CTTC tại một số quốc gia trên thế giới
1.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia Tại Trung Quốc Tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, hình thức CTTC được triển khai thực hiện từ đầu thập niên 80 nhờ chính sách mở cửa, cải cách đầu tư. Sau 10 năm, lĩnh vực CTTC phát triển rất nhanh chóng về số lượng cũng như loại hình cơng ty CTTC rất đa dạng. Trong số 60 cơng ty CTTC thì có 25 cơng ty liên doanh với nước ngồi.
Hoạt động CTTC chịu sự chi phối bởi kế hoạch và chính sách của Nhà nước để tránh việc đầu tư vào những máy móc thiết bị lạc hậu, lỗi thời và không phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ thực hiện cải tổ, sắp xếp lại tồn diện nền kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực tài chính dưới hình thức các cơng ty CTTC liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài nhằm tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Mặt khác, bằng việc tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi và ban hành chính sách khuyến khích sự phát triển của loại hình dịch vụ này thích hợp như: các công ty CTTC được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và sau năm thứ ba nếu có lợi nhuận mới phải nộp thuế, quy định thuế suất thuế lợi tức ưu đãi đối với dịch vụ CTTC và một loạt các văn bản khác đã làm cho thị trường CTTC phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Hiệp hội CTTC được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của hoạt động CTTC. Thông qua hiệp hội, các thành viên sẽ nhận được sự hỗ trợ, hợp tác phát triển, học hỏi lẫn nhau và đưa ra những vướng mắc chung kêu gọi chính phủ quan tâm giải quyết (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2012).
Tại Indonesia
Các công ty CTTC ra đời ở Indonesia vào năm 1974 trên cơ sở một pháp lệnh liên Bộ Tài chính – Cơng nghiệp – Thương mại. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ năm 1974 đến năm 1988, trong thời gian này, hoạt động CTTC chưa thật sự phát triển. Chỉ đến khi Tổng thống ban hành pháp lệnh số 61/1188 và pháp lệnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì hoạt động CTTC có một bước phát triển đáng ghi nhận. Các pháp lệnh trên đã thay đổi một các đáng kể hoạt động của công ty CTTC, cho phép các công ty CTTC hoạt động rộng hơn.
Hoạt động CTTC ở Indonesia đã đáp ứng một khối lượng lớn đầu tư máy móc thiết bị đáng kể cho nền kinh tế. Thị trường CTTC phát triển được là do chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi như: Miễn giảm thuế đối với tài sản cho thuê cả khi nhập khẩu cũng như khi bán tài sản (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2012).
Tại Malaysia
Công ty CTTC độc lập ở Malaysia được thành lập năm 1974 và phát triển nhanh chóng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80. Tuy nhiên, đến năm 1985- 1986, với những kinh nghiệm còn yếu và sự sửa đổi các biện pháp hành chính của chính phủ nhằm xóa bỏ những lổ hỗng về thuế và thắt chặt việc sử dụng thuật ngữ “Cho thuê” đã ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê. Và đến năm 1989-1990, nền kinh tế của Malaysia phục hồi, phần lớn các khu vực kinh tế được mở rộng,
đặc biệt là khu vực công nghiệp, điều đó lại thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển. Ở Malaysia, công ty CTTC chủ yếu thực hiện các dịch vụ cho thuê thiết bị và tiến hành cả hai hình thức CTTC và mua trả góp. Lý do tạo ra sự phát triển của cho th trả góp là do cơng ty CTTC khơng có đủ nguồn vốn dài hạn tương ứng với những khoản cho thuê dài hạn và bản thân khách hàng thích hình thức trả góp vì tính linh hoạt của nó, nếu hợp đồng cho thuê kết thúc, người thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản mà khơng cần mua lại tài sản đó với giá thị trường tại thời điểm chuyển quyền sở hữu ((Hoàng Thị Thanh Hằng, 2012).
1.4.2 Một số bài học cho các cơng ty cho th tài chính Việt Nam
Một là, hệ thống pháp luật Việt Nam cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
các công ty CTTC phát triển bằng việc hồn thiện khung pháp lý, có chính sách giám sát để hỗ trợ kịp thời và tháo gỡ khó khăn cho các cơng ty CTTC. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động CTTC được phát triển một cách vững chắc.
Hai là, các công ty CTTC cần tăng cường năng lực tài chính bằng việc gia tăng
nguồn vốn hoạt động với nhiều hình thức như: gia tăng vốn điều lệ, liên doanh liên kết với các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước…
Ba là, các công ty CTTC cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ CTTC cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu thơng qua việc đa dạng hố các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ để nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của từng khách hàng.
Bốn là, Nhà nước cần đẩy mạnh vai trò của hiệp hội CTTC. Hiệp hội CTTC là
nơi các công ty CTTC hợp tác phát triển, học hỏi lẫn nhau, trao đổi những vấn đề khó khăn trong thực tiễn hoạt động, đưa ra những vướng mắc chung để trình các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hiệp hội cịn là nơi quảng bá hình ảnh và sản phẩm của các công ty CTTC đến với khách hàng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Năng lực cạnh tranh của cơng ty CTTC là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Đó là việc sử dụng thực lực và lợi thế nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải thiện vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nội dung Chương 1 cho chúng ta cái nhìn tổng quát về cạnh tranh kinh doanh trong lĩnh vực cho th tài chính, đó là một quy luật tất yếu giúp đào thải những công ty CTTC yếu kém và giúp những cơng ty CTTC có năng lực phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực cho thuê.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một cơng ty CTTC, nội dung Chương 2 sẽ đề cập đến lịch sử hình thành và những hoạt động chính của VietinBank Leasing, trong đó nội dung chính về thực trạng năng lực cạnh tranh của VietinBank Leasing sẽ được thể hiện chi tiết để từ đó giúp người đọc đánh giá năng lực cạnh tranh của VietinBank Leasing hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY CHO TH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM