việc phạm tội trên thực tế:
Bên cạnh các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, để bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất địi hỏi cần có các giải pháp bảo đảm áp dụng như sau:
Đối với việc thống kê số liệu thực tế: Hiện nay cơng tác thống kê các vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã được quan tâm đầy đủ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá và các báo cáo hàng năm theo quy định chung hoặc theo từng nội dung riêng biệt, việc thống kê số liệu chủ yếu được phân theo các tội danh, song đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì chưa có. Để đánh giá chính xác, hiệu quả chế định này, cần có số liệu thống kê trên thực tế của các vụ án được miễn trách nhiệm hình sự về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, bắt đầu từ cơ quan điều tra, sau đó là viện kiểm sát nhân dân và cuối cùng là tịa án các cấp.
Tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật: Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị trong việc nâng cao nhận thức của người dân về mặt pháp luật, đây là khâu đầu tiên của q trình thi hành pháp luật nhằm truyền tải thơng tin về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước nói chung và chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nói riêng. Đây là một chế định nhỏ nằm trong chế định lớn về tội phạm, có tính phức tạp nên cần phải được tuyên truyền, phổ biến cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu đến nhân dân, để người dân hiểu được, công tác này thời gian qua Bộ Tư pháp đã làm rất tốt song cần nhân rộng mơ hình tun truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật hơn nữa. Mặt khác thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, sẽ truyền tải được giá trị nhân đạo của chế định này trong luật hình sự Việt Nam đến nhân dân, giúp cho nhân dân nhận thức tốt về chế định này sẽ góp phần vào việc hạn chế tội phạm trên thực tế.
Tăng cường hướng dẫn, giải thích áp dụng pháp luật: Các quy định của phá p luật được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một hướng nhất định, do vậy, việc hiểu đúng, đầy đủ và chính xác các quy định của pháp luật theo nội dung và ý nghĩa của nó sẽ giúp cho việc áp dụng, thực thi pháp luật được chính xác và hiệu quả hơn . Thực tế đã cho thấy, với chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cịn có nhiều cách hiểu khác nhau, việc áp dụng trên thực tế cũng cho thấy nhận thức của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng cũng cịn có sự khác nhau, dẫn đến việc áp dụng khác nhau, do vậy các cơ quan có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, giải thích cần phải tăng cường công tác này hơn nữa, cần ban hành văn bản hướng dẫn, giải thích pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, kiểm sát việc áp dụng quy định pháp luật: Tăng cường vai trò của viện kiểm sát trong việc kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nhằm tránh bỏ lọt tội phạm cũng như tránh trường hợp oan sai.
Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lập pháp giữa Việt Nam với các nước trên thế
giới là hết sức cần thiết, về mặt kỹ thuật lập pháp cần nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Kết luận Chương 3
Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là chế định nhỏ thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, mặc dù qua 3 lần pháp điển hóa nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên các nội dung tại các BLHS thực định. Xuất phát từ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về hình sự của Nhà nước, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó có chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật và chiến lược cải cách tư pháp, xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ trương hội nhập quốc tế và đòi hỏi đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu trên các phương diện lý luận, lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng, việc tiếp tục hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 là hết sức cần thiết trong tương lai.
Xuất phát từ yêu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm nâng cao hiệu quả yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, chúng tơi đã kiến nghị, đồng thời đề xuất xây dựng mơ hình lý luận về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với những sửa đổi, bổ sung trên cơ sở rút ra từ những tồn tại, hạn chế của chế định q ua các mặt lý luận, lập pháp và thực tế áp dụng đã được phân tích ở các Chương 1 và Chương 2 nhằm góp phần tiếp tục hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự nói chung và chế định dạng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nói riêng. Đồng thời đưa ra c ác giải pháp để bảo đảm áp dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trên thực tế.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua các nội dung về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam tại các Chương 1, 2, 3 của Luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một chế định nhỏ thuộc chế định lớn tội phạm trong BLHS thực định thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta qua việc quy định miễn TNHS đối với tội định phạm cho người phạm tội.
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích, làm rõ khái niệm về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội qua các quan điểm, nhận thức khác nhau về khái niệm này trước, trong và sau khi khái niệm được nâng lên thành chế định tại BLHS năm 1985, kết hợp nghiên cứu các quy định của một số nước trên thế giới để qua đó thấy được sự tương đồng và khác nhau giữa các khái niệm, cách thức thể hiện tại BLHS của mỗi nước nhằm tiếp tục hồn thiện chế định.
Qua 3 lần pháp điển hóa từ năm 1985 đến nay, về cơ bản chế định vẫn giữ nguyên các nội dung của BLHS năm 1985, các quy phạm này đã góp phần đáp ứng được cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của Đảng và nhà nước trong suốt thời gian từ năm 1985 đến nay. Tuy nhiên, chế định vẫn còn một số hạn chế, bất cập thể hiện trên các phương diện sau:
- Về phương diện lý luận: do tính phức tạp của chế định nên chế định vẫn cịn nhiều quan điểm có ý kiến khác nhau, nhận thức khác nhau, cần phải tiếp tục hoàn thiện để thống nhất về mặt nhận thức, lý luận.
- Về phương diện lập pháp hình sự: chế định vẫn cịn bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp, chưa chặt chẽ về mặt thuật ngữ, chính xác về mặt khoa học và chưa phù hợp với thực tiễn. Thuật ngữ “việc phạm tội” mới chỉ đề cập đến hành vi tự nguyện chấm dứt tội phạm của 01 loại người phạm tội là “người thực hành” mà chưa đề cập đến hành vi của 03 loại người đồng phạm khác là người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Quá trình xây dựng luật sửa đổi, bổ sung vẫn bỏ sót những kiến nghị liên quan đến chế định. - Về phương diện thực tiễn áp dụng: vẫn có nhiều quan điểm khác nhau giữa các cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng khi xem xét các điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (về yếu tố tự nguyện và về xác định thời điểm tự ý
chấm dứt tội phạm), các ý kiến khác nhau giữa các chun gia nghiên cứu hình sự, Bên cạnh đó, trong thực tế cũng đặt ra vấn đề khác với quy định là thời điểm được coi là tự ý chấm dứt tội phạm có thể đến giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hồn thành, thậm chí là tội phạm hoàn thành.
Căn cứ vào các tồn tại, hạn chế nêu trên, luận văn đã đưa ra yêu cầu về việc tiếp tục hoàn thiện chế định, đưa ra kiến nghị cụ thể và tổng hợp lại thành mơ hình lý luận kiến giải lập pháp. Cụ thể là kiến giải sửa đổi, bổ sung Điều 16 BLHS năm 2015. Ngoài ra kiến nghị thêm 02 nội dung:
- Kiến nghị cần phải xây dựng chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm các quy định về tội phạm chưa hoàn thành (bao gồm: Chuẩn bị phạm tội, Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành) và tội phạm hoàn thành vào phần Chung BLHS thực định để thống nhất một cách logic việc xác định chính xác thời điểm của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
- Kiến nghị một số trường hợp có tính chất đặc thù cần đưa vào quy định ngay trong điều luật cụ thể tại phần tội phạm của BLHS có tính chất như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Đó là các tội có CTTP cắt xén, hình thức thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, đã được luật hình sự xác định thời điểm hồn thành sớm. Cụ thể, kiến nghị trước mắt đối với 2 tội là tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 109 BLHS năm 2015 và tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 113 BLHS 2015 về việc tự nguyện chấm dứt tội phạm trong các trường hợp này có ý nghĩa lớn đối với xã hội, đất nước và con người.
Bên cạnh việc kiến nghị hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tại Điều 16 BLHS năm 2015, Luận văn cũng đưa ra các giải pháp áp dụng chế định này trên thực tế.
Trong quá trình đánh giá thực tế áp dụng, luận văn cịn có điểm yếu là khơng có số liệu thống kê tổng hợp thực tế tại các cơ quan tư pháp tối cao về các trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trên thực tế điều tra, truy tố, xét xử nên khơng tránh khỏi việc nghiêng nhiều về phân tích lý luận. Tuy nhiên, thông qua các vụ án xảy ra trên thực tế hoặc tìm kiếm sưu tầm các kết quả nghiên cứu trước đó, học viên cũng đã phần nào nhìn nhận và đánh giá khách quan các vấn đề thực tế của việc áp dụng thực tiễn chế định này.
Qua xem xét việc áp dụng các điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, chúng ta thấy việc xác định các điều kiện này trong từng vụ án cụ thể là không dễ dàng, nhất là các vụ án hình sự thuộc trường hợp đồng phạm, địi hỏi các cơ quan tư pháp hình sự phải hết sức khách quan, phải căn cứ vào ý chí của chủ thể, yếu tố khách quan khác chỉ là yếu tố thứ yếu, khi xác định xem một người có đủ điều kiện để hưởng chế định nhân đạo này khơng thì cần phải xem thái độ của họ có ý thức được khả năng tiếp tục thực hiện được tội phạm của mình hay khơng ?. Hơn nữa, các cơ quan tư pháp hình sự cũng cần phải bám sát vào ý nghĩa của chế định này, từ đó giải quyết vụ án được đúng đắn.
Đây là chế định nhỏ, phức tạp mang nhiều ý nghĩa trong cơng tác phịng và chống tội phạm, rất cần thiết trong tương lai nên cần có nhiều cơng trình nghiên cứu hơn nữa để hoàn thiện chế định nhân đạo này và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng chế định này của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về hình sự trên thực tế.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Lê Văn Cảm, Vũ Trung, Nông Thị Quỳnh Như (2021), “Các giai đoạn phạm tội và việc tiếp tục hoàn thiện điều khoản có liên quan trong pháp luật hình sự tương lai”, Tạp chí Kiểm sát (01), Tr. 20-29.
2. Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Kiện, Vũ Trung (2021), “Một số vấn đề về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Kiểm sát (08), Tr. 21- 35.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Chính trị (2020), Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQTW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2020), Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ luật hình sự Liên bang Nga (2011), Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp (1997), BLHS của Nhật Bản (Bản dịch), Hà Nội
5. Bộ Tư pháp (1999), BLHS của Trung Quốc (Bản dịch), Hà Nội 6. Bộ Tư pháp (1999), BLHS của Thụy Điển (Bản dịch), Hà Nội
Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo số 34/BTP-PLHSHC ngày 12/02/2015 của về
7. việc tiếp thu và giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định đối với Dự án BLHS (sửa đổi), Hà Nội. Bộ Tư pháp (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Trần Quang Tiệp, Trịnh Quốc Toản (2002), chuyên đề “Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
11. Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
12. Lê Cảm (2003), "Hệ thống pháp luật hình sự Liên bang Nga", Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (1).
13. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
15. Lê Cảm (chủ biên) (2018), sách chuyên khảo, Pháp Luật hình sự Việt Nam từ Thế kỷ X đến nay: Lịch sử và thực tại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Lê Cảm (Biên soạn) (2018), sách chuyên khảo, Nhận thức khoa học phần chung pháp Luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Lê Cảm, giáo trình sau đại học (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Kiện, Vũ Trung (2021), “Một số vấn đề về cải cách tư