Thị truờng dược phẩm Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược vật tư y tế komtum tại thị trường tỉnh komtum (Trang 44 - 50)

2.1.1 Tổng quan ngành Dược Việt Nam:

Theo Ames Gross, một thành viên của Pacific Bridge Medical, Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất châu Á. Doanh số của thị trường dược phẩm năm 2012 là gần 3 tỷ USD, bằng một phần ba thị trường Ấn Độ và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 20% vào năm 2017. Tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển của xã hội và sự mở rộng của hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Ngày nay, khoảng 65% người dân Việt Nam có tham gia bảo hiểm y tế và con số này sẽ tiếp tục tăng, đến năm 2020 có thể đạt 90%. (Theo: Pharmaphorum)

Theo thống kê của Ames, năm 2012 có khoảng 170 cơng ty dược phẩm tại Việt Nam, bao gồm sản xuất và kinh doanh. Gần 10 % là có vốn đầu tư nước ngồi, 4% là liên doanh. Doanh số các công ty dược nội phẩm nội địa chiếm gần một nửa nhu cầu về thuốc của Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên gần như tất cả những sản phẩm này đều là các thuốc generic giá rẻ (Thuốc Generic: Là thuốc đồng dạng hay thuốc phiên bản, có đặc tính sinh học tương đương với thuốc gốc, được sản xuất hợp pháp khi thuốc gốc đã hết thời hạn bản quyền) . Do một số nhóm thuốc đặc trị, chuyên khoa như thuốc chống ung thư, thuốc gây mê, thuốc chống Parkinson, chế phẩm máu,v.v…các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa sản xuất được vẫn phải nhập khẩu từ nước ngồi. Vì vậy, hơn 70% giá trị của thị trường là từ nhập khẩu.

Theo đánh giá của WHO- tổ chức y tế thế giới, Việt Nam đã có cơng nghiệp dược nội địa nhưng đa số nguyên vật liệu phải nhập khẩu, do vậy công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình- thấp.

Hiện nay có khoảng 22.000 dược phẩm được phép lưu hành trên thị trường. Danh mục thuốc sản xuất trong nước bao quát được tất cả các nhóm tác dụng dược lý theo Tổ chức y tế thế giới (WHO). Tốc độ phát triển công nghiệp dược của nước ta cao nhất khu vực, trong thập kỷ 2000-2010 là 15- 20%/ năm (trong khi tỷ lệ tăng trưởng cơng nghiệp dược tồn cầu chỉ là 9% năm 2009). Dự báo tỷ lệ này trong giai đoạn 2010-2015 là khoảng 17-19%.

Sau khi gia nhập WTO, thị trường dược mở rộng cửa cho các cơng ty nước ngồi, đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu và hậu cần. Trước đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) trong lĩnh vực dược vào Việt Nam chủ yếu đầu tư nhà máy sản xuất thì nay có khoảng 70-80% doanh nghiệp này đã chuyển sang lĩnh vực lưu thông phân phối sản phẩm. Hiện nay, rất nhiều công ty dược phẩm nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam thông qua việc hợp tác với các công ty dược trong nước. Bởi vì trước đây các cơng ty dược phẩm nước ngồi khơng được phép thành lập công ty con với 100% vốn sở hữu tại Việt Nam mà phải liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Nhưng kể từ năm 2009, các công ty dược phẩm nước ngoài đã được phép mở công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Việc thành lập công ty con tại một quốc gia khác là một q trình đầu tư lâu dài và địi hỏi nhiều yếu tố. Do vậy, chỉ những doanh nghiệp xác định lợi ích thương mại lâu dài mới thực hiện điều này. Còn lại, hầu như chọn cách quảng bá và thương mại sản phẩm thông qua các kênh phân phối Việt Nam.

Ngành dược Việt Nam hiện nay tuy có những thuận lợi về mơi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, nhận được vốn đầu tư lớn, có thêm nhiều lựa chọn về nguồn

cung cấp nguyên liệu, v.v… vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn như: năng lực cạnh tranh cịn yếu, thiếu vốn và những hiểu biết về sở hữu trí tuệ,v.v…

Trong bối cảnh Chính phủ đưa ra những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp dược Vỉệt Nam phải tìm cách gia tăng sức mạnh cạnh tranh bằng cách đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước thay vì nhập khẩu như trước kia.

Người Việt Nam đa số sống ở nơng thơn nên cần mặt hàng thuốc có giá rẻ, hơn nữa, hiện nay mức sống đang dần dần được cải thiện, người dân cũng quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Đây chính là mơi trường thuận lợi để các doanh nghiệp dược trong nước hoạt động.

Tỷ lệ bệnh tật ở Việt Nam hiện nay là : 27% bệnh do vi trùng gây ra, 62% bệnh khơng do vi trùng (đó là các bệnh huyết áp, tim mạch, thần kinh, suy dinh dưỡng, nội tiết,v.v…), còn lại 11 % là tai nạn thương tích (bao gồm cả tai nạn giao thông). Trước đây, tỷ lệ bệnh do vi trùng luôn chiếm đa số, nhưng sau này do sự phát triển quá nhanh của các ngành công nghiệp gây ra ơ nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu, làm xuất hiện thêm nhiều loại bệnh mới. Hiện nay, đầu tư cho y tế dự phòng chiếm khoảng 30% tổng đầu tư của ngành y tế.

Theo số liệu thống kê trên cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ tử vong do các bệnh thông thường tương đương với các nước trong khu vực, chỉ riêng bệnh COPD (bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính) là cao nhất trong khu vực. Hiện nay, bệnh lao đã được đưa vào chương trình Phịng chống Lao quốc gia và ở Việt Nam cũng đã sản xuất được các thuốc đặc trị theo phác đồ. Còn lại các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường hiện đã có thuốc đặc trị nhưng đa phần vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Dự báo tiền thuốc sử dụng ngày càng tăng cao, chứng tỏ đời sống xã hội của người dân được nâng cao và nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà kinh doanh dược phẩm tìm kiếm và mở rộng

thị trường. Người dân quan tâm nhiều đến sức khỏe thì các dịch vụ khám chữa bệnh sẽ được sử dụng nhiều hơn. Lúc này vai trò của bảo hiểm y tế mới thể hiện rõ. Người dân Việt Nam trước kia khi nghe bảo hiểm y tế là bắt buộc thì khơng hưởng ứng vì nghĩ rằng mình khơng có nhu cầu sử dụng, nhưng ngày nay việc có bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh là một điều hết sức có lợi vì người bệnh chỉ phải trả một tỷ lệ viện phí rất nhỏ để được khám bệnh và phát thuốc. Do vậy, như đã đề cập ở phần trước, tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế ở Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 90% vào năm 2020. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Dược, bởi vì nếu mặt hàng thuốc của doanh nghiệp có trong danh mục thuốc được chi trả bởi cơng ty bảo hiểm thì nhu cầu sử dụng tăng lên đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên. Điều kiện cần của một thuốc muốn được bảo hiểm chi trả đó là phải trúng thầu ở các đơn vị y tế cơng lập. Chính vì vậy, lại quay trở về bài toán : làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu thuốc?

2.1.2 Thị trường phân phối dược phẩm Việt Nam:

Trong hoạt động Marketing, phân phối là một khái niệm của kinh doanh nhằm định hướng và thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hòa, phối hợp các tổ chức trung gian khác nhau đảm bảo cho hàng hóa tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường.

Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE- Foreign Invested Enterprises) không được phép phân phối sản phẩm trực tiếp tại Việt Nam mà phải thông qua kênh phân phối. Tại thị trường Việt Nam, dược phẩm được phân phối thông qua hai kênh là bệnh viện và thương mại. Phân phối qua kênh bệnh viện thông qua hoạt động đấu thầu (chiếm một phần ba). Phân phối qua kênh thương mại là chào bán trực tiếp đến các hiệu thuốc, nhà thuốc và một số loại hình tổ chức tương tự (chiếm hai phần ba còn lại). Tuy chỉ chiếm một phần ba trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp nhưng kênh phân phối bệnh viện rất quan trọng vì nếu

trúng thầu thì doanh nghiệp được phép cung ứng với số lượng lớn và ổn định trong suốt thời gian trúng thầu. Vì vậy doanh nghiệp nào cũng muốn đẩy mạnh hoạt động ở kênh này. Chính điều này đã dẫn đến nhiều vấn đề thiếu minh bạch trong quá trình tổ chức đấu thầu thuốc ở bệnh viện. Ví dụ, có những sản phẩm giá đấu thầu cao hơn các sản phẩm khác cùng loại rất nhiều nhưng vẫn trúng thầu làm cho bệnh nhân phải chi trả tiền viện phí nhiều hơn, và Nhà nước cũng bị bội chi khi chi trả bảo hiểm y tế. Một cuộc thanh tra của Chính phủ năm 2010 cho thấy rằng giá thuốc bán lẻ Việt Nam cao hơn giá thuốc loại tương tự tại các quốc gia khác gấp 8 lần. Tại Hà Nội, đồn thanh tra phát hiện có nhiều loại thuốc trúng thầu có giá cao hơn giá nhập khẩu ban đầu đến 130- 245 %.

Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ sự lỏng lẻo trong quản lý hoạt động đấu thầu, các doanh nghiệp muốn đưa thuốc của mình vào bệnh viện sẽ chi trả một phần chi phí cho các nhân viên y tế và giữ lại lợi nhuận cho mình, do vậy giá thuốc tham gia thầu mới bị đẩy lên quá cao như vậy. Tuy nhiên, hiện nay Cục quản lý dược đã đưa ra Thông tư Liên tịch số 01/2012/TTLT - BYT – BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn các bệnh viện và cơ sở y tế cách lập hồ sơ mời thầu và cách chấm thầu. Do vậy, tình trạng này có thể sẽ được cải thiện, nhưng không phải trong một sớm một chiều.

Theo một số báo cáo, thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay có 3 nhà phân phối lớn là Zuellig Pharma (Thụy Sỹ), Mega Products (Thái Lan), Diethelm Vietnam nắm giữ 40% thị phần. Ngồi ra cịn có 304 nhà phân phối nước ngồi và 897 nhà phân phối trong nước chiếm giữ thị phần còn lại.

Các nhà phân phối nước ngoài chuyên cung ứng sản phẩm ngoại nhập vì đã có sẵn mối quan hệ với các hãng sản xuất. Mặt khác, các hãng sản xuất cũng muốn lựa chọn nhà phân phối là các cơng ty uy tín và có kinh nghiệm phân phối đa quốc gia. Chính vì vậy, ở điểm này thì các doanh nghiệp phân phối trong nước không thể cạnh tranh được. Theo ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh cho biết,

doanh số của những công ty nước ngoài đạt từ 100 tỷ đồng đến 1000 tỷ đồng. Đây là một con số đáng kể mà doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được.

Tuy nhiên, với đặc điểm địa hình Việt Nam, các cơng ty đa quốc gia phải mất nhiều thời gian tìm hiểu mới mong mở rộng thị trường, đến khi mở rộng được chưa chắc hoạt động có hiệu quả. Lúc này, sẽ cần đến vai trò của các doanh nghiệp phân phối trong nước.

Trước đây, khi chưa cổ phần hóa các doanh nghiệp dược nhà nước thì tại mỗi tỉnh thành trên cả nước đều có ít nhất một cơng ty dược, và công ty này sẽ hoạt động theo cơ cấu nhà nước dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chức năng nhiệm vụ chính của cơng ty dạng này là cung ứng dược phẩm cho tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh. Do vậy, gần như là độc quyền phân phối. Các hãng sản xuất dược phẩm trong và ngồi nước bắt buộc phải thơng qua kênh phân phối duy nhất này để đưa sản phẩm của mình đến với từng thị trường. Điều này dẫn đến sự trì trệ trong việc tăng trưởng của thị trường tỉnh nói chung và thị trường dược của tỉnh đó nói riêng, bởi vì cơng ty rất bị động trong nhiều khâu. Ví dụ, sau khi họp nghiệp vụ dược với các đơn vị y tế và nhận dự trù, Sở y tế sẽ tập trung lại thành một danh mục thiết yếu và chuyển xuống cho công ty dược của tỉnh. Cơng ty chịu trách nhiệm tìm nguồn cung cấp hàng hóa, sau đó sẽ liên hệ mua hàng và cung ứng lại cho các đơn vị y tế trong tỉnh. Hoạt động này khơng mang tính cạnh tranh nên khơng thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa, có sự đầu tư từ khu vực tư nhân thì vấn đề lợi nhuận bắt đầu được đặt ra. Hơn nữa, Bộ y tế ra quyết định cho phép chào hàng cạnh tranh trên tất cả các thị trường, cũng có nghĩa là đã phá vỡ thế độc quyền của công ty dược trong tỉnh. Các doanh nghiệp tư nhân khác hồn tồn có thể tham gia thị trường từ khâu đấu thầu cho đến phân phối. Như vậy đã xuất hiện một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Lẽ tất nhiên, có cạnh tranh thì sẽ kèm theo những yếu tố cấu thành cạnh tranh như năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh,v.v… Tác giả

đã nhận thấy điều này và thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Kontum, nơi mà hầu như hội đủ các yếu tố được nhắc đến ở trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược vật tư y tế komtum tại thị trường tỉnh komtum (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)