Đặc điểm hình thái cấu tạo của đậu phộng

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN CÂY LƯƠNG THỰC_HỌC PHẦN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT (Trang 44 - 51)

Hình 14: Cây đậu phộng

-Thân: Tùy theo loại, có thân đứng hoặc thân bị. Chiều cao thân chính thay đổi tùy từng giống và kỹ thuật canh tác. Đối với các vùng khí hậu khơ khan, thân khoảng 30-40cm.

Thân mọc thẳng, khi cịn non hình trịn. Nhưng đến khi ra hoa, phần thân mang cành thì thân rỗng, thân có 15-25 đốt, ở phía gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài. Thân thường có màu xanh có khi đỏ tím. Trên thân có lơng tơ trắng nhiều hay ít tùy theo giống và tùy thuộc và điều kiện canh tác. Khi trồng trong điều kiện thiếu nước, lông tơ nhiều hơn.

Lạc phân cành rất nhiều: Cấp 1, cấp 2, cấp 3.... Trong cùng một giống, trồng trong điều kiện nhất định, cây phân nhánh nhiều thì số quả nhiều. Nhưng nếu phân cành quá nhiều, nhất là thời kì ra hoa kết trái, khơng có lợi cho sự tập trung dinh dưỡng về quả.

Hình 15: Thân đậu phộng

-Rễ: Rễ cái có thể ăn sâu từ 1 - 1,3m, nhưng trung bình khoảng 40-50cm, có nhiều rễ phụ. Rễ phụ xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ cái, phân nhánh rất nhiều làm thành một mạng rễ dày đặc. Rễ phân bố ở lớp đất mặt khoảng 30cm.

Trên các rễ con, khoảng 2-3 tuần sau khi hạt nảy mầm, thấy có nhiều nốt sần xuất hiện. Trong các nốt sần này có các vi khuẩn hình que (Rhizobium leguminosarum), có khả năng hấp thụ đạm khí trời và sống cộng sinh với cây lạc.

Hình 16: Rễ đậu phộng

-Lá: Lá mọc xen kẽ. Lá thuộc loại lá kép hình lơng chim mang hai đơi lá chét dài từ 18 - 40mm, rộng từ 15-25mm. Thường có những lá biến thái 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 6 lá chét khơng cuống mọc đối nhau. Về hình dạng, lá thường có hình bầu dục dài, hình trứng lộn ngược.

Màu sắc của lá thay đổi tùy từng giống và tùy thuộc vào điều kiện canh tác.

Thí dụ: đất nhiều nước q: lá có màu xanh vàng, đất khơ hạn: lá có màu xanh xám.

Lá cũng là một đặc tính để phân biệt giữa các giống. Lá ở giữa cây có hình dạng ổn định biểu hiện đặc tính của giống. Lá có màu xanh nhạt hay đậm, vàng nhạt hay vàng đậm.

Hình 17: Lá đậu phộng

-Hoa: Hoa mọc thành chùm, có 6-7 cái có khi khi tới 15 cái, là loại hoa lưỡng tính. Tỷ lệ thụ phấn chéo 0,25%. Hoa lạc màu vàng hoặc trắng khơng có cuống, gồm 5 bộ phận: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái. Lá bắc màu xanh gồm là bắc trong dài 2cm ở đầu mút chẻ đơi, lá bắc ngồi ngắn hơn bao bọc phía ngồi ống đài. Nhị đực có 10 cái trong đó ln ln có 2 lép, 8 cái có bao phấn: 4 cái dài, 4 cái ngắn. Bốn cái dài hạt phấn chín sớm hơn 4 cái có chỉ ngắn và dễ tung phấn hơn.

Bốn cái dài: 3 cái có bao phấn hai ngăn và một cái có bao phấn một ngăn.

Nhụy cái thường nhơ cao hơn nhị đực. Tùy vị trí hoa mọc trên thân mà chia thành 3 loại hoa:

+ Loại thứ nhất: mọc từ đất nhưng trong đất loại hoa này là hoa ngậm kết trái bất

thụ, thường gặp ở cái lồi lạc chín sớm.

+ Loại thứ hai: từ mặt đất đến 15 cm. Hoa mọc ở vị trí này rất hữu hiệu cho đậu

trái nhiều nhất.

+ Loại thứ ba: mọc từ 15cm trở lên. Hoa mọc ở vị trí này rất ít hữu hiệu.

Khi hoa thụ phấn xong, tia củ phát triển dài ra và chui xuống đất. Thường từ 3-7 ngày đầu, tia củ mọc thẳng, sau đó quay xuống đất. Bầu nỗn được thành lập và phát triển thành trái. Tia củ thường khơng q 15cm. Do đó, những hoa phát triển trên 15cm thì khơng tạo được trái. Tia củ ở trên khơng, có màu tím, khi chui xuống dất có màu trắng.

Hình 18: Hoa đậu phộng

- Quả: Sau khi thụ tinh tia củ phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia củ do mô phân

sinh ở gốc bầu hoa hình thành. Quả được hình thành khi tia củ chui xuống dất. Tia củ không dài q 15cm có cấu tạo như lơng hút do đó hút được các chất dinh dưỡng như rễ. Tia củ chẳng những hút được Lân mà cịn nhanh chóng chuyển vận lân vào thân lá. Tia củ có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển vào độ sâu 2-7cm dưới mặt đất.

Quả bao gồm vỏ và hạt có từ 1-4. Vỏ quả có 3 lớp: tầng ngoại bì và tân trung bì gồm những tế bào cứng, tầng nội bì gồm những tế bào mềm. Hình dạng của quả thay đổi tùy giống. Mỏ quả tù, hơi tù, hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không rõ. Đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống. Đây là chỉ tiêu phân loại giống lạc. Màu sắc của vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh như: đất trồng, điều kiện phơi.. Thí dụ: trồng ở đất cát vỏ quả có màu sáng bóng, trồng ở đất sét nặng, bón nhiều phân hữu cơ vỏ quả khơng bóng, điểm những chấm đen và có khi thay đổi cả về dạng.

Độ lớn của quả thay đổi từ 1x0,5cm đến 8x12cm, bề dày của quả biến động từ 0,2- 2mm tùy thuộc và điều kiện canh tác và đặc tính của giống. Do đó chọn giống hạt

to, mỏng vỏ có ý nghĩa tăng sản lượng rất lớn. Số quả trên một cây thay đổi tùy giống và điều kiện trồng trọt, mức độ thay đổi rất lớn từ 7-8 quả, có khi đến hằng trăm quả trên cây.

Hình 19: Quả đậu phộng

-Hạt: Hạt gồm vỏ lụa bao bọc bên ngồi và phơi với hai lá mầm và một trục thẳng, khác với cây họ đậu khác hạt thường cong. Độ lớn hình dạng của hạt thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh. Hình dạng của hạt có thể là hình trịn, bầu dục dài hay ngắn, phần tiếp xúc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài nhỏ, hạt ở ngăn sau ngắn và to. Màu sắc vỏ lụa phải quan sát sau khi phơi khơ bóc vỏ mới chính xác. Nếu để lâu màu sắc biến đổi khơng đại diện cho giống. Số hạt trên một quả thay đổi cũng tùy thuộc vào giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thường giống hạt to, quả có ít hạt; giống hạt nhỏ, quả có nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn hơn.

Hình 20: hạt đậu phộng

.2.3.2. Tình hình trồng trọt, sản xuất cây đậu phộng:

Trong số các nước trồng đậu phộng ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ năm về sản lượng. Ngoài ra đậu phộng là một trong các loại cây xuất khẩu thu ngoại tệ của nước ta. Tuy đậu phộng có vai trị quan trọng như vậy nhưng những nghiên cứu về đậu phộng ở nước ta nhìn chung vẫn cịn ít.

Từ năm 2001, đậu phộng là một trong những cây trồng được Chính Phủ ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương, nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật, thức ăn gia súc trong cả nước và xuất khẩu. Chính nhờ có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà Nước, sự đầu tư từ nhiều cơ quan nghiên cứu về ứng dụng thành tựu về giống mới, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năng suất và sản lượng đậu phộng đã có những chuyển biến đáng kể. Từ năm 2001 đến 2006, diện tích trồng đậu phộng đã tăng 25.3 nghìn ha, đặc biệt năng suất đậu phộng tăng từ 1.48 tấn/ha lên 1.73 tấn/ha. Năng suất đậu phộng liên tục tăng từ 2 thập kỷ trở lại đây cùng với việc mở rộng diện tích trồng đậu phộng đã đưa sản lượng đậu phộng lên 0.45 triệu tấn vào năm 2004 và ổn định cho đến 2006. Với hiệu quả cao từ trồng đậu phộng trái vụ, hiện nay nhiều địa phương ở một số tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long xác định

cây đậu phộng là một trong những cây chủ lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.

Hiện có khoảng 24 giống đậu phộng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cơng nhận tạm thời và chính thức từ các cơng trình nghiên cứu của các Viện và Trung tâm, chủ yếu bằng con đường nhập khẩu từ ICRISAT, Úc, Trung Quốc, một số ít dùng đột biến phóng xạ và phục tráng giống địa phương (Phạm Đồng Quảng, 2005). Gần đây nhiều giống mới đã phát huy tốt trong sản xuất như giống VD1, VD2, VD5, VD6, VD7 (Ngô Thị Lam Giang, 2005); giống MD7, L14, L08, L18 (Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, 2000); giống ĐT1, ĐT2 (Lê Tiến Dũng, 2002); giống HL 25 (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, 1999) và một số giống đang khảo nghiệm diện rộng gần đây như GV3, GV6 và GV7 (Trần Văn Sỹ, 2005). Tại Sóc Trăng, giống đậu phộng VD 6, cho năng suất vượt đối chứng 13 – 32 % (Ngô Thị Lam Giang, Thái Nguyễn Quỳnh Thư, 2005). Khi khảo nghiệm các giống đậu phộng ở nhiều vùng sinh thái qua các vụ trồng cho thấy: Đông Xuân là vụ trồng lý tưởng đối cây đậu phộng tại Đồng bằng sông Cửu Long, năng suất đậu phộng vụ này đạt 3.5 – 4.5 tấn/ha cao gần gấp đôi so với vụ Hè Thu và Thu Đông tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các giống VD 01 – 1, VD 99 – 3, VD 99 – 6 thích nghi rộng ở các vùng sinh thái và đặc biệt các giống VD 99 – 19, MD 7 thích nghi trong điều kiện thâm canh cao ở Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Chương, 2006).

Qua quá trình tìm hiểu chúng tơi thấy rằng giống VD1 có ở Đơng Nam Bộ, được xếp vào nhóm giống tiến bộ khoa học kỹ thuật và có hàm lượng protein cao thích hợp làm nguyên liệu để sản xuất PPC/PPI. Giống VD1 có thời gian sinh trưởng 90 ngày. Chiều cao trung bình 24 – 50cm. giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, lá có màu xanh, vỏ láng, vỏ quả mỏng, vỏ lụa.

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN CÂY LƯƠNG THỰC_HỌC PHẦN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w