Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng và giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất potx (Trang 53 - 83)

Trước đây do chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quản lí kế hoạch hóa

tập trung trong một thời gian dài đã làm mất đi tính năng động, sáng tạo của

các doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được thực hiện theo hệ thống chỉ tiêu kế hoạch từ trên giao xuống, không

phải quan tâm đến vấn đề lợi nhuận( có lãi thì được hưởng mà lỗ thì có nhà

nước bù). Mặt khác, trên thị trường hàng hóa còn thiếu thốn, cung ít hơn cầu,

khách hàng gặp gì phải mua nấy không có sự lựa chọn. Chính vì vậy, việc sản

xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp khá đơn giản không

phải lo lắng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, không cần quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm, khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng lớn. Trong cơ chế thị trường, nếu làm ăn theo cách trên

không sớm thì muộn doanh nghiệp sẽ bị bế tắc trong kinh doanh vì sản phẩm

không phù hợp với người tiêu dùng nên doanh nghiệp không thể cạnh tranh

với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và không thể tránh khỏi quy

không có khả năng thanh toán và tất yếu sẽ bị phá sản. Không ít các doanh nghiệp khi chuyển sang cơ chế thị trường đã không trụ được trên thương trường do không tiêu thụ được sản phẩm, do không theo kịp với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường.

Trải qua rất nhiều khó khăn khi bước vào một môi trường kinh doanh

mới phức tạp với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh khốc

liệt trên thương trường, công ty Điện cơ Thống Nhất đã và đang từng bước

khẳng định vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp Thủ đô nói chung và ngành công nghiệp sản xuất quạt điện nói riêng. Với những thành tích đã đạt được, công ty đã xây dựng cho mình một nền tảng thuận lợi, và cùng với sự

nỗ lực không ngừng, phát huy tối đa sức mạnh tập thể, công ty sẽ còn có những bước tiến xa hơn

Để đanh dấu bước ngoặt thành tích kỷ niệm 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty xác định rõ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh trong thời

gian tới mà trước mắt là năm 2005 như sau:

*Sản xuất kinh doanh tăng trưởng 25%

*Thu nhập bình quân tăng 10% - 15% *Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất

*Mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ 15%

+ Tiếp tục mở thêm các đại lý lớn ở các tỉnh phía Bắc

+ Liên hệ để có thể mở đại lý ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ

*Tiếp tục hoàn thiện dự án xây dựng nhà máy mới để có thể sớm đưa

vào sử dụng phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh của công ty

*Duy trì hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 *Mở rộng quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài để có nguồn

cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá thành hợp lý

*Thường xuyên liên hệ và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng

*Hạ thấp giá bán thông qua tiết kiệm các chi phí quản lý, hạ thấp giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác

*Không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của

thị trường

Hiện nay, sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống Nhất được tiêu thụ khá

cầu của thị trường các tỉnh phía Bắc. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt nhưng mẫu mã chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng các tỉnh

phía nam, bên cạnh đó công ty lại chưa thể cạnh tranh được với các doanh

nghiệp khác về giá cả của sản phẩm nên công tác tiêu thụ sản phẩm còn gặp

nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ chiến lược công ty phải thực hiện.

II/ Một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Điện cơ Thống Nhất:

1/ Tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường, tạo điều kiện vững chắc cho hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước yêu cầu tất yếu của quá

trình sản xuất kinh doanh là phải xuất phát từ tình hình và nhu cầu của thị trường, việc điều tra nghiên cứu thị trường có ýýý nghĩa đặc biệt quan trọng

trong công tác tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu về các yếu tố cung cầu

(nắm bất được các thông tin về nhu cầu tự nhiên, nhu cầu thực tế, nhu cầu có

khả năng thanh toán mà cụ thể là thu nhập bình quân, sức tiêu thụ, phong tục,

thị hiếu người tiêu dùng, mức độ thay đổi thị hiếu tiêu dùng qua các thời kỳ

và khả năng cung ứng sản phẩm của công ty cũng như của các đối thủ cạnh

tranh trên thị trường). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường còn phải nắm

bắt các yếu tố về môi trường, các vấn đề thuộc thị phần, điều kiện chào hàng và tiêu thụ sản phẩm như: giá cả, ký kết hợp đồng kinh tế, phương thức tiêu thụ, vận chuyển...

Trên thực tế, hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty chưa được tiến hành đồng bộ, chặt chẽ. Những người làm công tác này chủ

yếu dựa trên cảm nhận và thông tin từ ban lãnh đạo. Thị trường nông thôn và thị trường các tỉnh thành phía nam chưa thật sự được đầu tư nghiên cứu đúng

mức. Vì một kế hoạch chiến lược lâu dài, công ty phải thường xuyên đẩy

mạnh nghiên cứu thị trường một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống.

Trước hết, công ty cần có kế hoạch đầu tư thêm chi phí cho công tác

nghiên cứu thị trường, đồng thời cũng phải lập dự toán chi phí, quản lýý chi phí một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Tổ chức đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra,

nghiên cứu thị trường nhằm có được một đội ngũ có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm, nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, Makerting, thường xuyên thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, tiếp cận khách hàng… Về lâu dài bộ phận

này phải tách riêng để có độ chuyên sâu đáp ứng được yêu cầu của công ty

trong chiến lược nghiên cứu thi trường.

Để đảm bảo chất lượng thông tin tổng hợp, công ty cần đầu tư trang bị hơn nữa các phương tiện thông tin liên lạc, lưu giữ và quản lý thông tin gọn

nhẹ, nhanh chóng.

Thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ quan cung cấp thông tin thị trường, thường xuyên bổ sung các thông tin cần thiết mà các nhân viên công

ty chưa kịp tiếp nhận, chưa có khả năng thu thập.

Kết hợp điều tra qua sách báo, tạp chí... ngoài ra, công ty cần tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng, đặc biệt là người tiêu dùng ở các tỉnh phía nam một bộ phận thị trường tiềm năng mà công ty đang

và sẽ phải hướng tới. Điều này đòi hỏi thời gian, sự đầu tư hợp lý cũng như sự

nhiệt tình của nhân viên công ty.

Theo định kỳ, tổ điều tra nghiên cứu thị trường phải lập được báo cáo

chi tiết, chính xác về từng thị trường hay vùng thị trường mà mình phụ trách để phòng kinh doanh có căn cứ lập kế hoạch và đề ra phương hướng sản xuất

và tiêu thụ có hiệu quả.

Tóm lại, việc nghiên cứu thị trường giải quyết không chỉ đơn thuần vấn đề xác nhận nhu cầu thị trường mà còn giúp công ty lựa chọn thị trường, mặt hàng đem lại hiệu quả cao nhất. Khi công tác này được tiến hành thường

xuyên công ty có thể duy trì sự phát triển của mình.

2. Không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranhý: lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranhý:

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty có hiệu quả hay không phụ

thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Việc tăng thêm sản lượng sản phẩm

Nếu như các điều kiện khác không đổi thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng tăng thêm sản lượng của doanh nghiệp hiện nay là rất lớn, khả năng tận

dụng và bố trí lao động hợp lý, việc tận dụng và nâng cao công suất máy móc

thiết bị còn tiềm tàng.

Dây chuyền công nghệ sản xuất quạt điện hiện có của công ty không

còn mới và hầu như không có sự biến động lớn từ nhiều năm nay. Tổng

nguyên giá các loại tài sản cố định trong năm 2004 là 50,650 tỷ đồng thì nguyên giá của các loại máy móc thiết bị đã là 40,061 tỷ đồng. Trong đó, đã có 31,115 tỷ đồng là tài sản từ năm trước mang sang. Điều đó cho thấy các

máy móc thiết bị hiện có của công ty đã được sử dụng từ nhiều năm và trải

qua nhiều chu trình sản xuất. Như vậy có nghĩa là hệ thống thiết bị công nghệ

của công ty là tương đối cũ và lạc hậu. Bên cạnh đó, công tác thiết kế mẫu

mã sản phẩm chưa có sự đầu tư thích đáng dẫn đến mẫu mã chậm cải tiến, không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong khi các đối thủ cạnh

tranh lại nhạy bén hơn rất nhiều trong vấn đề này.

Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị

phần tiêu thụ đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, công ty cần phải có định hướng cho việc huy động vốn để có sự đầu tư thích đáng. Nguồn vốn

công ty có thể huy động là từ lợi nhuận để lại hoặc vay nợ, đặc biệt chú ý đến

vay nợ dài hạn do trong điều kiện hiện nay khả năng có thể huy động vốn từ

nguồn này của công ty là tương đối thuận lợi.

Tuy nhiên, công tác sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị hiện có cũng

không vì thế mà lơi là xem nhẹ. Trong điều kiện chưa có sự đầu tư đổi mới đồng bộ ngay thì công tác này vẫn phải thường xuyên hoặc định kỳ tiến hành nhằm hạn chế tối đa hiện tượng sản xuất bị ngưng trệ do hỏng hóc, tránh thất

thoát, lãng phí nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất, đông thời đảm

bảo duy trì chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra công ty cần nâng cao hiệu quả công tác kỹ thuật như:

+ Quản lý tốt quá trình sản xuất sản phẩm

+ Có kế hoạch bảo dưỡng, kiểm tra định kì

+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa máy móc dự phòng với mục tiêu hỗ trợ

+ Một số tài sản công ty hiện nay không cần dùng hoặc đã khấu hao hết

có thể tổ chức bán hoặc thanh lý.

+ Quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật đi tham quan học hỏi kinh

nghiệm của các nhà máy trong và ngoài nước.

3. Đầu tư đổi mới mẫu mã nhằm đa dạng hóa sản phẩm:

Ngày nay mẫu mã sản phẩm chiếm một vị trí rất quan trọng và là một

trong những yếu tố quyết định đến việc sản phẩm có được người tiêu dùng ưa

chuộng và chấp nhận hay không. Phần lớn khách hàng hiện nay đều rất quan

tâm tới kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm mà mình sử dụng có đẹp hay không,

có hợp thời trang hay không….Chính vì vậy mẫu mã sản phẩm có yếu tố

quyết định tới số lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh

thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Một trong những lý do khiến cho sản

phẩm của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính là mẫu mã chậm cải tiến, không phù hợp với thị hiếu khách hàng cho dù chất lượng của sản phẩm ưu việt hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại khác.

Trên thị trường hiện nay có những loại sản phẩm có chất lượng thấp hơn hẳn

so với chất lượng sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất nhưng lại có

mẫu mã và kiểu dáng đẹp mắt phù hợp với tâm lý và ý thích của người tiêu dùng nên vẫn được khách hàng ưa chuộng. Chính vì thế, việc đầu tư cho công

tác cải tiến, thiết kế sản phẩm, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và đổi

mới mẫu mã đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng để

có thể đáp ứng được thị hiếu khách hàng, được thị trường ưu ái. Doanh

nghiệp cần có bộ phận chuyên nghiên cứu về sản phẩm, thiết kế mẫu mã với

kiểu dáng bắt mắt, hợp thời trang, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của từng

vùng thị trường tiêu thụ. Nếu không có cán bộ chuyên sâu về thiết kế và nghiên cứu sản phẩm thì có thể thuê ngoài và trong tương lai gần cần phải cử

các cán bộ của công ty đi đào tạo và học tập kiến thức trong và ngoài nước kể

cả học tập kinh nghiệm của các công ty bạn.

4. Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng:

Từ khi nhận được chứng chỉ ISO 9001-2000 về quản lý chất lượng công ty đã thành lập và đưa vào hệ thống quản lý chất lượng hầu hết các bộ phận,

phòng ban, phân xưởng sản xuất. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động có

sát, đồng thời tạo điều kiện để tất cả các bộ phận của hệ thống này có thể liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cho mọi hoạt động đều diễn ra nhịp nhàng, ăn

khớp và hiệu quả hơn. Chú trọng đầu tư hơn nữa cho cán bộ các bộ phận kiểm

tra chất lượng sản phẩm nhất là bộ phận KCS. Tạo điều kiện tổ chức đào tạo,

tham quan, học tập rút kinh nghiệm đối với các cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tăng cường và kiểm tra chặt chẽ hơn

nữa chất lượng của các loại sản phẩm trước khãcuất xưởng và đem ra tiêu thụ.

5. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá thành và làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm. giá thành và làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giá bán cũng là một yếu tố quan

trọng cần được quan tâm. Tùy điều kiện và tình hình cụ thể của từng doanh

nghiệp mà chính sách giá có khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu hạ giá bán trên

cơ sở tiết kiệm chi phí, hạ giá thành vẫn là mục tiêu và chiến lược lâu dài và hứa hẹn đem lại hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp. Hạ giá thành tạo lợi thế

cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, giảm giá bán để tăng tốc độ tiêu thụ.

5.1.Sử dụng hợp lý tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu là bộ phận hết sức quan trọng của tư liệu sản xuất, thông thường vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong

vốn lưu động. Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành nó chiếm từ 70% -

80%. Do đặc điểm của công ty, nguyên vật liệu là yếu tố chính và căn bản tạo

nên sản phẩm (65% - 80%) nên cũng được công ty chú trọng trong sử dụng. Đối với các nguyên vật liệu phải nhập ngoại, nhiệm vụ đặt ra của công ty là phải ký kết hợp đồng thường xuyên và lâu dài với các nguồn cung ứng được đánh giá là có thể duy trì tốt chất lượng của nguyên vật liệu. Việc tổ chức vận

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng và giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất potx (Trang 53 - 83)