Phân tích dữ liệu và kết quả thử nghiệm giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 74)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MOBILE BANKING

2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH

2.3.2. Phân tích dữ liệu và kết quả thử nghiệm giả thuyết

2.3.2.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Sau khi gửi 300 Bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, kết quả nhận được 290 phản hồi (tỷ lệ phản hồi 96,6%), với 283 khách hàng có tài khoản tại Eximbank. Trong đó, chỉ có 273 khách hàng biết thơng tin về dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank. Như vậy, cỡ mẫu xác định gồm 273 mẫu lớn hơn số mẫu cần thiết (155). Như vậy, số lượng mẫu đảm bảo tính đại diện cho việc thực hiện nghiên cứu.

Về giới tính: Có 174 nữ chiếm tỷ lệ 63,7%, cịn lại 99 nam chiếm 36,3%. Về độ tuổi: Mẫu khảo sát chủ yếu thu thập được từ các đối tượng trong độ

tuổi từ 20 đến 39 tuổi. Trong đó, độ tuổi từ 20 đến 29 chiếm đến 83,9%, người từ 30 đến 39 tuổi chiếm 16,1%. Cơ cấu độ tuổi cho thấy mẫu khảo sát chủ yếu thuộc thế hệ trẻ, đây là độ tuổi nhạy cảm với những thay đổi công nghệ mới, và năng động nhất trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Về tình trạng hơn nhân: 155 người trả lời còn đang độc thân (chiếm tỷ lệ

56,8%), cịn lại 118 người đã kết hơn (chiếm 43,2%)

Về trình độ học vấn: Có 217 người trình độ Đại học (chiếm 79,5%), 40

người trình độ trên Đại học (chiếm 14,7%), cịn lại 16 người có trình độ Trung cấp/ Cao đẳng (chiếm 5,9%). Điều này cho thấy đối tượng được khảo sát có trình độ học vấn tương đối cao.

Về nghề nghiệp: Mẫu chủ yếu là nhân viên văn phòng với 227 người

(83,2%), 10 người là cấp quản lý (3,7%), tiểu thương/ kinh doanh có 23 người (8,4%), còn lại làm nghề khác là 13 người (4,8%)

Về mức thu nhập hàng tháng: Thu nhập chủ yếu của nhóm mẫu nghiên

cứu nằm trong khoảng từ 5 đến 14 triệu/tháng (198 người, chiếm tỷ lệ 72,5%), nhóm có thu nhập từ 15 đến 24 triệu/ tháng gồm 48 người (17,6%), 15 người thu nhập dưới 5 triệu/ tháng (5,5%), cịn lại 12 người có thu nhập trên 25 triệu/ tháng (4,4%).

Mức độ thường xuyên sử dụng điện thoại di động: hầu hết các khách hàng

sử dụng điện thoại rất thường xuyên (193 người – tỷ lệ 70,7%), 61 người sử dụng ở mức độ bình thường (22,3%), cịn lại là ít sử dụng (19 người – 7%). Điều này phù hợp với độ tuổi của khách hàng trẻ được khảo sát.

2.3.2.2. Kiểm định thang đo

a) Đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Theo George và Malley (2003), giá trị Cronbach’s alpha từ 0,7 trở lên là có thể chấp nhận được. Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu (như Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) đề nghị hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được đối với các trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, do khái niệm nghiên cứu Mobile Banking còn khá mới ở Việt Nam nên tác giả chọn mức chấp nhận được đối với hệ số Cronbach’s alpha là 0,6 trở lên. Tuy nhiên, theo Nunnally và cộng sự (1994), hệ số Cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên giữ lại và biến nào nên loại bỏ. Do đó, bên cạnh hệ số Cronbach alpha người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng và những biến nào có tương quan biến tổng <0,3 sẽ bị loại bỏ.

Kết quả thể hiện ở Phụ lục 05 cho thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu > 0,7 và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3. Trong đó hệ số Cronbach’s Alpha thấp nhất là 0.835 (Nhận thức hữu ích) và cao nhất là 0.989 (Nhận thức chi phí). Có thể thấy, hệ số Cronbach’ Alpha của các nhân tố là khá lớn, điều này cho thấy cũng có khả năng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhân tố. Do vậy, ở phần sau tác giả sẽ kiểm định hiện tượng này.

Biến quan sát H3 của thang đo Nhận thức tính hữu ích có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này tăng từ 0,835 lên 0,868. Vì vậy tác giả loại biến H3 trước khi đưa vào phân tích nhân tố. Biến quan sát R1 của thang đo Nhận thức rủi ro cũng có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này tăng từ 0,966 lên 0,967. Tuy nhiên, nếu loại biến này Cronbach’s Alpha của thang đo tăng lên không đáng kể nên tác giả quyết định giữ lại biến này để đưa vào phân tích nhân tố.

Như vậy, có một biến H3 bị loại, cịn lại tổng cộng 25 biến quan sát được tiếp tục đưa vào nghiên cứu nhân tố khám phá EFA.

b) Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Tiêu chuẩn Barlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig. < 0,05. Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Kết quả kiểm định KMO và Barlett cho thấy chỉ số KMO = 0,885 (>0,5) với giá trị Sig. = 0,000 (<0,05) chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để phân tích EFA (chi tiết theo Phụ lục 06)

Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích EFA giải thích được bao nhiêu %). Theo Gerbing và Anderson (1998), các nhân tố có Eigenvalue ≥ 1 sẽ có tác dụng tóm tắt thơng tin lớn hơn biến gốc. Vì thế, tiêu chuẩn rút trích nhân tố là Eigenvalue ≥ 1 và Cumulative ≥ 50%. Kết quả phân tích EFA sau 2 lần rút trích nhân tố (phương pháp xoay ma trận), các biến phân thành 7 nhân tố phù hợp với mơ hình lý thuyết đề xuất ban đầu (chi tiết theo phụ lục 06). Các nhân tố này đều có Eigenvalues > 1 nên các nhân tố này đều được đưa vào mơ hình phân tích hồi quy. Tổng phương sai trích đạt yêu cầu 92,287% (> 50%). Tổng phương sai trích thể hiện 7 nhân tố được rút trích ra giải thích được 92,287% biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5, chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố của các biến quan sát đều > 0,3.

Các nhân tố sau khi rút trích trùng với nhân tố ban đầu (riêng nhân tố Nhận thức dễ sử dụng bị loại biến quan sát H3). Như vậy kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 25 biến quan sát được gộp thành 7 nhân tố được sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo.

c) Phân tích hồi quy

Dựa vào kết quả ma trận hệ số tương quan ở Phụ lục 07, có thể thấy rằng 7 nhân tố đưa vào mơ hình có quan hệ tương quan chặt chẽ (mức ý nghĩa < 0,01) với biến phụ thuộc Ý định sử dụng dịch vụ. Giá trị tuyệt đối hệ số tương quan giữa các nhân tố và biến phụ thuộc dao động từ 0.354 đến 0.758. Giữa các biến độc lập cũng có trường hợp tương quan với nhau. Tuy nhiên hệ số tương quan đều < 0,85. Tác giả quyết định sử dụng 7 nhân tố này tiếp tục đưa vào mơ hình hồi quy và sẽ tiếp tục kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến khi chạy mơ hình hồi quy.

Kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính đa bội

Theo kết quả kiểm định hệ số tương quan nêu trên, các nhân tố đều có tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc, nên tác giả dự đốn mơ hình hồi quy đa bội có dạng như sau:

Yi = Y0 + βH*Hi + βD*Di + βT*Ti + βQ*Qi + βN*Ni + βR*Ri + βC*Ci

Thực hiện kiểm định mơ hình hồi quy bằng lệnh Regression trong phần mềm SPSS với phương pháp đưa vào tất cả các biến cùng lúc (Enter).

Kết quả phân tích ANOVA trong Phụ lục 08 cho thấy giá trị kiểm định F = 181,211 có mức ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05), nghĩa là giả thuyết H0 (tập hợp các biến độc lập khơng có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Vì vậy mơ hình hồi quy với các nhân tố nêu trên phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.

Tiếp theo, tác giả đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình thơng qua hệ số xác định điều chỉnh (Adjust R Square). Hệ số R2 hiệu chỉnh của mơ hình là 0.823 có nghĩa là 82.3% sự biến thiên của Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập. Như vậy, mức độ phù hợp của mơ hình tương đối cao.

Kết quả ở Phụ lục 08 cho thấy, mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy của các biến độc lập đều < 0,05. Điều này cho thấy an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng hệ số hồi quy của các biến độc lập của thang đo bằng 0. Như vậy, 7 biến được đưa vào mơ hình hồi quy đều tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank của khách hàng.

Hệ số VIF của các nhân tố đều < 10, chứng tỏ các biến không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến lớn. Do đó, mơ hình phù hợp. Tất cả các biến độc lập và đều ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong đó ảnh hưởng

nhiều nhất là nhân tố Nhận thức sự tín nhiệm và nhận thức sự hữu ích (với hệ số β lần lượt là 0,335 và 0,328), tiếp theo đố là Nhận thức dễ sử dụng và Quy chuẩn chủ quan (hệ số β lần lượt là 0,281 và 0,257), nhận thức sự tương thích có hệ số β = 0,112. Các nhân tố trên đều ảnh hưởng cùng chiều với Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank. Chỉ có 2 nhân tố Nhận thức rủi ro và Nhận thức chi phí ảnh hưởng ngược chiều với Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng với hệ số β lần lượt là -0,208 và – 0,166.

Như vậy, mơ hình hồi quy biểu thị các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank của khách hàng được xác định như sau:

Y = -0,335 + 0,328*H + 0,281*D + 0,112*T + 0,257*Q + 0,335*N – 0,208*R –

0,166*C

d) Kiểm định sự khác biệt về sự đánh giá của khách hàng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank theo đặc điểm cá nhân của khách hàng

Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo các nhóm

giới tính của khách hàng

Sử dụng phép kiểm định Independent – Sample T – Test bằng SPSS với mẫu độc lập là hai nhóm khách hàng nam và nữ, kết quả theo Phụ lục 09 – T- Test theo giới tính:

Giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,424 > 0,05 nên phương sai của hai nhóm giới tính khơng khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định T-Test ở phần Phương sai bằng nhau (Equal variances assumed). Giá trị sig. của kiểm định T- test = 0,048 < 0,05, do đó có thể kết luận có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank. Trong đó giá trị trung bình của nhóm khách hàng nam cao hơn nữ (trung bình Nam bằng 3.7374, giá trị trung bình của nữ 3,5230)

Kiểm định sự khác biệt trung bình Ý định sử dụng theo các

nhóm độ tuổi của khách hàng

Trong mẫu nghiên cứu chủ yếu tập trung ở 2 nhóm độ tuổi từ 20 đến 29 và từ 30 đến 39, nên tác giả sử dụng kiểm định Independent – Sample T – Test.

Theo kết quả kiểm định trong Phụ lục 09, giá trị Sig. của kiểm định Levene =

0,515 > 0,05 nên phương sai của hai nhóm độ tuổi khơng khác nhau một cách có ý nghĩa, ta sử dụng kết quả kiểm định T-Test ở phần Phương sai bằng nhau. Giá trị sig. của kiểm định T-test = 0,765 > 0,05, do đó có thể kết luận khơng có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank.

Kiểm định sự khác biệt trung bình Ý định sử dụng theo các

nhóm tình trạng hơn nhân của khách hàng

Sử dụng kiểm định Independent – Sample T – Test, kết quả cho giá trị sig. của kiểm định Lavene 0,65 > 0,05, phương sai các nhóm tình trạng hơn nhân không khác nhau, sử dụng kết quả kiểm định T ở dòng Phương sai bằng nhau (sig. = 0,659 > 0,05), có thể kết luận khơng có sự khác biệt giữa người độc thân và đã kết hôn trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Eximbank.

Kiểm định sự khác biệt trung bình Ý định sử dụng theo các

nhóm trình độ học vấn của khách hàng

Thực hiện phân tích ANOVA cho đặc điểm trình độ học vấn của khách hàng, kiểm định có hay khơng sự khác biệt về giá trị trung bình của bốn tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo trình độ học vấn.

Kết quả kiểm định Levene, giá trị Sig. của kiểm định Levene bằng 0,025 < 0,05 tức là có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm trình độ học vấn, do đó, khơng sử dụng kết quả phân tích ANOVA mà phải dùng kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis, kết quả kiểm định thu được: Giá trị thống kê Chi – bình phương bằng 9,099 với mức ý nghĩa sig. = 0,011 (<0,05) cho thấy giá trị trung bình của các nhóm khách hàng có trình độ học vấn là khác nhau, trong đó nhóm khách hàng trình độ Trung cấp – Cao đẳng có xếp hạng trung bình cao nhất.

Kiểm định sự khác biệt của các yếu tố tác động theo nghề nghiệp

của khách hàng

Kết quả kiểm định Levene các nhóm khách hàng theo nghề nghiệp, Có giá trị sig. của kiểm định Lavene bằng 0,000 < 0,05 nên có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp nên ta sử dụng kiểm định Kruskal – Wallis, thu được

kết quả: giá trị thống kê Chi – bình phương bằng 32,274 với mức ý nghĩa sig. = 0,000 (<0,05) cho thấy giá trị trung bình của các nhóm nghề nghiệ là khác nhau, trong đó nhóm khách hàng kinh doanh có xếp hạng trung bình cao nhất.

Kiểm định sự khác biệt của các yếu tố tác động mức thu nhập

của khách hàng

Kết quả kiểm định Levene các nhóm khách hàng theo nghề nghiệp, có giá trị sig. của kiểm định Lavene bằng 0,022 < 0,05 nên có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm thu nhập nên ta không sử dụng kiểm định Anova mà sử dụng kiểm định Kruskal – Wallis, được kết quả: giá trị thống kê Chi – bình phương bằng 42,427 với mức ý nghĩa sig. = 0,000 (<0,05) cho thấy giá trị trung bình của các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau là khác nhau, trong đó nhóm khách hàng có thu nhập từ 15 đến 24 triệu có xếp hạng trung bình cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)