Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu SCB TNB FCB SCB Hợp nhất Ngày thành lập 06/06/1992 22/08/1992 27/04/1993 01/01/2012 Tổng tài sản 80.914 49.683 16.651 144.814 Vốn điều lệ 4.185 3.399 3.000 10.584 Huy động 39.215 31.693 8.414 78.609 Cho vay 43.747 18.549 3.774 66.070 Mạng lưới 117 85 26 230
Lợi nhuận sau thuế 58 130 106 294
Nhân sự 2.353 1.173 624 4.150
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)
2.1.2 Giới thiệu về khối thẻ và ngân hàng điện tử
Khối thẻ và ngân hàng điện tử tại SCB bao gồm 2 phòng/ban: Phòng tác nghiệp thẻ và Phòng kinh doanh thẻ để tách riêng 2 mảng chức năng tác nghiệp và kinh doanh. Nội dung hoạt động bao gồm:
- Tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ thẻ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tồn hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gịn.
- Quản lý hệ thống nghiệp vụ thẻ, phát triển mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ, hệ thống thiết bị đầu cuối ATM, POS. Quản lý các dịch vụ phát triển thẻ ngân hàng, thẻ liên kết do SCB phát hành hoặc chấp nhận thanh toán.
- Đầu mối nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh nghiệp vụ thẻ, bao gồm: chiến lược Marketing, chiến lược khách hàng, thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược liên minh, liên kết trong phát triển sản phẩm thẻ, kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới chủ thẻ, đại lý thanh toán, phục vụ cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng.
- Thực hiện công tác phát hành thẻ tập trung cho các chi nhánh trong toàn hệ thống của SCB.
2.1.3 Giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard
2.1.3.1 Thực trạng thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam
Ngày nay, đa số các NHTM tại Việt Nam đều tham gia làm đại lý thanh tốn và làm thành viên chính thức của các tổ chức thanh toán thẻ quốc tế như Master, Visa, JCB và Amex…tham gia trực tiếp phát hành các loại thẻ tín dụng trong nước và quốc tế. Tính đến quý 02/2013, tổng số lượng thẻ tín dụng phát hành trên thị trường là 2,09 triệu thẻ. Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, các ngân hàng cũng quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của thẻ tín dụng, mở rộng mạng lưới ĐVCNT và đa dạng loại hình dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thẻ tín dụng tăng trưởng và phát triển.
(Nguồn: Thống kê NHNN) Hình 2.1: Số lượng thẻ tín dụng trên thị trường Việt Nam 2012-2013
Về phía khách hàng, theo khảo sát của cơng ty nghiên cứu thị trường Nielsen về tình hình sử dụng các dịch vụ tài chính tại thị trường Việt Nam vào tháng 06-2011, có 42% số người tiêu dùng được hỏi có biết về dịch vụ thẻ tín dụng, và chỉ 1% có sử dụng thẻ tín dụng. Ngồi ra, những người có biết về thẻ tín dụng cũng cịn gặp những rào cản khác khi sử dụng tiện ích này của ngân hàng. Hơn 36% số người được hỏi cho rằng mình khơng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, 19% hồn tồn khơng biết sử dụng như thế nào, và 18% cho rằng thẻ tín dụng phức tạp và bất tiện (Nielsen, 2011).
Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây của tổ chức điều tra thị trường massosurvey vào tháng 12 năm 2011 đối với cộng đồng sử dụng Internet, có khoảng 2/3 người khảo sát cho biết đã có thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong nước lẫn quốc tế tại Việt Nam. Lý do sử dụng thẻ phần lớn tập trung vào việc mua sắm, thanh toán khi đi siêu thị (trên 90% thanh toán vài lần/năm) tiếp đến là để mua sắm trực tuyến, thanh toán trên các dịch vụ trực tuyến (86% thanh toán vài lần/năm). Phần lớn khách hàng đang tạm chấp nhận với sản phẩm thẻ hiện đang sử dụng (45%) và chiếm hơn 1/3 đáp viên đang có khả năng mở thêm thẻ để thay thế hoặc sử dụng cùng lúc với loại thẻ đang sử dụng hiện tại (massosurvey, 2011).
Từ những phân tích và kết quả điều tra trên cho ta thấy thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam chỉ mới khởi đầu và có tiềm năng phát triển mạnh. Đây là một cơ hội lớn cho các ngân hàng thâm nhập cũng như củng cố thị trường thẻ tín dụng đang được mở rộng và được xem là xu thế sẽ rất phát triển trong tương lai khi NHNN Việt Nam đang cố gắng thắt chặc lưu thông bằng tiền mặt. Tuy nhiên, các ngân hàng cần có sự đầu tư mạnh và bài bản hơn để có thể hiểu được tâm lý thực sự của người tiêu dùng, từ đó có thể hỗ trợ công tác đẩy mạnh phát triển thị trường này trong tương lai.
2.1.3.2 Thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard và quá trình triển khai
Thẻ tín dụng quốc tế SCB là sản phẩm thẻ quốc tế mang thương hiệu của TCTTQT MasterCard do SCB phát hành, cho phép khách hàng sử dụng thẻ trong hạn mức tín dụng được SCB cấp để giao dịch tại các website thương mại điện tử, máy ATM và ĐVCNT có trưng bày logo MasterCard trong lãnh thổ Việt Nam và trên thế giới. SCB phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard gồm 2 dạng: hạn thẻ chuẩn và hạn thẻ vàng.
Chức năng của thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard
Thẻ được sử dụng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT, mua hàng trục tuyến hoặc rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt, máy ATM/POS có biểu tượng của tổ chức thẻ MasterCard. Một số lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard:
- Được hỗ trợ tài chính trong việc chi tiêu sinh hoạt và phục vụ đời sống phổ thông;
- Chi tiêu trước thanh tốn sau với hạn mức tín dụng từ 30 đến 100 triệu VND;
- Có nhiều thời gian để chuẩn bị nguồn tài chính thanh tốn cho các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ đã phát sinh: từ 15 ngày đến 45 ngày khơng phải trả lãi;
- Thanh tốn thuận tiện tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ (nhà hàng, siêu thị..) trên toàn cầu;
- Rút tiền mặt khi cần tại hàng trăm điểm ứng tiền mặt và máy rút tiền tự động ATM hoạt động 24/24 trên khắp thế giới;
- Thanh toán trực tuyến qua mạng internet đối với các hoạt động mua bán trực tuyến như mua vé máy bay, mua hàng hóa dịch vụ khác…
- Quản lý chi tiêu hiệu quả.
Quá trình triển khai dịch vụ thẻ tín dụng
Sau thời gian hợp tác triển khai với tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, các đối tác: cung cấp hệ thống cá thể hóa thẻ chip EMV; cung cấp giải pháp quản lý, phát hành thẻ quốc tế; cung cấp chứng thực thẻ chip, chuẩn EMV hệ thống; cung cấp phôi thẻ chip, chuẩn EMV thì đến tháng 12/2012 SCB đã hoàn tất về mặt hệ thống, sản phẩm, quy trình quản lý và chuẩn bị các bước cho ra đời thẻ tín dụng quốc tế MasterCard. Và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CBNV SCB trong việc tiếp cận, tìm hiểu, sử dụng và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng SCB sẽ phát hành thử nghiệm cho CBNV SCB trước khi phát hành đồng bộ ra thị trường khách hàng.
- Đợt 1: Triển khai thử nghiệm trong CBNV SCB ngày 26/03/2013 số lượng phát hành được là 2.689 thẻ, mục tiêu:
Tạo điều kiện để CBNV sử dụng và trải nghiệm sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard mới, giúp CBNV hiểu rõ đặc tính, tiện ích sản phẩm, từ đó phát huy hiệu quả bán hàng, hiệu quả tư vấn cho khách hàng qua kênh CBNV. Việc triển khai trong nội bộ SCB được xem là bước chuẩn bị tốt cho việc triển
khai sản phẩm đến khách hàng bên ngồi, từ đó giúp SCB xây dựng hình ảnh, thương hiệu của một ngân hàng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng bạn.
- Đợt 2: Phát hành thẻ SCB MasterCard ra thị trường
Trong tháng 08/2013: SCB tổ chức thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm thẻ tín dụng đến khách hàng.
Tháng 09/2013: thực hiện quảng bá sản phẩm thẻ đến khách hàng thơng qua chương trình “hội nghị khách hàng” và triển khai đồng bộ ra thị trường khách hàng với chỉ tiêu phát hành 1.203 thẻ.
Đồng thời dự kiến SCB triển khai dịch vụ 24/7 để hỗ trợ khách hàng, đảm bảo kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả vào tháng 10/2013.
2.1.3.3 Đánh giá về thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard
Để đảm bảo cho việc tiếp thị và phát hành thẻ tín dụng đến với khách hàng thành công, SCB đã thực hiện triển khai thí điểm cho CBNV SCB vào tháng 03/2013. Qua đó, thực hiện đánh giá nội bộ để đưa ra những ưu điểm và hạn chế của thẻ tín dụng SCB, xem xét khả năng đáp ứng như cầu sử dụng thẻ của khách hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp để phát huy những ưu điểm hiện có, khắc phục và hồn thiện những điểm cịn hạn chế. Bên cạnh đó, SCB cần xác định vị thế cạnh tranh của mình trên thị trưởng thẻ tín dụng hiện nay, cũng như xác định phân khúc khách hàng mục tiêu mà SCB muốn hướng tới.
Kết quả sau 4 tháng triển khai, tính đến 31/07/2013, đã có 2.707 CBNV đăng ký mở thẻ thành công, chiếm tỷ lệ 92,99% so với tổng số CBNV đáp ứng điều kiện phát hành với doanh số sử dụng đạt hơn 21,4 tỷ đồng. Cụ thể: