Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

Một phần của tài liệu Luận văn tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội BLHS 2015 (Trang 25 - 31)

1.1. Những vấn đề lý luận về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộ

1.1.4. Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam.

Đoạn 2 Điều 16 BLHS năm 2015 quy định: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.

Quy định này cho thấy, TNHS của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được xem xét đối với tội định phạm và tội phạm khác.

1.1.4.1. Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội định phạm

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm dựa trên các căn cứ sau:

1.1.4.1.1. Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi

Hành vi là biểu hiện bên ngồi của ý chí phạm tội nhằm gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Do vậy tính nguy hiểm của hành vi phạm tội được coi là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất của tội phạm. Như vậy khi xem xét tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi ta phải xem xét dưới hai góc độ:

- Về khách quan: Đó là tính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm, thể hiện qua các yếu tố sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội; Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ xã hội bị xâm hại.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp mà tội phạm mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Tức là hành vi phạm tội mới ở mức độ đe dọa hoặc bắt đầu xâm hại trực tiếp đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, do tội phạm mới chỉ ở giai

đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, nên hành vi phạm tội có thể chưa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội hoặc đã gây ra nhưng chưa thể hiện được đầy đủ sự nguy hiểm của hành vi so với trường hợp tội phạm đã hoàn thành.

- Về chủ quan: gồm các yếu tố: Tính chất và mức độ của lỗi và Động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội. Trong đó, yếu tố lỗi là quan trọng nhất. Lỗi được chia làm hai loại lỗi cố ý và lỗi vô ý, trong tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ đặt ra đối với lỗi cố ý, điều này thể hiện quyết tâm dứt khoát của chủ thể xuất phát từ quyết định sai lầm ban đầu cho đến quyết định tự nguyện dừng việc phạm tội.

Như vậy, xét về khách quan và chủ quan của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cho thấy hành vi không thực hiện tiếp tội phạm đã hạn chế hoặc loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội và đây cũng là căn cứ để các cơ quan chức năng xem xét miễn TNHS cho người phạm tội về tội định phạm.

1.1.4.1.2. Căn cứ vào mục đích của hình phạt và chính sách hình sự của Nhà nước ta

Ngồi căn cứ trên thì căn cứ vào mục đích của hình phạt và chính sách nhân đạo trong luật hình sự của Nhà nước ta cũng cũng là căn cứ của việc miễn trách nhiệm hình sự. Tại Điều 31 BLHS năm 2015 về mục đích của hình phạt: “Hình phạt khơng chỉ nhằm mục đích trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tơn trọng pháp luật, phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. Như vậy, hình phạt ngồi mục đích trừng trị người phạm tội cịn có mục đích giáo dục, ngăn ngừa. Trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được ngăn chặn hoặc loại bỏ, trường hợp này khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt cho người phạm tội về tội định phạm mà miễn TNHS cho họ, đây chính là biện pháp ngăn ngừa phù hợp nhất. Ngồi ra, chính sách hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, ngoan cố và khoan hồng đối với người biết

ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa sai lầm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

1.1.4.2. Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội phạm khác

Theo quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015, trường hợp nếu hành vi thực tế của người phạm tội đã cấu thành một tội phạm khác thì họ chỉ được miễn TNHS về tội định phạm và vẫn phải chịu TNHS về tội phạm khác. Nếu người phạm tội chỉ chịu TNHS về chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt của tội phạm khác thì đồng nghĩa với việc người này khơng thực hiện được tội phạm đến cùng là do ngun nhân ngồi ý muốn thì rõ ràng tội định phạm cũng là do nguyên nhân khách quan, nếu như vậy thì khơng được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tội phạm khác có thể có cùng tính chất hoặc khác tính chất với tội định phạm (ví dụ như tội giết người là tội định phạm và tội cố ý gây thương tích là tội phạm khác). Tội phạm khác phải có mối quan hệ với tội định phạm.

Ví dụ: Phạm Văn Q do bực tức với Trần Tiến A nên đã chú ý đợi A trên đường đi đá bóng về để giết, nhưng khi A đi qua Q nghĩ lại sợ nên đã từ bỏ ý định giết A nên để A đi qua, 15 phút sau chị Bùi Thị H (32 tuổi) đi qua, thấy chị H xinh đẹp, Q đã đe dọa, cưỡng chế chị H đưa vào ven đường thực hiện hành vi hiếp dâm. Trong trường hợp này Q đã phạm tội “Hiếp dâm”, nhưng đây không phải là tội phạm khác theo quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015 vì nó khơng liên quan với hành vi định giết A của Q.

1.1.4.3. Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong trường hợp đồng phạm

1.1.4.3.1. Trách nhiệm hình sự của người thực hành:

Khi xem xét điều kiện của người thực hành trong đồng phạm phải xem xét qua 2 trường hợp: có một người thực hành hay có hai người đồng thực hành trở lên.

Trường hợp đồng phạm có một người thực hành, người thực hành được miễn TNHS tương tự như trường hợp phạm tội riêng lẻ.

Trường hợp đồng phạm có hai người thực hành trở lên; có thể xảy ra trường hợp một người hoặc một số người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, còn những người đồng thực hành khác vẫn tiếp tục thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS nếu họ đã khơng làm gì hoặc những việc mà họ đã làm trước khi từ bỏ ý định phạm tội khơng giúp gì cho những người đồng phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm.

Ví dụ: ba người rủ nhau đến ga xe lửa để trộm cắp, nhưng không bàn bạc gì cụ thể; trên đường đi một người đã bỏ về vì khơng muốn phạm tội nữa; hai người còn lại vẫn tiếp tục đến ga xe lửa và lợi dụng sự sơ hở của một số hành khách đã trộm cắp được một số hành lý.

Còn nếu những việc mà họ đã làm được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì họ cũng phải có những hành động tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm đó [54]. Nếu họ khơng ngăn chặn được hậu quả xảy ra thì họ có thể vẫn phải chịu TNHS tương tự như trường hợp về người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức (nêu ở phần TNHS của các dạng người đồng phạm khác dưới đây).

Ví dụ: ba người rủ nhau đến ga xe lửa để trộm cắp, một người trong số họ đã vẽ sơ đồ phịng bán vé trong đó có vị trí để két sắt để đồng bọn nắm được, sau đó người này đã tự ý bỏ về và khuyên đồng bọn khơng trộm cắp nữa nhưng sau đó 2 người cịn lại vẫn sử dụng sơ đồ để thực hiện tội phạm thì người đó vẫn có thể phải chịu TNHS.

Người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm, nhưng có thể phải chịu TNHS về tội khơng tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 390 BLHS năm 2015.

Đó là: người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. Đây là những người gián tiếp thực hiện tội phạm nên điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác so với điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người trực tiếp thực hiện tội phạm, do hành vi của họ không trực tiếp gây ra hậu quả nên việc họ dừng lại khơng có ý nghĩa nhiều trong việc hạn chế hậu quả xảy ra, tội phạm vẫn hoàn thành và họ vẫn phải chịu TNHS, để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn TNHS, những người này phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa người thực hành không tiếp tục phạm tội hoặc ngăn chặn hậu quả xảy ra và hậu quả đã không xảy ra.

BLHS của nước ta mới chỉ quy định việc áp dụng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người thực hành mà chưa quy định chính thức trong BLHS đối với ba loại người đồng phạm còn lại là người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Mục I Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS năm 1985 hướng dẫn về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm như sau:

Để được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS năm 1985, người xúi giục, người tổ chức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.

Người giúp sức phải chấm dứt việc tạo những điều kiện tinh thần, vật chất cho việc thực hiện tội phạm (như không cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội; không chỉ điểm, dẫn đường cho người thực hành...). Nếu sự giúp sức của người giúp sức đang được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối với người xúi giục, người tổ chức để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Nhưng nếu những việc họ đã làm không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu

quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải chịu TNHS; họ chỉ có thể được miễn TNHS theo khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1985, nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác mà họ đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.

Trên thực tế cho thấy, có vụ án người đồng phạm với vai trị giúp sức cho việc thực hiện tội phạm, đã tự nửa chừng chấm dứt việc tội phạm nhưng khơng có hành động tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã khơng khởi tố vụ án hình sự do chưa đến mức truy cứu TNHS.

Ví dụ: Vụ việc bác sĩ và nhân viên kíp trực Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An bị hành hung trong quá trình tiếp nhận, xử lý bệnh nhân cấp cứu ngày 18/8/2017. Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra khẳng định, người đánh các nhân viên y tế là ơng Nguyễn Đình Hồng T. Tuy nhiên, khơng có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với ơng T về các hành vi "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác", "Gây rối trật tự công cộng", "Chống người thi hành công vụ". Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát điều tra xác định ơng T đã có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, đó là: có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; gây mất trật tự ở bệnh viện; xâm hại đến sức khỏe của người khác.

Liên quan đến việc camera an ninh ghi lại cảnh ông Nguyễn Xuân H cầm ghế giúp sức, cơ quan chức năng xác định đây là hành vi thể hiện sự đồng phạm. Sau đó, ơng H tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi vi phạm (giữa chừng đã dừng lại). Tuy nhiên, ông H vẫn được xác định có hành vi "gây mất trật tự ở bệnh viện". Chính vì lẽ trên, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc và chuyển tồn bộ hồ sơ vụ việc đến Cơng an thành phố Vinh để xử lý vi phạm hành chính đối với ơng T và ơng Nguyễn Xuân H. Trong vụ việc, ông Nguyễn Xuân H thể hiện sự đồng phạm vai trò giúp sức đã tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi vi phạm, căn cứ vào tính nguy

hiểm cho xã hội của hành vi, Cơ quan CSĐT đã khơng khởi tố vụ án hình sự do chưa đến mức truy cứu TNHS.

Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được đặt ra khi trường hợp những người đồng phạm chưa thỏa mãn một CTTP cụ thể. Khi có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một người hay một số người thì việc miễn TNHS chỉ áp dụng đối với bản thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Một phần của tài liệu Luận văn tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội BLHS 2015 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)