II/ Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩ mở công ty
5. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá
giá thành và làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm.
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giá bán cũng là một yếu tố quan
trọng cần được quan tâm. Tùy điều kiện và tình hình cụ thể của từng doanh
nghiệp mà chính sách giá có khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu hạ giá bán trên
cơ sở tiết kiệm chi phí, hạ giá thành vẫn là mục tiêu và chiến lược lâu dài và hứa hẹn đem lại hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp. Hạ giá thành tạo lợi thế
cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, giảm giá bán để tăng tốc độ tiêu thụ.
5.1.Sử dụng hợp lý tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là bộ phận hết sức quan trọng của tư liệu sản xuất, thông thường vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong
vốn lưu động. Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành nó chiếm từ 70% -
80%. Do đặc điểm của công ty, nguyên vật liệu là yếu tố chính và căn bản tạo
nên sản phẩm (65% - 80%) nên cũng được công ty chú trọng trong sử dụng. Đối với các nguyên vật liệu phải nhập ngoại, nhiệm vụ đặt ra của công ty là phải ký kết hợp đồng thường xuyên và lâu dài với các nguồn cung ứng được đánh giá là có thể duy trì tốt chất lượng của nguyên vật liệu. Việc tổ chức vận
chuyển cũng cần phải đươc chú ý hơn nhằm giảm tối đa chi phí. Bộ phận tài chính cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ phận khác, định kỳ phân
tích tình hình mua sắm, dự trữ vật tư và chi phí vật tư cho sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng, giảm chi phí vật tư cho một đơn vị sản phẩm và
đề ra những biện pháp khen thưởng hoặc phạt vật chất thích đáng nhằm
khuyến khích việc phát huy sáng kiến, cải tiến sử dụng tiết kiệm vật tư, tận
Để đảm bảo chất lượng, giảm bớt chi phí nguyên vật liệu, công ty cũng
cần phải chú ý đến vấn đề sử dụng các loại vật tư đúng quy định, vì định mức
kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm của công
ty không còn chính xác với điều kiện sản xuất thực tế hiện nay. Do vậy, công
ty cần đầu tư xây dựng một định mức mới phù hợp hơn bằng cách căn cứ vào chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tham khảo kinh nghiệm của các cán bộ công
nhân lành nghề lâu năm. Trên cơ sở định mức mới lập, tăng cường công tác
quản lý, công tác hạch toán chi phí vật tư theo định mức, phát hiện thiếu sót để có một định mức tiêu hao tối ưu.
Ngoài ra, công ty có thể xem xét, tham khảo các chỉ tiêu định mức của
các doanh nghiệp tiên tiến cùng ngành trong và ngoài nước, cần tiến hành xây dựng định mức hao hụt tự nhiên trong vận chuyển, bảo quản, xây dựng hệ số
tận dụng vật tư, định mức phế phẩm.
Thông qua tình hình nhập xuất vật tư, thực hiện việc kiểm tra đối với
các khâu mua sắm, kiểm vật tư, bảo quản dự trữ, xuất vật tư và sản xuất…
nhằm ngăn ngừa tình trạng vật tư bị mất mát, hư hỏng, kém phẩm chất.
5.2. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả chi phí tiền lương, tiền thưởng trong
sản xuất kinh doanh.
Tiền lương là một bộ phận không thể thiếu trong giá thành sản phẩm,
nó nhằm bù đắp lao động sống, tái sản xuất sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, là đòn bẩy để tăng năng suất lao động.
Vì vậy, tiền lương cần được tính toán chi trả ở mức hợp lý, đảm bảo bù
đắp được hao phí lao động của công nhân viên nhưng tránh tình trạng chi trả
bừa bãi, vô căn cứ, vừa không khuyến khích được công nhân tăng năng suất lao động vừa gây lãng phí tiền vốn. Việc tăng lương cho công nhân là cần
thiết, nhưng cần phải đảm bảo nguyên tắc: tốc độ tăng tiền lương luôn thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động, có như vậy chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm mới được hạ thấp và hợp lý .
Sử dụng tiền thưởng phải phát huy tác dụng đòn bẩy của nó, tránh việc thưởng tràn lan, thưởng không đúng thành tích…. Công ty có thể áp dụng
nhiều hình thức tiền thưởng như: thưởng tăng năng suất lao động, thưởng sử
nghiêm minh đối với mọi hành vi gây lãng phí vật tư, tiền vốn làm hư hỏng
sản phẩm…