So sánh giữa phát hành thêm cổ phiếu và vay ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. (Trang 37)

vay ngân hàng thương mại

Phát hành thêm cổ phiếu

Vay các ngân hàng thương mại

1. Mức độ nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn

- Quy trình phức tạp, qua nhiều bước - Tiếp cận nhanh chóng, thủ tục đơn giản

2. Quyền kiểm sốt doanh nghiệp

- Các cổ đơng lớn có khả năng mất quyền kiểm soát, và phải từ bỏ các lợi ích trong tương lai tạo ra từ doanh nghiệp

- Không ảnh hưởng tới quyền kiểm sốt của

các cổ đơng lớn

3. Các yêu cầu của đối tượng cung cấp vốn

- Quyết định đầu tư dựa vào kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp

- Quan tâm tới tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp và có kèm yêu cầu các tài sản đảm bảo

4. Nghĩa vụ hoàn trả nguồn vốn

- Khơng có nghĩa vụ hồn trả - Phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi vay

- Mức độ nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Với việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiếp cận nguồn vốn này tương đối nhanh chóng, thường là trong vịng vài ngày đến vài tuần. Vay vốn ngân hàng phù hợp với nhiều mục đích, có thể sử dụng cho cả các mục đích ngắn hạn hoặc dài hạn. Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng với các ngân hàng thương mại thường không quá phức tạp và được trình bày

rõ ràng ngay từ đầu, doanh nghiệp sẽ biết chính xác số tiền phải trả và thời điểm cần phải thanh toán.

Việc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cần nhiều thời gian hơn. Trong trường hợp phát hành cổ phiếu riêng lẻ, doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ phải tiến hành đàm phán nhiều lần liên quan đến gói đầu tư, thường là số phần trăm cổ phần sẽ được đưa ra để đổi lấy nguồn vốn mà doanh nghiệp cần, và rất nhiều thời gian được dành để thảo luận về giá trị tương lai của doanh nghiệp. Trong trường hợp, phát hành thêm cổ phiếu ra đại chúng, doanh nghiệp sẽ phải đạt được những yêu cầu nhất định từ Ủy ban chứng khoán, chúng khắt khe hơn rất nhiều so với các điều kiện tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại, ngoài ra là các thủ tục văn bản liên quan tới việc xin ý kiến và phê duyệt cho việc phát hành thêm này tại Đại hội cổ đông, khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn và làm cho việc tiếp cận nguồn vốn này tốn rất nhiều thời gian.

- Quyền kiểm soát doanh nghiệp

Tài trợ vốn bằng các khoản vay cho phép các cổ đơng lớn của doanh nghiệp duy trì được quyền kiểm sốt cơng ty của mình. Khi là tổ chức đứng ra cho vay, các ngân hàng thương mại không nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, mà họ quan tâm về sự chắc chắn việc khách hàng vay vốn có thể trả được khoản nợ của mình hay khơng. Nhược điểm của việc vay ngân hàng, đó chính là doanh nghiệp phải gánh chịu các khoản chi phí liên quan – các nghĩa vụ trả nợ và gốc vay định kỳ, nhưng rõ ràng nếu muốn duy trì quyền kiểm sốt của mình tại doanh nghiệp, các cổ đông lớn sẽ hạn chế việc chuyển nhượng một phần sở hữu của mình cho những nhà đầu tư khác. Bên cạnh đó, việc phát hành thêm cổ phiếu, có nghĩa các cổ đơng hiện tại sẽ từ bỏ cả giá trị trong tương lai của doanh nghiệp, trong trường hợp giá trị doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong thời gian sau đó.

- Các yêu cầu của đối tượng cung cấp nguồn vốn

Các ngân hàng thương mại khi cho vay vốn sẽ xem xét khả năng doanh nghiệp có thể thanh tốn số tiền gốc vay và lãi vay hay không. Họ sẽ kiểm tra không chỉ khả

năng tồn tại của doanh nghiệp, mà cịn cả sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó. Khi tăng vốn chủ bằng phát hành thêm cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ khơng tìm kiếm tài sản thế chấp hoặc mong đợi bất kỳ dòng tiền nào trong thời gian tới. mà họ thiên về khả năng của của doanh nghiệp trong tương lai, các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn dài hạn và phân tích tương lai dài hạn của doanh nghiệp hơn là tài sản thế chấp hoặc dịng tiền trong ngắn hạn.

- Nghĩa vụ hồn trả nguồn vốn

Với tài trợ bằng phương thức vay, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi và gốc vay trong thời gian rất ngắn sau khi tiếp cận được nguồn vốn, kể cả khi

doanh nghiệp chưa kiếm được doanh thu từ dự án sử dụng nguồn vốn. Không trả được nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xếp hạng tín dụng và các cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Với nguồn vốn chủ sở hữu, khơng có bất kỳ khoản thanh tốn nào trong q trình sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi, thì sẽ tiến hành chi trả cổ tức cho các cổ đông, tuy nhiên việc chi trả cổ tức không phải là một yêu cầu bắt buộc mà tùy thuộc vào quyết định của Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khơng thuận lợi, và phá sản, thì doanh nghiệp khơng có nghĩa vụ phải bồi hồn lại khoản nhận góp vốn này.

Tài trợ bằng vay ngân hàng thương mại và tăng vốn cổ phần đều có ưu và nhược điểm của chúng. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, mà sẽ tiếp cận nguồn vốn phù hợp.

1.1.2. Khái qt về thơng tin kế tốn cơng bố của doanh nghiệp niêm yết

1.1.2.1. Khái quát về thơng tin kế tốn cơng bố a. Khái niệm thơng tin kế tốn cơng bố

Thông tin doanh nghiệp công bố (Corporate Disclosures) được hiểu là tất cả các thông tin được công bố bởi doanh nghiệp tới các đối tượng quan tâm, chủ yếu là các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp. Các thông tin được công bố là các thông tinđược yêu cầu theo luật định hoặc doanh nghiệp tự nguyện công bố, những tất cả các thông tin này đều được cho là có ý nghĩa nhất định đến quyết định của người sử dụng thông tin. Các thông tin này biểu thị cho chất lượng “hàng hóa” mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường chứng khốn. Các doanh nghiệp chủ yếu công bố thông tin thông qua báo cáo thường niên, báo cáo tài chính. Các thơng tin mà doanh nghiệp cơng bố trên các báo cáo này phần lớn là thơng tin kế tốn của doanh nghiệp

Thơng tin kế tốn cơng bố (Accounting Disclosures) bao gồm tất cả các thơng tin liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, các thơng tin này được trình bày trên hệ thống các báo cáo do bộ phận kế toán cung cấp. Báo cáo do hệ thống kế toán cung cấp bao gồm: báo cáo kế tốn quản trị, báo cáo tài chính và báo cáo thuế. Trong đó, báo cáo kế tốn quản trị khơng được cơng bố rộng rãi ra bên ngoài mà chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp. Báo cáo thuế được lập trên cơ sở biểu mẫu và quy định cũng như nguyên tắc tính thuế của cơ quan Nhà nước. Các báo cáo tài chính (bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cảo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) được doanh nghiệp cơng bố rộng rãi cho các đối tượng sử dụng thơng tin bên ngồi doanh nghiệp. Ngồi ra, thơng tin kế tốn cũng có thể được cơng bố trên các phần khác thuộc báo cáo thường niên của doanh nghiệp, nhất là các thông tin tự

nguyện công bố.

Như vậy, theo nghĩa hẹp, thơng tin kế tốn cơng bố được hiểu là thơng tin do kế tốn cung cấp chủ yếu thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các thơng tin này thường được trình bày theo quy định của chuẩn mực kế tốn, chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính và các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Ủy ban chứng khốn, Bộ tài chính. Vì vậy, đó chính là các thơng tin cơng bố một cách bắt buộc. Bên cạnh đó, để thơng tin cơng bố thực sự trở nên hữu ích cho người sử dụng thơng tin thì các doanh nghiệp cịn cơng bố thêm các thơng tin hỗ trợ cho việc ra quyết định của người sử dụng thơng tin (thường theo hướng có lợi cho doanh nghiệp) – đó chính là các thơng tin kế tốn cơng bố tự nguyện.

Đối tượng sử dụng thông tin là bất kỳ tổ chức, cá nhân có quan tâm nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các đối tượng bên trong (như hội đồng quản trị, ban giám đốc, các cấp quản lý của doanh nghiệp, bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp, …) và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (như các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các chủ nợ, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan ban hành luật, cơ quản quản lý Nhà nước…). Theo Solmons (1986) cho rằng có ít nhất năm nhóm đối tượng sử dụng thơng tin với mục tiêu lợi ích và u cầu thơng tin khác nhau, bao gồm: nhà đầu tư và chủ nợ, nhà quản lý, kiểm tốn viên, nhà hoạch định chính sách và cơng chúng.

b. Vai trị, ý nghĩa của thơng tin kế tốn cơng bố

Thơng tin kế tốn cơng bố thơng qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đóng vai trị như là cầu nối giữa doanh nghiệp với người sử dụng thông tin ở bên ngồi doanh nghiệp. Thơng tin mà doanh nghiệp cơng bố ra bên ngồi là kênh cung cấp thơng tin chính thống và có giá trị pháp lý cao so với nhiều thơng tin khác như thơng tin báo chí; thơng tin từ các diễn đàn, … Chính vì vậy, thơng tin kế tốn cơng bố bởi các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin, nhất là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Theo Cooke (1989), công bố thông tin về các khoản mục trong Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên là phù hợp và quan trọng đối với quá trình ra quyết định của người sử dụng – những người khơng có khả năng tiếp cận nguồn thơng tin theo nhu cầu; và nếu như một thơng tin kế tốn phù hợp và trọng yếu nhưng khơng được cơng bố thì sẽ có ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thơng tin. Thơng tin kế tốn cơng bố cung cấp thông tin để phù hợp với nhu cầu khác nhau của các đối tượng sử dụng thông tin.

- Nhà quản lý

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thơng tin kế tốn cơng bố được sử dụng bởi đội ngũ quản lý của doanh nghiệp, nhưng tác dụng quan trọng nhất của nó là xác thực lại kết quả hoạt động đã diễn ra và ít phục vụ cho mục tiêu quản lý hằng ngày. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của Collis và Jarvis, (2002), Sian và Roberts (2009), cácthông tin này này sẽ

giảm tầm quan trọng khi doanh nghiệp có quy mơ lớn và phát triển hệ thống thơng tin quản trị, hệ thống kế tốn máy.

- Nhà đầu tư/ cổ đơng:

Vì mặt hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin, để đưa ra quyết định đầu tư, các thông tin kế tốn cơng bố của doanh nghiệp niêm yết là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá sức khỏe doanh nghiệp (AcSB, 2007). Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, mong muốn thu được lợi nhuận từ khoản tiền đầu tư bỏ ra vào doanh nghiệp, nguồn lợi nhuận này có thể được đến từ cổ tức được chia hay đến từ việc mua bán chứng khoán trên thị trường. Họ mong muốn rằng sau một thời gian nhất định đầu tư vào doanh nghiệp sẽ thu được số tiền lớn hơn lúc ban đầu. Chính vì nhu cầu này, mà các nhà đầu tư khi sử dụng các thông tin kế tốn cơng bố thường đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai,

- Cơ quan thuế

Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển đã chỉ ra rằng cơ quan thuế là một trong những đối tượng chính sử dụng thơng tin kế tốn cơng bố của doanh nghiệp. Cuộc khảo sát của Barker và Noonan (1996) đã khẳng định, cơ quan thuế sử dụng các thông tin này để đối chiếu với báo cáo tài chính đã được nộp cho cơ quan thuế và đánh giá độ tin cậy của các thông tin về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Sian và Roberts (2006) nhận định rằng do các thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp lập theo chuẩn mực kế toán, khác biệt so với quy định của Thuế, do đó các thơng tin kế tốn cơng bố này của doanh nghiệp khơng được sử dụng nhiều cho mục đích quyết toán xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

- Ngân hàng

Trong quá trình ngân hàng cho vay, việc đưa ra quyết định cho vay và sau đó kiểm sốt khoản vay là hai hoạt động chính. Các ngân hàng thương mại sẽ chỉ chovay với những khách hàng có năng lực tài chính tốt và có khả năng thanh tốn đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi.

Việc sử dụng các thơng tin kế tốn cơng bố của các doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay phụ thuộc vào một số nhân tố như quy trình cho vay của ngân hàng, tính sẵn có của vốn và đặc biệt là độ tin cậy của các thơng tin kế tốn. So với các loại hình doanh nghiệp khác, độ tin cậy của các thơng tin từ doanh nghiệp niêm yết có độ tin cậy cao hơn vì chúng đều phải được kiểm tốn bởi các tổ chức kiểm toán độc lập được UBCKNN chấp thuận.

Khác biệt với nhà đầu tư, các ngân hàng khi sử dụng các thơng tin kế tốn khi cho vay thường quan tâm tới các chỉ tiêu liên quan tới tính thanh khoản và khả năng thanh toán

của các doanh nghiệp vay vốn.

Như vậy có thể thấy rằng, các thơng tin kế tốn được doanh nghiệp niêm yết cơng bố có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

c. Các yêu cầu đối với thông tin kế tốn cơng bố

Trong những năm gần đây, tình trạng gian lận trong các thơng tin kế tốn cơng bố xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với những người sử dụng thông tin kế tốn cơng bố của doanh nghiệp và kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn lớn. Do vậy, các u cầu đối với thơng tin kế tốn công bố luôn là mối quan tâm hàng đầu trong thị trường tài chính.

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Chuẩn mực kế toán Việt Nam đều dựa trên quan điểm chính là chất lượng thơng tin kế tốn cơng bố đồng nghĩa với chất lượng của Báo cáo tài chính. Nghĩa là các thơng tin kế tốn này phải cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng, phù hợp, tin cậy, dễ hiểu với người sử dụng nhằm giúp họ đưa ra các đánh giá và những dự đốn trong tương lai gần về tình hình tài chính và về các nguồn lực của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh hay dự đốn về thời gian và tính khơng chắc chắn của dịng tiền và các nghĩa vụ vớicác nguồn lực doanh nghiệp. Từ đó, các đối tượng sử dụng này đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Trong đó, các tiêu chuẩn chất lượng thông tin chủ yếu tập trung vào các nội dung: chính xác, đầy đủ, có thực, kịp thời, thích hợp (liên quan tới nội dung thông tin); nhất quán, khách quan (liên quan tới phương pháp ghi nhận và xử lý thơng tin); có thể hiểu được (liên quan tới trình bày thơng tin).

1.1.2.2. Phân loại thơng tin kế tốn cơng bố

Có nhiều cách thức phân loại thơng tin kế tốn cơng bố của doanh nghiệp, và có 2 cách phân loại thường được sử dụng nhiều nhất đó là căn cứ vào thời gian yêu cầu công bố và căn cứ vào báo cáo trình bày thơng tin

a. Phân loại theo thời gian yêu cầu công bố

Dựa theo thời gian yêu cầu cơng bố thơng tin, các thơng tin kế tốn cơng bố bởi các doanh nghiệp niêm yết được phân chia thành 03 loại, bao gồm Thông tin công bố định kỳ, Thông tin công bố bất thường và Thông tin công bố theo yêu cầu

- Thông tin công bố định kỳ

Công bố thông tin định kỳ của công ty đại chúng là việc công ty phải công bố một số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w