.

26

Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, tháng 06/2010, l

. Tháng 09/2010, Basel 3 đã thông qua các quy định mới về vốn như tăng vốn tự có và ấn định thời hạn để các NH thực hiện những qui định này như đã đề cập.

Đây là những kinh nghiệm hết sức quý báu cho các NH Việt Nam, thận trọng tận dụng những ưu thế của nợ trong mối quan hệ với các rủi ro đồng hành của nợ để từ đó xây dựng một CTTC phù hợp, đồng thời nên tăng vốn tự có để nâng cao năng lực tài chính của mỗi NH.

1.6.2.3 Quản trị dòng vốn hiệu quả

Quản trị dòng vốn liên quan đến nhiều phạm trù, ở đây đề cập cụ thể đến việc sử dụng vốn hiệu quả của các NH. Khi hoạch định ngân sách vốn, NH nói riêng hay các DN nói chung quan tâm đến các dự án triển vọng cũng như đặc điểm của các tài sản hình thành như tính hữu hình, tính thanh khoản, sự rủi ro, khả năng sinh lợi… Tuy nhiên không phải bất cứ nhu cầu vốn nào của NH cũng có thể được đáp ứng kịp thời và đáp ứng ở mức chi phí cho trước. Các trái chủ và cổ đông luôn yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao nhất (thể hiện qua các chỉ số ROE, ROA,…), ở mức rủi ro chấp nhận được. Sự khó khăn trong tìm nguồn cung vốn càng yêu cầu mỗi NH phải sử dụng vốn hiệu quả để đảm bảo an toàn hoạt động NH, nâng cao năng lực tự tài trợ, tăng khả năng đàm phán với các chủ nợ, phát hành cổ phần thường thành công….

Qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vừa qua, các NH lớn đã cơ cấu lại tài sản của mình theo hướng giảm đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao như Goldman Sachs giảm chứng khoán đầu tư từ 106.664 triệu USD năm 2008 xuống còn 36.663 triệu USD năm 2009; Standard Chartered giảm công cụ tài chính phái sinh từ 69.657 tỷ USD năm 2008 xuống còn 38.193 tỷ USD năm 2009…

NHNN Việt Nam quy định rất rõ hệ số rủi ro của mỗi loại tài sản khác nhau. Từ kinh nghiệm của các NH trên thế giới, các NH Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược quản trị dòng vốn để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao nhất để phát triển bền vững.

27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ quan điểm truyền thống đến các lý thuyết tài chính DN hiện đại với mục tiêu khám phá mối quan hệ giữa CTV, CTTC DN và giá trị DN, để từ đó trả lời cho câu hỏi: có tồn tại một CTV tối ưu cho doanh nghiệp? Lý thuyết MM (1961) cho rằng “giá trị thị trường của một DN độc lập với CTV của DN đó trong các thị trường vốn hoàn hảo không có thuế thu nhập DN”, nhưng lý thuyết đánh đổi lại thừa nhận có một CTV tối ưu cho DN, do DN phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, giữa lợi ích của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Lý thuyết trật tự phân hạng lại đưa ra một quan điểm về thứ tự ưu tiên chọn nguồn tài trợ khi cân đối lợi ích cũng như những thiệt hại do đặc điểm của từng nguồn mang lại. Bên cạnh đó lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết phát tín hiệu đề cập đến các hiệu ứng hoặc hành vi ứng xử có thể có đối với các quyết định về CTV, CTTC của DN.

Từ lý thuyết đến các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy mối tương quan khá chặt giữa CTTC và HQTC của DN. Theo đó, đòn bẩy tài chính có thể có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của DN. Khi vượt qua điểm hòa vốn, sự gia tăng sử dụng nợ làm tăng tỷ suất sinh lợi của DN, sự gia tăng tỷ lệ nợ đến một mức nào đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sử dụng nợ, thì tại đó, tỷ lệ nợ sẽ tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lợi của DN.

Tuy nhiên, ngành NH nói chung, NH TMCP Việt Nam nói riêng, có những đặc điểm riêng biệt so với các DN phi tài chính: Tiền gửi là nợ phải trả trong CTTC của NH, CTTC của NH bị tác động bởi các quy định, sự giám sát chặt chẽ của NHNN, vấn đề kỷ luật thị trường… Việc tiếp thu các bài học kinh nghiệm trên thế giới, và khảo sát các nhân tố tác động đến CTTC, HQTC NH TMCP Việt Nam để xây dựng một CTTC hợp lý nhằm đạt các mục tiêu: kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, và gia tăng lợi nhuận, tăng giá trị cho ngân hàng, tăng lợi ích cho cổ đông… là hết sức cần thiết. Chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động, đồng thời khảo sát các nhân tố được cho là có tác động đến CTTC, HQTC của các NH TMCP VN hiện nay.

28

CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NH TMCP VN

2.1 Đôi nét về hệ thống NHTM VN hiện nay 2.1.1 Sự ra đời và phát triển: 2.1.1 Sự ra đời và phát triển:

Từ đầu thập niên 1990, khi thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, hệ thống NHTMVN được hình thành đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh. Cùng với quá trình cái cách, đổi mới và hội nhập, số lượng NHTM VN đã gia tăng nhanh, đến tháng 12/2010 có: 5 NHTM Nhà nước với tổng vốn điều lệ: 66.477 tỷ đồng (2 trong số 5 NHTM Nhà nước đã cổ phẩn hóa, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối); 37 NHTMCP với tổng vốn điều lệ: 120.321 tỷ đồng (không bao gồm 2 NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa), 48 Chi nhánh NH nước ngoài với 764,75 triệu USD vốn được cấp; 5 NH liên doanh với 428,5 triệu USD vốn được cấp; 5 NH 100% vốn nước ngoài, với tổng vốn được cấp là: 13.000 tỷ đồng…

Bên cạnh đó tổng tài sản của NH cũng có sự gia tăng đáng kể: đặc biệt ở khối NHTM CP trong những năm gần đây:

Bảng 2.1: Tổng tài sản của 29 NHTMCPVN 2006-2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng tài sản (tỷ đồng) 217.068 511.088 623.086 1.025.832 1.607.769 Tăng trưởng (%) 44,06% 135,45% 21,91% 64,64% 56,73% Nguồn: Báo cáo số 49/BC-NHNN năm 2009 của NH Nhà nước về việc rà soát

10 năm thực hiện Luật các TCTD [10]

2.1.2 Tình hình hoạt động

Các NHTM Nhà nước do ưu thế về vốn, mạng lưới, thương hiệu nên chiếm thị phần lớn nhưng có xu hướng giảm dần bởi sự lớn mạnh và cạnh tranh gay gắt từ khối

Một phần của tài liệu Đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ppt (Trang 36 - 135)