chấm dứt việc phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015:
3.1.1 Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật và cải cách tư pháp:
BLHS đầu tiên được pháp điển hóa vào năm 1985, tiếp đến là BLHS năm 1999 và ngày 27/11/2015, BLHS năm 2015 đã được Quốc hội thông qua để thay thế BLHS năm 1999, Do BLHS năm 2015 có những sai sót về mặt kỹ thuật lập pháp nên đã được sửa đổi bổ sung năm 2017 và đến ngày 01/01/2018 mới có hiệu lực thi hành. BLHS năm 2015 nhìn chung đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, về bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về chủ trương hội nhập quốc tế nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, là cơng cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước và của nhân dân trong việc đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, với thời gian ngắn để xây dựng sửa đổi, bổ sung, bên cạnh đó cơng tác tổng kết thực tiễn việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tự pháp đến năm 2020 diễn ra vào thời điểm muộn hơn thời điểm BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành nên nhiều nội dung bất cập, còn thiếu chưa được đưa vào BLHS. Ngay từ thời điểm xây dựng BLHS năm 2015, Hội đồng thẩm định Bộ Tư pháp, cơ quan soạn thảo đã có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung đối với chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tại Điều 19 BLHS năm 1999 vào BLHS năm 2015 nhưng chưa được tiếp nhận, điều chỉnh.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu rõ: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm
vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, đã đặt ra các yếu cầu quan trọng có liên quan mật thiết đến hoạt động tư pháp như: “Nghiên cứu, ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật và Chiến lược cải cách tự pháp...”[18, Tr.22], trong đó, việc hồn thiện quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng khơng nằm ngồi mục đích hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam với định hướng coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định cũ, xây dựng những quy định mới nhằm hồn thiện pháp luật hình sự về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là hết sức cần thiết.
Xu thế chủ động hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các cơng ước về phòng chống tội phạm, Điều này, đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLHS để nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên liên quan đến lĩnh vực hình sự nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên, đồng thời, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt, trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng về quy mơ và tính chất nguy hiểm và những bất cập của BLHS hiện hành là cơ sở thực tiễn quan trọng của việc sửa đổi tồn diện của BLHS trong đó có chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Việc sửa đổi, bổ sung liên tục sẽ khơng bảo đảm được tính ổn định của BLHS với tính chất là một văn bản pháp luật mang tính pháp điển hóa cao, cần điều chỉnh sửa đổi vào một thời điểm phù hợp trong tương lai. Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi BLHS hiện hành trong đó có chế định tự ý nửa chừng chấm dứt vộc phạm tội phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Ngồi những nội dung nêu trên, với những nội dung của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam tại luận văn, tác giả thấy còn những
nội dung cần phải tiếp tục hoàn thiện để chế định này, điều này được phản ánh cụ thể trên các phương diện thực tiễn, lý luận và lập pháp như sau:
3.1.2 Yêu cầu về phương diện lý luận:
Tiếp tục hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam về phương diện lý luận có ý nghĩa đối với các cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự trong việc nhận thức đúng và thống nhất về các nội dung của chế định và giúp cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác để từ đó đưa ra các quyết định của mình. Chế định hiện nay vẫn cịn có một số vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về mặt lý luận nên vẫn cịn có những quan điểm khác nhau. Ngồi ra, cần phải tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý và tiến bộ của luật hình sự các nước nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định.
3.1.3 Yêu cầu về phương diện lập pháp hình sự:
Lập pháp hình sự có vai trị quan trọng trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự, đáp ứng tính logic và khoa học. Đối với chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hiện nay, xét về phương diện lập pháp thì kỹ thuật lập pháp về mặt thuật ngữ chưa đạt, chưa chặt chẽ, chính xác về mặt khoa học và chưa phù hợp với thực tiễn; nội dung quy phạm chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã nhiều lần đề nghị sửa đổi, bổ sung nhưng chưa được quan tâm, tiếp thu điều chỉnh.
3.1.4 Yêu cầu về phương diện thực tiễn áp dụng:
Về phương diện thực tiễn áp dụng vẫn còn một số trường hợp áp dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không đúng pháp luật, khơng có căn cứ pháp luật dẫn đến việc để lọt tội phạm và người phạm tội, do nhận thức không thống nhất, các cơ quan chức năng hướng dẫn chưa toàn diện và cụ thể nên các căn cứ áp dụng còn nhiều bất cập, việc đánh giá khơng chính xác thời điểm chấm dứt việc phạm tội, xác định thế là tự nguyện chấm dứt còn nhiều ý kiến khác nhau; một số tội xâm phạm an ninh quốc gia đã xuất hiện những năm gần đây đòi hỏi yêu cầu quy định, bổ sung điều chỉnh các quy định đáp ứng tính đặc thù. Bên cạnh đó, với những địi hỏi và u cầu khắc phục những hạn chế, thiếu xót từ việc áp dụng thực tiễn chế định tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội, chúng ta cần phải tổng kết thực tiễn, nhất là thực tiễn xét xử để đánh giá hiệu quả của chế định.