Quản trị dòng vốn hiệu quả

Một phần của tài liệu Đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ppt (Trang 41 - 43)

, gia tăng lợi nhuận

1.6.2.3 Quản trị dòng vốn hiệu quả

Quản trị dòng vốn liên quan đến nhiều phạm trù, ở đây đề cập cụ thể đến việc sử dụng vốn hiệu quả của các NH. Khi hoạch định ngân sách vốn, NH nói riêng hay các DN nói chung quan tâm đến các dự án triển vọng cũng như đặc điểm của các tài sản hình thành như tính hữu hình, tính thanh khoản, sự rủi ro, khả năng sinh lợi… Tuy nhiên không phải bất cứ nhu cầu vốn nào của NH cũng có thể được đáp ứng kịp thời và đáp ứng ở mức chi phí cho trước. Các trái chủ và cổ đông luôn yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao nhất (thể hiện qua các chỉ số ROE, ROA,…), ở mức rủi ro chấp nhận được. Sự khó khăn trong tìm nguồn cung vốn càng yêu cầu mỗi NH phải sử dụng vốn hiệu quả để đảm bảo an toàn hoạt động NH, nâng cao năng lực tự tài trợ, tăng khả năng đàm phán với các chủ nợ, phát hành cổ phần thường thành công….

Qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vừa qua, các NH lớn đã cơ cấu lại tài sản của mình theo hướng giảm đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao như Goldman Sachs giảm chứng khoán đầu tư từ 106.664 triệu USD năm 2008 xuống còn 36.663 triệu USD năm 2009; Standard Chartered giảm công cụ tài chính phái sinh từ 69.657 tỷ USD năm 2008 xuống còn 38.193 tỷ USD năm 2009…

NHNN Việt Nam quy định rất rõ hệ số rủi ro của mỗi loại tài sản khác nhau. Từ kinh nghiệm của các NH trên thế giới, các NH Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược quản trị dòng vốn để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao nhất để phát triển bền vững.

27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ quan điểm truyền thống đến các lý thuyết tài chính DN hiện đại với mục tiêu khám phá mối quan hệ giữa CTV, CTTC DN và giá trị DN, để từ đó trả lời cho câu hỏi: có tồn tại một CTV tối ưu cho doanh nghiệp? Lý thuyết MM (1961) cho rằng “giá trị thị trường của một DN độc lập với CTV của DN đó trong các thị trường vốn hoàn hảo không có thuế thu nhập DN”, nhưng lý thuyết đánh đổi lại thừa nhận có một CTV tối ưu cho DN, do DN phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, giữa lợi ích của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Lý thuyết trật tự phân hạng lại đưa ra một quan điểm về thứ tự ưu tiên chọn nguồn tài trợ khi cân đối lợi ích cũng như những thiệt hại do đặc điểm của từng nguồn mang lại. Bên cạnh đó lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết phát tín hiệu đề cập đến các hiệu ứng hoặc hành vi ứng xử có thể có đối với các quyết định về CTV, CTTC của DN.

Từ lý thuyết đến các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy mối tương quan khá chặt giữa CTTC và HQTC của DN. Theo đó, đòn bẩy tài chính có thể có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của DN. Khi vượt qua điểm hòa vốn, sự gia tăng sử dụng nợ làm tăng tỷ suất sinh lợi của DN, sự gia tăng tỷ lệ nợ đến một mức nào đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sử dụng nợ, thì tại đó, tỷ lệ nợ sẽ tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lợi của DN.

Tuy nhiên, ngành NH nói chung, NH TMCP Việt Nam nói riêng, có những đặc điểm riêng biệt so với các DN phi tài chính: Tiền gửi là nợ phải trả trong CTTC của NH, CTTC của NH bị tác động bởi các quy định, sự giám sát chặt chẽ của NHNN, vấn đề kỷ luật thị trường… Việc tiếp thu các bài học kinh nghiệm trên thế giới, và khảo sát các nhân tố tác động đến CTTC, HQTC NH TMCP Việt Nam để xây dựng một CTTC hợp lý nhằm đạt các mục tiêu: kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, và gia tăng lợi nhuận, tăng giá trị cho ngân hàng, tăng lợi ích cho cổ đông… là hết sức cần thiết. Chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động, đồng thời khảo sát các nhân tố được cho là có tác động đến CTTC, HQTC của các NH TMCP VN hiện nay.

28

CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NH TMCP VN

Một phần của tài liệu Đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ppt (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)