Các hoạt động chính của VietinBank Leasing

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 39)

2.1 Giới thiệu về VietinBank Leasing

2.1.3 Các hoạt động chính của VietinBank Leasing

2.1.3.1 Huy động nguồn vốn

Để có nguồn vốn CTTC, VietinBank Leasing thực hiện việc huy động vốn từ các nguồn sau: Nhận tiền gửi của các tổ chức; Vay vốn các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của các tổ chức; Tiếp nhận vốn ủy thác từ Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động CTTC.

Để phù hợp với hoạt động CTTC của cơng ty, là một loại hình của tín dụng trung dài hạn, hoạt động huy động vốn mà VietinBank Leasing thực hiện vẫn còn tập trung vào các nguốn vốn huy động có tính chất trung, dài hạn như các khoản vay vốn tín dụng trung, dài hạn của VietinBank hay các khoản tiền gửi trung, dài hạn từ các công ty bảo hiểm mà VietinBank Leasing hợp tác để mua bảo hiểm cho tài sản thuê tài chính.

2.1.3.2 Cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là hoạt động chủ chốt, xuyên suốt quá trình kinh doanh của

VietinBank Leasing.

Đối tượng cho thuê là tất cả các tổ chức hoạt động, cá nhân sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản th cho mục đích hoạt động của mình, bao gồm: cá nhân, hộ gia đình; doanh nghiệp; các tổ chức khác thuộc đối tượng vay của các tổ chức tín dụng.

Tài sản cho thuê là các phương tiện vận chuyển; máy móc, thiết bị thi cơng; dây chuyền sản xuất; thiết bị gắn liền với bất động sản; các động sản khác mà không bị pháp luật cấm. Giá trị tài sản cho thuê bao gồm giá mua và các chi phí liên quan để hình thành tài sản thuê.

Thời hạn cho thuê tối đa là 10 năm. Riêng đối với các tài sản đã qua sử dụng, thời gian cho thuê sẽ không quá 5 năm.

Lãi suất cho thuê chủ yếu sẽ được tính bằng Việt Nam Đồng, áp dụng theo phương thức lãi suất thả nổi.

Quy trình cho thuê tài chính tại VietinBank Leasing:

Hình 2.2: Quy trình cho thuê tài chính

(1) (2)

(4) (6)

(3) (5)

Nguồn: Website VietinBank Leasing

(1) Thỏa thuận về tài sản thuê: máy móc, thiết bị, phương tiện… (2) Hợp đồng CTTC

(3) Hợp đồng mua bán tài sản (4) Giao hàng, đặt hàng, chạy thử (5) Thanh toán tiền mua tài sản (6) Thanh toán tiền thuê tài chính

Mua và cho thuê lại

Tài sản mua và cho thuê lại là các phương tiện vận chuyển; máy móc, thiết bị thi công; dây chuyền sản xuất; thiết bị gắn liền với bất động sản hay các động sản khác không bị pháp luật cấm.

2.1.3.3 Bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC

Bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC là việc VietinBank Leasing bán khoản phải thu – số tiền mà bên th cịn phải trả cho cơng ty theo Hợp đồng CTTC – cho bên mua là các nhà đầu tư, bao gồm: các tổ chức hoạt động tại Việt Nam, cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Bên thuê

VietinBank Leasing Nhà cung cấp tài sản

Giá bán các khoản phải thu do các bên thỏa thuận, được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với số tiền bên thuê còn phải trả theo hợp đồng CTTC. Sau khi bán khoản phải thu, VietinBank Leasing vẫn nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê và tiếp tục thu hồi tiền thuê để trả cho bên mua.

2.1.3.4 Cho thuê vận hành

VietinBank Leasing thực hiện nghiệp vụ cho thuê vận hành với các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc đối tượng vay của các tổ chức tín dụng, hộ gia đình và các cá nhân. Các điều kiện thuê, tài sản thuê, lãi suất thuê sẽ do hai bên thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng CTTC.

2.1.3.5 Các hoạt động khác

Ngoài các nghiệp vụ nêu trên, VietinBank Leasing còn thực hiện các hoạt động khác như: Cung ứng các dịch vụ bằng đồng ngoại tệ; Dịch vụ nhận ủy thác bằng tiền để mua máy móc thiết bị và động sản khác của bên ủy thác và CTTC đối với bên thuê; Đại lý bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm trong nước; Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc do NHTW tổ chức; Mua, bán trái phiếu Chính phủ.

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của VietinBank Leasing 2.2.1 Năng lực tài chính 2.2.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính VietinBank Leasing được thể hiện qua các tiêu chí về quy mơ vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời và chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh của VietinBank Leasing.

Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện rõ nét qua vốn điều lệ của VietinBank Leasing. Khi thành lập, vốn điều lệ của VietinBank Leasing chỉ có 55 tỷ đồng. Sau 15 năm kể từ ngày thành lập, vốn điều lệ của công ty đạt tới 800 tỷ đồng, tăng 15 lần; Tổng tài sản tăng 25 lần. Hiện tại, VietinBank Leasing đang có vốn điều lệ cao nhất trong số 12 công ty CTTC đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là một lợi thế rất lớn, tạo

điều kiện VietinBank Leasing có thể khuếch trương vị thế của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh so với các đối thủ.

Bảng 2.1: Vốn điều lệ các cơng ty CTTC tính đến 30/06/2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Stt Tên cơng ty cho th tài chính Vốn điều lệ

1 Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam 447

2 Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam 500

3 Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam 800

4 Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển

Nông thôn 200

5 Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển

nông thôn 350

6 Công ty CTTC ANZ-V/TRAC (100% vốn nước ngồi) 103 7 Cơng ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam (100% vốn

nước ngoài) 350

8 Cơng ty CTTC Kexim (100% vốn nước ngồi) 13 Triệu USD 9 Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Sài Gịn

Thương Tín 300

10 Cơng ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease (100% vốn

nước ngoài) 200

11 Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Á Châu 200 12 Công ty TNHH MTV CTTC Công nghiệp Tàu thuỷ 200

Khả năng sinh lời

VietinBank Leasing luôn quan tâm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm, cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động. Công ty luôn tăng cường công tác quản trị rủi ro, đảm bảo kinh doanh chất lượng và hiệu quả. Công ty luôn đảm bảo phục vụ tốt khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng. Trong số 12 công ty CTTC, VietinBank Leasing là một trong những cơng ty CTTC hoạt động có hiệu quả nhất. Lợi nhuận hàng năm của công ty tăng trưởng từ 10%-15%; Nợ xấu dưới mức 3%; Đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước hàng năm.

Khả năng sinh lời của VietinBank Leasing thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA), tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê tài chính, khả năng huy động nguồn vốn.

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Bảng 2.2: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) VietinBank Leasing

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận sau thuế 21,44 44,00 61,39 75,45 75,73

Vốn chủ sở hữu 368,11 609,25 564,04 887,31 898,91

ROE 5,82% 7,22% 10,88% 8,50% 8,42%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank Leasing qua các năm

Qua bảng tính trên cho thấy, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của VietinBank Leasing tương đối tốt, tăng đều qua các năm. Do ảnh hưởng của suy thối tồn cầu, thêm vào đó VietinBank Leasing tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ nên tốc độ tăng của ROE bị giảm trong năm 2011, 2012.

Hình 2.3: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của một số ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng

So với trung bình ngành ngân hàng thì khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của VietinBank Leasing là khá tốt.

 Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA)

ROA = Thu nhập sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

Bảng 2.3: Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) VietinBank Leasing

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận sau thuế 21,44 44,00 61,39 75,45 75,73

Tổng giá trị tài sản 992,15 1231,46 1596,79 1931,43 1433,18

ROA 2,16% 3,57% 3,84% 3,91% 5,28%

Bảng 2.4: Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) của một số ngân hàng

Năm CTG EIB ACB STB NVB

2010 1,12% 1,85% 1,70% 1,22% 0,81%

2011 1,51% 1,93% 1,70% 1,46% 0,78%

2012 1,22% 1,26% 0,44% 0,66% 0,011%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

So sánh ROA của hệ thống NHTM, ta thấy khả năng sinh lời của tổng tài sản của VietinBank Leasing khá tốt, trung bình trên 3%/năm.

Dư nợ đầu tư và cho thuê

Tổng dư nợ đầu tư và cho thuê của VietinBank Leasing tăng mạnh qua các năm. Tính đến ngày 31/12/2010 là 1.392,6 tỷ đồng, đạt 77% kế hoạch và tăng 14% so với năm 2009. Tổng dư nợ đầu tư và cho thuê đến 31/12/2011 là 1.636,2 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch và tăng 17% so với năm 2010. Trong đó dư nợ đầu tư là 96,2 tỷ đồng và dư nợ cho thuê là 1.540 tỷ đồng.

Năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên dư nợ cho th của cơng ty có xu hướng giảm, đạt 1.437,6 tỷ đồng, giảm 12,1% so với đầu năm và đạt 95,8% kế hoạch năm 2012.

Bảng 2.5: Dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê của VietinBank Leasing

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê 748,80 815,70 1.392,60 1.636,20 1.437,60

Tăng/giảm 66,90 576,90 243,60 -198,60

Tốc độ tăng trƣởng 8,93% 70,72% 17,49% -12,14%

Bảng 2.6: Dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê của một số công ty CTTC Đơn vị tính: tỷ đồng Dƣ nợ cho thuê 2008 2009 2010 2011 2012 Sacombank Leasing 319,06 248,79 558,13 923,95 947,72 ACB leasing 101,03 172,72 423,30 826,07 925,20 Vietcombank Leasing 892,30 1.044,86 1.190,90 1.286,70 1.346,35

Nguồn: Báo cáo tài chính các cơng ty CTTC qua các năm

Qua hai bảng số liêu trên cho thấy, VietinBank Leasing là một trong số các cơng ty CTTC có dư nợ lớn trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam. Cơng ty đã xem xét đầu tư vào loại tài sản, đối tượng khách hàng và địa bàn đầu tư một cách phù hợp. Từ đó, cơng ty đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho phù hợp với tình hình thực tế. Năm 2011, dư nợ đầu tư và cho thuê khu vực công ty nhà nước và TNHH, cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước trên 50% là 371,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23% trong tổng số dư nợ. Dư nợ đầu tư và cho thuê khu vực khác là 1.264,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77% trong tổng số dư nợ. Sang năm 2012, dư nợ đầu tư và cho thuê khu vực công ty nhà nước và TNHH, công ty cổ phần có vốn Nhà nước trên 50% là 320,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng số dư nợ. Dư nợ đầu tư và cho thuê khu vực khác là 1.117,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,7% trong tổng số dư nợ.

Theo nhóm tài sản: Năm 2012, dư nợ nhóm phương tiện vận chuyển có dư

nợ 701,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49%, dư nợ nhóm máy móc thiết bị có dư nợ 706,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49% và dư nợ nhóm các động sản khác có dư nợ 29,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2%.

Theo ngành nghề kinh tế: Năm 2012, dư nợ 4 ngành, bao gồm: Công

nghiệp khai thác mỏ; Công nghiệp chế biến, Xây dựng và Vận tải chiếm tỷ trọng chủ yếu 93% tổng dư nợ, trong đó: Cơng nghiệp khai thác mỏ 24%, Công nghiệp chế biến 25%, Xây dựng 18% và Vận tải 26%.

Hình 2.4: Cơ cấu danh mục Dƣ nợ giai đoạn đầu tƣ và CTTC năm 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính VietinBank Leasing năm 2012

Chất lượng nợ

Tính đến ngày 31/12/2012, dư nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) là 45,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,14% so với tổng dư nợ cho thuê và đầu tư. Cơng ty là một trong số ít những đơn vị có tỷ trọng nợ xấu thấp nhất trong khối các công ty CTTC ở Việt Nam.

Huy động vốn

Các công ty CTTC chỉ được huy động vốn của các tổ chức với thời hạn từ 12 tháng trở lên, nên hầu hết các đơn vị đều không muốn gửi tiền vào công ty, cá biệt một số khách hàng còn u cầu rút vốn trước hạn. Chính vì vậy, cơng tác huy động vốn của VietinBank Leasing gặp rất nhiều khó khăn.

Cơng ty đã trình VietinBank cấp hạn mức tín dụng mới từ tháng 4/2010 đến hết tháng 3/2011 với số tiền 1.400 tỷ đồng và xin cấp thư bảo lãnh cho công ty để nhận tiền gửi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam số tiền 300 tỷ đồng; Làm thủ tục và được cấp hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 100 tỷ đồng.

Cơng ty đã tích cực khai thác, tiếp thị nguồn vốn. Cùng với việc đàm phán duy trì các khách hàng cũ, công ty đã tiếp thị nhiều khách hàng mới như: Tổng công ty Bảo Minh, Công ty tái Bảo hiểm quốc gia, Công ty Bảo hiểm

Nợ nhóm 1: 67,60 % Nợ nhóm 2: 21,66 %

11111111,1%

Nợ giai đoạn đầu tư: 7,60% Nợ xấu: 3,14%

Dầu khí, Cơng ty Bảo hiểm Hàng khơng, Cơng ty Bảo hiểm Xuân Thành… và một số khách hàng thuê tài chính của cơng ty, trong số đó đã khai thác nguồn vốn được trên 20 khách hàng. Với những khách hàng có nhu cầu rút vốn trước hạn hoặc các hợp đồng huy động vốn đến hạn, công ty đã chủ động đàm phán, thuyết phục khách hàng để duy trì nguồn tiền gửi.

Năm 2012, doanh số tự huy động nguồn vốn vào công ty là 482,7 tỷ đồng. Nguồn vốn của công ty chủ yếu sử dụng vốn vay của VietinBank, cả năm đã vay VietinBank là 2.486 tỷ đồng. Công ty đã được VietinBank cấp hạn mức tín dụng năm 2012 với số tiền là 2.100 tỷ đồng. Công ty đã thống nhất và ký với Chi nhánh VietinBank Thăng Long và Chi nhánh Hà Nội bản “Thoả thuận hợp tác với Chi nhánh về việc tiếp thị huy động vốn qua Chi nhánh” và đã được sự chấp thuận của VietinBank.

Bảng 2.7: Huy động vốn của VietinBank Leasing

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng nguồn vốn 1.596,4 1.931,4 1.433,2

Nguồn vốn VietinBank Leasing tự huy động 456 866 482,7

Nguồn: Báo cáo tài chính VietinBank Leasing qua các năm

Chỉ tiêu an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh thể hiện rõ nét qua tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).

Bảng 2.8: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VietinBank Leasing qua các năm

Năm 2010 2011 2012

CAR 39,16% 33,42% 39,49%

Bảng 2.9: Hiện trạng tài chính ngành ngân hàng đến 30/06/2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank Leasing khá cao. So với hệ thống NHTM thì tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank Leasing rất cao. Chỉ số này càng cao càng cho thấy năng lực tài chính VietinBank Leasing lành mạnh, độ tin cậy của khách hàng càng cao.

Trong khi đó, tổng thể tồn ngành CTTC thì CAR bị âm. Theo số liệu được kiểm tốn cơng bố đầu năm 2011, riêng Công ty CTTC II - Agribank (ACL II) có vốn điều lệ 350 tỷ đồng nhưng đã huy động hơn 11.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2008- 2009. Dư nợ tính đến thời điểm kiểm toán của doanh nghiệp là 11.500 tỷ đồng. Lỗ năm 2009 khoảng 3.000 tỷ.

2.2.2 Năng lực quản trị, điều hành

Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo VietinBank Leasing khá tốt. Ban lãnh đạo là những người công tác lâu năm trong ngành Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt là có kinh nghiệm, am hiểu thị trường cho th tài chính Việt Nam, có quan hệ với nhiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)