.2.7 Cao Lương
.2.7.4 Tình hình trồng trọt
Chúng có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên mọi châu lục cũng như ở châu đại dương và khu vực Australasia. Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách cải tiến loại cây này bằng cách đưa đặc tính chịu lạnh vào cây lúa miến nhằm cho phép lúa miến trồng được ở nhiều nơi hơn và trồng được cả trong giai đoạn đầu xuân, thời điểm mà độ ẩm trở nên cao hơn. Cao lương được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những vùng khô hạn thuộc khu vực nhiệt đới, á nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ấm khác thuộc Bắc Phi, Trung Phi và Đông Phi như: Kenya, Uganda, Zămbia, Ethiopia, Mali, Cônggô, Suđăng, Nigieria... Ở châu Á, cao lương được trồng nhiều ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Banglades... Ngồi ra trên thế giới cao lương cịn được trồng với quy mô lớn ở các nước thuộc châu Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico) và châu Đại Dương (Australia). Theo thống kê của FAO (2007) thì từ 1960 - 2006 hàng năm trên tồn thế giới diện tích trồng các loại cao lương là khoảng 43 triệu ha (châu Phi, châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương và một số vùng khác). Năng suất hạt trung bình khoảng 1309 kg/ha và sản lượng hàng năm là từ 55 triệu tấn đến 75 triệu tấn, Ở nước ta, cao lương được trồng lâu đời ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, khu vực Tây Nguyên…
Trồng loại cây này sẽ giúp nơng dân giảm được chi phí tưới nước để có được nguồn thức ăn thơ xanh trong vụ thu - đông trong khi tốc độ sinh trưởng của hầu hết các loại cỏ khác đều giảm mạnh. Nếu chọn lọc và sử dụng được một số giống cao lương phù hợp để trồng trong vụ thu - đông sẽ giúp giải quyết thức ăn xanh cho đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta. Đồng thời việc chọn lọc này sẽ là cơ sở cho việc lai tạo các giống cây thức ăn có năng suất cao cho các vùng khác nhau trong nước. Hơn nữa, cho đến nay cũng chưa có những nghiên cứu để so sánh năng suất chất xanh của các giống cao lương với các cây trồng vụ đơng khác để tìm ra cây thức ăn xanh thích hợp cho gia súc trong vụ đông ở các vùng trong nước, và giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nơng nghiệp nói chung và chăn ni nói riêng
Do xu thế diện tích đất dành cho sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Diện tích đất dùng để trồng cây làm thức ăn gia súc ngày càng bị hạn chế. Dẫn đến sự thiếu hụt thức ăn xanh cho gia súc nhất là vào vụ đơng. Hằng năm có khoảng 30 triệu tấn được dùng làm thức ăn cho gia súc .
.2.8. Cây lúa mạch (Đại mạch)
Đại mạch (cịn gọi là lúa mạch) là một lồi thực vật thân cỏ một năm thuộc họ lúa (họ hòa thảo - Poaceae). Theo thống kê về thu hoạch ngũ cốc trên thế giới năm 2007, đại mạch đứng thứ tư theo lượng sản xuất (136 triệu tấn).
.2.8.1. Giá trị kinh tế
Chúng cung cấp loại ngũ cốc quan trọng (major cereal grain) cho trữ lượng lương thực trên thế giới.Đại mạch là một loại cây lương thực được trồng để sản xuất mạch nha và nuôi gia cầm, gia súc tại các khu vực quá lạnh hay đất quá nghèo dinh dưỡng.
Lúa mạch (đại mạch) dùng chữa các chứng bệnh do tỳ hư : tiêu hoa kém, bụng trướng, đầy tích thức ăn chưa tiêu, ứ tích sữa, vú căng đau, hoặc dùng để cai sữa. Đại mạch được trồng chủ yếu để chế thành malt - nguyên liệu chính sản xuất bia và làm thức ăn chăn nuôi.
.2.8.2. Đặc điểm cấu tạo
Lúa mạch là cây lương thực ngắn ngày 85-100 ngày, chịu lạnh giỏi không kén đất như lúa mì. Lá hình mác thn dài, đầu nhọn, ráp có lưỡi bẹ ngắn, cụm hoa là bơng mọc ở ngọn cây. Quả thóc hình trái xoan có rãnh dọc. Cấu tạo của hạt đại mạch: Hạt đại mạch được cấu tạo từ ba bộ phận chính là vỏ, phơi và nội nhũ. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển và chức năng từng phần của hạt mà các bộ phận đó có thành phần hố học khác nhau
.
Hình 37: Hạt đại mạch
Vỏ: Vỏ là bộ phận có chức năng bảo vệ phơi và nội nhũ khỏi bị tác động cơ học, hố lý của môi trường. Trọng lượng của vỏ chiếm từ 10 - 13 % trọng lượng của hạt. Vỏ đại mạch thường có ba lớp : lớp vỏ trấu, lớp vỏ quả và lớp vỏ hạt.
Nội nhũ: Nội nhũ là phần lớn nhất đồng thời cũng là phần giá trị nhất của hạt. Cấu trúc của nội nhũ gồm các tế bào lớn có thành mỏng chứa đầy các hạt tinh bột, một ít protein, celluloza, chất béo, tro và đường.
Ngồi cùng của nội nhũ, nơi tiếp giáp với lớp vỏ hạt là lớp alơron. Lớp alơron rất giàu protein, chất béo, đường, pentozan, vitamin và chất tro.
Phôi: Phôi là phần sống của hạt, trọng lượng của phôi chiếm khoảng 2,5 - 5 % trọng lượng của hạt. Phôi nằm ở gần đế của hạt, bao gồm phôi lá, phôi thân và phôi rễ.
Tiếp giáp giữa phôi và nội nhũ là một lớp tế bào gọi là lớp ngù. Lớp ngù này đóng vai trò như một màng bán thấm, chỉ cho các chất hồ tan từ nội nhũ đi vào phơi và nước từ phôi đi vào nội nhũ.
.2.8.3. Môi trường sống
Lúa mạch được trồng ở những vùng có khí hậu ơn hịa trên khắp thế giới.
.2.8.4. Tình hình trồng trọt
Lúa mạch được trồng khắp nơi trên thế giới. Trên thế giới, sản lượng đại mạch hàng năm khoảng 200 triệu tấn/năm. Năm 1990 là 177,6 triệu tấn, năm 1993 là 169,5 triệu tấn, đến năm 1995 là 142,7 triệu tấn. Tổng sản lượng lúa mạch toàn cầu thể 2010, tổng sản lượng lúa mạch đạt 140.95 triệu tấn, 133.11 triệu tấn(năm 2000). Đại mạch được trồng chủ yếu ở các vùng có khí hậu ơn đới như châu âu, Bắc Mỹ. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học công nghệ, đại mạch đã được trồng ở một số nước như ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi, Thái Lan. Theo khu vực địa lí, Châu Âu đạt 73.49 triệu tấn, chiếm 59.5%( năm 2010).Năm 1961, sản lượng lúa mạch của châu Âu là 40.74 triệu tấn. Sau đó, đến năm 1995 tăng lên 84.86 triệu tấn.
Một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La trồng đại mạch vào vụ đông từ tháng 10 đến tháng 4. Năng suất có thể đạt từ 1,5 - 3,5 tấn/ ha. Một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình... cũng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây đại mạch. Mặt khác, do không cạnh tranh được với cây lúa nên hầu như các hướng nghiên cứu ít tập trung vào vùng này. Ở một số huyện của các tỉnh vùng Tây Nguyên đại mạch cũng phát triển tốt trong vụ đông từ tháng 10 đến tháng 4. Ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng lúa mỳ và đại mạch có thể trồng được ba vụ một năm.
.2.8.5. Tình hình khai thác
Hàng năm, ngành bia Việt Nam nhập khẩu trung bình từ 120.000 đến 130.000 tấn malt, trị giá khoảng 50 triệu USD và dự kiến sẽ lên tới 80 triệu USD vào năm 2005, trên 100 triệu USD vào năm 2010. diện tích canh tác (566.000 km²). Sản lượng lúa mạch bắt đầu giảm nhẹ từ năm 2000-2010, giảm từ 84.02 triệu tấn (năm 2010). Châu Á có sản lượng lúa mạch đứng tấn(năm 2010), chiếm 16%. Nhìn chung, sản lượng lúa mạch của châu có xu hướng giảm Châu Mĩ có sản lượng lúa mạch đáng 2010, chiếm 13%. Châu Phi và châu Đại Dương chỉ chiếm ứng là 5.4% và 6.2 %( năm 2010).
.2.9. Kê
Kê là tên gọi chung để chỉ một vài loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ, thoạt nhìn tương tự cỏ lồng vực nhưng hạt to và mẩy hơn. Hạt kê làm lương thực như gạo cho người ăn hoặc chim chóc.
.2.9.1. Giá trị kinh tế
Cây kê (Setaria italica Beauv.) là một trong các loài cây lấy hạt được con người sử dụng làm lương thực từ 5000 năm đến 6000 năm trước và là một trong sáu cây trồng quan trọng trên thế giới. Hạt của chúng được sử dụng giống như các loại hạt ngũ cốc khác, có thể được dùng để chế biến các món như cháo kê, xơi kê, nước xốt cà chua kê…hay có thể nghiền nhỏ làm bánh mì, bánh nướng…Nó được coi là nguồn lương thực ổn định ở các vùng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Châu Âu và
một phần ở Châu Phi (Wietgrefe, 1990). Tuy nhiên ở các nước phương Tây thì hạt kê được dùng làm thức ăn cho chim, và thu cỏ khô làm thức ăn cho gia súc. Ở Việt Nam, kê còn được sử dùng làm men rượu ngô vốn là đặc sản nổi tiếng của vùng Bắc Hà – Lào Cai. Ngồi ra, khi trẻ em bị rơm sẩy có thể dùng hạt kê đun lên làm nước tắm, mặt khác do kê có rất nhiều kẽm nên lá tươi rất tốt cho những người mẹ mới sinh, thân còn làm thức ăn cho gia súc. Sản lượng kê toàn cầu năm 2006 đạt 31.783.428 tấn, so với năm 2005 đạt 30.589.322 tấn và năm 1961 đạt 25,703,968 tấn.
Hình 38: Cây kê
.2.9.2. Môi trường sống
Kê sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và khơ cằn, những vùng khí hậu nóng và giai đoạn có mưa là rất ngắn, hay những vùng khí hậu mát và mùa hè ấm áp ngắn. Kê chịu nóng rất tốt, có khả năng chịu nhiệt độ cao từ 38 đến 400C,
tùy thuộc vào giống. Kê cần nhiệt độ ấm áp cho quá trình nảy mầm mầm và phát triển, rất nhạy cảm với mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thấp hơn 30C cây sẽ chết (Trần Đình Long, 1996) Nhiệt độ tối thích cho hạt nảy mầm là 23 – 300C, pH đất thích hợp là từ 5-6 Đồng thời kê có thể sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất nghèo dinh dưỡng do nhu cầu dinh dưỡng của kê không cao (www.en.wikipedia.org). Kê nhạy cảm với sương giá lạnh. Kê được trồng như mùa phụ ở những nơi cây trồng khác chết hoặc sinh trưởng chậm do khí hậu khắc nghiệt (Oelke và cs, 1990). Ở châu Phi và Ấn Độ chỉ kê sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa từ 800 – 1200 mm/năm, và ở những nơi có mùa khơ nóng kéo dài. Với lượng mưa từ 530 – 750mm/năm có thể canh tác nhờ nước trời nhưng nếu nhỏ hơn thì cần phải tưới nước, nhiệt độ có thể thay đổi từ 11,1 đến 27,40C và pH đất từ 5,0 – 8,2 (Duke. J.A. và Ayensu. E. S., 1985).
.2.9.3. Đặc điểm cấu tạo
Hoa kê bắt đầu nở vào lúc 8 – 9 giờ sáng, và kết thúc vào 15 giờ cùng ngày, thời gian hoa nở rộ nhất là từ 10 – 13 giờ trong ngày, mỗi hoa nở kéo dài từ 15 – 40 phút, cả bông nở trong vịng từ 4 – 20 ngày, tuỳ bơng to hay nhỏ
.2.9.4. Tình hình trồng trọt
Theo thống kê từ 1992 – 1994 hàng năm trên tồn thế giới diện tích trồng các loại kê là khoảng 38 triệu ha (19 triệu ha ở Châu Phi, 17 triệu ha ở Châu Á và nhiều khu vực có diện tích nhỏ như: Ở Châu Mĩ, Châu Đại Dương và các vùng thuộc Liên Bang Nga). Năng suất hạt trung bình khoảng 750 kg/ha. Như vậy mỗi năm sản xuất được khoảng 28 triệu tấn với 22 triệu tấn được dùng làm lương thực cho con người. Tổng sản lượng hạt kê trên thế giới vào thời gian 2000- 2003 là xấp xỉ 30,5 triệu tấn với năng suất trung bình 770 kg/ha.
Theo K. Railey, những loài đang được trồng phổ biến là: Kê đuôi chồn (Foxtail millet), Kê ngọc trai (Pearl millet), Kê hấu) (Panicum miliaceum), Finger millet (Eleusine coracana), Cây kê đi chồn (đầu bơng có hình đi chồn) Tinai (Nam Ấn Độ). Kê đi chồn cũng được trồng ít ỏi ở Mỹ trong suốt thời kì thuộc địa, nhưng sau 1850 diện tích trồng tăng đột ngột ở vùng đồng bằng lớn (Great Plains). Ngày nay, kê đuôi chồn trồng chủ yếu ở Đông Á (Oelke và cs, 1990).