1.2. Quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự
1.2.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam:
Về chế định này chúng ta cần học hỏi BLHS của Liên Bang Nga và BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và một số nước khác ở những điểm sau:
BLHS Liên Bang Nga có quy định: “... nếu người tự đình chỉ tội phạm ý thức được khả năng thực hiện tội phạm đến cùng...”. Cho thấy, BLHS Liên bang Nga không quy định việc khách quan có gì ngăn cản hay khơng mà chỉ quan tâm đến quy định là chủ thể có nhận thức được khả năng thực hiện tội phạm đến cùng hay không. Đây là điểm khác biệt so với Luật hình sự Việt Nam. Ngồi ra, BLHS của Liên Bang Nga còn quy định các điều kiện cụ thể của từng dạng người đồng phạm, cho thấy pháp luật hình sự của Liên Bang Nga đã quy định rất đầy đủ về vấn đề này, trong Luật hình sự Việt Nam chưa có quy định chính thức tại BLHS thực định.
Theo BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ba Lan, Tây Ban Nha, Đức, Thụy Điển thì chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có điểm khác biệt so với chế định này của Luật hình sự Việt Nam cũng như các nước chỗ thời điểm tự nguyện chấm dứt tội phạm bao gồm cả giai đoạn tội phạm hoàn thành nhưng người phạm tộ i đã có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hậu quả không xảy ra, trong quá trình xây dựng Dự thảo BLHS năm 2015, Hội đồng thẩm định và cơ quan soạn thảo luật đã đưa nội dung này vào bổ sung, sửa đổi Điều 19 BLHS năm 1999 nhưng chưa được các cơ quan thẩm quyền quan tâm điều chỉnh.
Kết luận Chương 1
Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong các chế định nhỏ thể hiện tính nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, đồng thời là một chế định miễn TNHS đặc biệt. Từ khi BLHS đầu tiên được pháp điển hóa vào năm 1985, khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã được nâng lên thành chế định và ngày càng được hoàn thiện về mặt lý luận. Khái niệm này đã được các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu hình sự tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, đến nay tuy đã được các BLHS năm 1985, 1999 và 2015 ghi nhận chính thức và được áp dụng thống nhất song khái niệm về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vẫn còn những nội dung chưa được nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ, rõ ràng và thống nhất với các quy định pháp luật hình sự và khoa học hình sự.
Về trách nhiệm hình sự đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, trong BLHS đã có quy định đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người thực hành, đối với TNHS của các dạng người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức trong các trường hợp có đồng phạm, Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 và Nghị quyết số 01HĐTP/NQ ngày 19/041989 hướng dẫn việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm. Tuy nhiên, bản thân các hướng dẫn này cũng chưa cụ thể và khó áp dụng trên thực tế, cần có quy định chính thức vào BLHS để đáp ứng về mặt kỹ thuật lập pháp.
Pháp luật hình sự một số nước cũng đều có các quy định tương ứng về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như Luật hình sự Việt Nam. Có nước quy định cụ thể khái niệm này (Nga, Trung Quốc), nhưng cũng có nước khơng quy định cụ thể trực tiếp mà quy định gián tiếp thông qua việc quy định về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (Pháp, Đức). Phần lớn ghi nhận quy định này trong phần quy định về các giai đoạn thực hiện tội phạm tại phần Chung của BLHS.
Về điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nhiều nước có quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ngay cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hoặc tội phạm đã hoàn thành nhưng người phạm tội đã ngăn chặn không để tội phạm tiếp tục xảy ra hoặc ngăn chặn được hậu quả và hậu quả của tội phạm vẫn chưa xảy ra (Ba Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển)
Nhìn chung, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định trong BLHS của Việt Nam là đầy đủ và chặt chẽ hơn cả, cho thấy kỹ thuật lập pháp của nước ta đang tiến gần với kỹ thuật lập pháp của thế giới. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là chế định này đã được hoàn thiện một cách tuyệt đối mà cần phải tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý và tiến bộ của luật hình sự các nước. Cần học hỏi BLHS của Liên Bang Nga trong việc quy định nêu bật được ý chí chủ quan của người phạm tội, thể hiện một cách rõ ràng bản chất của chế định, trong việc quy định các điều kiện cụ thể của từng dạng người đồng phạm ngay tại BLHS. Cần học hỏi BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ba Lan, Tây Ban Nha, Đức, Thụy Điển về việc mở rộng giai đoạn đối với cả trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi thuộc cấu thành tội phạm nhưng giữa hành vi và hậu quả vẫn còn một khoảng thời gian và người phạm tội đã dùng biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn làm cho hậu quả không xảy ra .
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC QUY PHẠM VỀ CHẾ ĐỊNH TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH VIỆT NAM (TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY) VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Thực trạng các quy phạm về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam từ năm 1985 đến nay:
Sau năm 1975, đất nước ta có sự chuyển mình lớn về mọi mặt, kéo theo đó là tình hình trật tự xã hội ngày càng trở nên phức tạp, các tệ nạn xã hội ngày càng tinh vi và trở thành vấn đề nóng bỏng. Trước thực trạng trên và để đáp ứng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, BLHS đầu tiên của nước ta năm 1985 đã ra đời, trong đó quy định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một chế định riêng tại Điều 16, theo đó tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được hiểu là: “Tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản”. Việc quy định chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong BLHS đã góp phần đưa chế định này lên ngang tầm với ý nghĩa của nó, đồng thời tạo nên sự thống nhất chung về chế định này cả ở phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng.
Trong quá trình áp dụng, BLHS năm 1985, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của phần chung BLHS tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986. Nói chung, nội dung của nghị quyết này là đúng, nhưng qua thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận thấy cần phải hướng dẫn thêm về các vấn đề trong đó có vấn đề về phạm tội có tổ chức nên cần phải hướng dẫn lại. Vì vậy, Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/04/1989 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS đã đề cập đến chế định này nhằm hướng dẫn tòa án các cấp áp dụng đối với tất cả các tội phạm được quy định trong BLHS.
Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai, nội dung của Điền 16 BLHS năm 1985 được quy định lại tại Điều 19 của BLHS năm 1999 về cơ bản khơng có thay đổi, bổ sung so với quy định trong BLHS năm 1985 nên hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1988 và Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao về chế định này vẫn còn ý nghĩa. Căn cứ vào các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, qua thực tiễn xét xử, có thể nghiên cứu chế định này với ý nghĩa là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
Đến lần pháp điển hóa lần thứ ba, BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định lại tại Điều 16 của Bộ luật và khơng có gì thay đổi so với quy định trong BLHS năm 1999 .
Như vậy, BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015, nội dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, về cơ bản khơng có gì khác nhau, chỉ thay đổi điều khoản. Tuy nhiên, qua mỗi lần pháp điển hóa thì khái niệm “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” ngày càng được thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn.
Qua thực trạng các quy định pháp luật về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội các giai đoạn từ năm 1985 cho thấy:
2.1.1 Những kết quả đạt được:
Thứ nhất, các quy phạm về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam từ năm 1985 đến nay đã góp phần đưa chế định này lên ngang tầm với ý nghĩa của nó, đồng thời tạo sự thống nhất chung về chế định này cả ở phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng.
Thứ hai, trong việc xây dựng và ban hành các quy phạm về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, kỹ thuật lập pháp của Việt Nam đã tiếp cận được kỹ thuật lập pháp trên thế giới, đã tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm, những điểm hợp lý và tiến bộ của luật hình sự các nước trên thế giới.
Thứ ba, việc xây dựng và ban hành các quy phạm về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử, nó xác định người có hành vi nguy hiểm có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng chịu tới mức nào?.
Thứ tư, Nội dung quy định tại Điều 16 BLHS năm 1985, Điều 19 BLHS năm 1999 và Điều 16 BLHS năm 2015 về cơ bản là giống nhau chỉ có thay đổi một số câu chữ và dấu. Các quy định tại chế định này đã thể hiện sự khoan hồng nhân đạo của Đảng
và Nhà nước ta trong lĩnh vực lập pháp nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, trong việc xác định biện pháp chế tài đối với người phạm tội có hành vi ăn năn, hối cải tự nguyện chấm dứt thực hiện hành vi phạm tội của mình trước kh i có hậu quả xảy ra. Đồng thời, cũng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống tội phạm, hạn chế hậu quả thiệt hại đến tài sản, tính mạng, lợi ích của xã hội, của Nhà nước do tội phạm gây ra.
Thứ năm, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 và Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm và hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm, bước đầu là cơ sở để các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng thực tiễn, đây cũng là cơ sở cho việc cá thể hóa và phân hóa TNHS trong luật hình sự, việc phân hóa TNHS đã góp phần tạo ra đường lối xử lý đối với các trường hợp phạm tội khác nhau, đối với các nhóm chủ thể thực hiện tội phạm khác nhau và là cơ sở để tiến hành cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng pháp luật hình sự.
2.1.2 Những tồn tại, hạn chế:
Thứ nhất, Thuật ngữ “việc phạm tội” trong mệnh đề “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” qua cả 3 lần pháp điển hóa (1985, 1999 và 2015) rõ ràng là chưa đạt về mặt kỹ thuật lập pháp, cũng như chưa chặt chẽ về mặt thuật ngữ, chính xác về mặt khoa học và chưa phù hợp với thực tiễn. Vì thuật ngữ “việc phạm tội mới chỉ đề cập đến hành vi tự nguyện chấm dứt tội phạm của 01 loại người phạm tội là “người thực hành” khi người này “phạm tội” (vì động từ “phạm” và danh từ “tội” tạo thành cụm từ “thực hiện tội phạm”). Như vậy, động từ nói lên hành vi đó hồn tồn khác với động từ biểu thị hành vi của 03 loại người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức). Bởi lẽ, thực tế là họ không trực tiếp “phạm tội” (tức “thực hiện tội phạm”) mà hành vi của 03 loại người đồng phạm nếu chính xác là họ chỉ “tham gia vào” việc “phạm tội” (tức tham gia vào “việc thực hiện tội phạm”).
Thứ hai, tại Điều 16 BLHS năm 2015, các nhà làm luật nước ta mới chỉ quy định chính thức việc áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với một loại người đồng phạm là người thực hành, mà chưa quy định cụ thể và rõ ràng việc áp dụng nó với ba loại người đồng phạm còn lại là người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Tất
nhiên, về vấn đề này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trong Mục I Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS, song cần được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức trong BLHS hiện hành. Mặt khác, khi ghi nhận bổ sung nội dung này cần thay cụm từ “việc phạm tội” bằng cụm từ “tội phạm” mới phù hợp với thực tiễn xét xử và bao quát hành vi của tất cả những người đồng phạm, chứ không chỉ riêng bản thân một loại người đồng phạm là người thực hành.
Hiện nay, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 và Nghị quyết số 01- HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán vẫn là cơ sở để tham khảo, áp dụng khi gặp trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà chưa được quy định chính thức vào BLHS thực định trong khi BLHS năm 1985 đã hết hiệu lực.
Cho đến nay, BLHS năm 2015 vẫn còn giữ nguyên các nhược điểm của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 chưa được khắc phục đó là mới chỉ đề
cập đến vấn đề TNHS của người thực hành mà chưa giải quyết vấn đề TNHS của 03 loại người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) khi họ tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm. Do vậy, quy định về khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa bao quát hết được các chủ thể thực hiện hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Thứ ba, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, thơng thường có 2 dạng thực hiện tội phạm bị xử lý hình sự là: Tội phạm chưa hồn thành với 2 giai đoạn cụ thể là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (thường được gọi chung là hoạt động phạm tội sơ bộ) và tội phạm hoàn thành. Tuy nhiên, mặc dù qua 3 lần pháp điển hóa với 3 BLHS nhưng trong lập pháp hình sự Việt Nam vẫn cịn thiếu hồn tồn các quy phạm chung (tại phần chung) đề cập đến 2 định nghĩa pháp lý rất quan trọng để phân biệt rành mạch và rõ ràng 2 khái niệm tương ứng với 2 dạng tội phạm hoàn toàn khác nhau như: tội phạm chưa hồn thành (hay cịn gọi là hoạt động phạm tội sơ bộ) và tội phạm hoàn thành, cũng như xác định TNHS 2 trường hợp này. Việc BLHS chưa quy định rõ và chính thức các giai đoạn thực hiện tội phạm tại phần chung, chưa thể hiện q trình thực hiện tội phạm có tuần tự, kế tiếp nhau và bao gồm được tất cả các trường hợp cũng liên quan đến việc xác định chính xác giai đoạn phạm tội nào mà người tự ý nửa chừng chấm dứt các hành vi phạm tội để làm căn cứ miễn TNHS.
Thứ tư, tại các kỳ họp của Quốc hội, BLHS năm 1985, 1999 và 2015 đã nhiều