Vị trí, nguồn thông tin và các khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " pdf (Trang 66 - 94)

6 CHUỖI CUNG CẤ P

6.8 Vị trí, nguồn thông tin và các khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa

hàng hóa

6.8.1 V trí ca doanh nghip

Vị trí đặt nhà máy cũng là một câu hỏi được đặt ra cho các doanh nghiệp và các số liệu này được thể hiện trong Hình 26. Trên 60% doanh nghiệp ở các quy mô cho biết họở gần mạng lưới giao thông và nguồn cung cấp điện tốt. Tuy nhiên chỉ có dưới 20% doanh nghiệp nhỏ đặt gần cảng so với khoảng 30% ở nhóm doanh nghiệp vừa và 37% doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa dường như ít gặp khó khăn vềđất đai hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và lớn. Hơn 40% doanh nghiệp ở các quy mô cho biết họ có vị trí gần người sử dụng cuối cùng (các hộ chăn nuôi), nhưng có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn cho biết họở gần nguồn cung cấp ngô hơn: trên 70% so với 60% ở nhóm vừa và dưới 20% đối với doanh nghiệp nhỏ. Do đó, có thể nói rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn dường như có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào (cả

0 20 40 60 80 100 Close to port

Adequate amount of land available

Good electricity supply

Good road network Close to maize supply

Close to producers Other

small medium large

Hình 26. Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô với các đặc điểm về vị trí nhà máy

Bảng 36 thể hiện mức độđánh giá của doanh nghiệp về tầm quan trọng của đặc điểm vị

trí dựa trên mức điểm trung bình. Doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau đánh giá hai đặc

điểm quan trọng nhất về vị trí cũng khác nhau: doanh nghiệp nhỏ coi gần nguồn cung cấp ngô (1,7 điểm) và có mạng lưới đường giao thông tốt (2,0 điểm) là quan trọng nhất; các doanh nghiệp trung bình cho rằng: gần hộ chăn nuôi (1,5 điểm) và mạng lưới giao thông tốt (2,0) là quan trọng nhất; và các doanh nghiệp lớn đánh giá: có mạng lưới điện tốt (1,2) và có sẵn đất (2,0) là quan trọng nhất. Lưu ý rằng chỉ có 20% doanh nghiệp nhỏ cho biết họ nằm gần nguồn cung cấp ngô (Hình 26).

Bảng 36. Cho điểm về mức độ quan trọng của đặc điểm về vị trí Đánh giá (điểm trung bình)17 Gần cảng Có sẵn đất Nguồn cung cấp điện tốt Mạng lưới giao thông tốt Gần nguồn cung cấp ngô Gần hộ chăn nuôi Đặc điểm khác DN nhỏ 2.3 2.2 2.1 2.0 1.7 2.1 2.0 DN vừa 2.2 2.5 2.4 2.0 3.0 1.5 2.5 DN lớn 4.7 2.0 1.2 2.2 2.2 2.3 .

6.8.2 Các khó khăn trong quá trình vn chuyn hàng hóa

Nhìn chung, 42% doanh nghiệp cho biết họ gặp phải khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa (xem phụ lục bảng A9). Đây dường như là trở ngại của nhiều doanh nghiệp lớn

so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn. Có 60% doanh nghiệp lớn đã gặp phải khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa so với 43% doanh nghiệp nhỏ và 35% doanh nghiệp vừa.

Các doanh nghiệp được yêu cầu nêu ra khó khăn lớn nhất mà họ phải gặp phải trong quá trình vận chuyển hàng hóa, và các kết quảđược thể hiện trong Hình 27. Có 67% doanh nghiệp nhỏ, 33% doanh nghiệp vừa và 75% doanh nghiệp lớn cho rằng “kiểm soát của cảnh sát” là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình vận chuyển hàng hóa.

Điều này chỉ ra rằng hoạt động của cảnh sát được coi là cản trởđáng kểđối với hoạt động vận chuyển của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, và câu hỏi được đặt ra ở đây đó là tính hợp pháp trong những hành động kiểm soát cảnh sát.

Hình 27. Tỷ lệ doanh nghiệp đưa ra các khó khăn quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hóa

Nghiên cứu này cho thấy 17% doanh nghiệp nhỏ phải trả phí cầu đường - yếu tốđược coi là có ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển, trong khi các nhóm doanh nghiệp khác đã không đề cập đến vấn đề này. Các rào cản liên huyện và liên tỉnh cũng là những cản trở

lớn nhất đối với 17% doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên, các quy định của công ty, của Bộ

Thương mại và thanh tra y tế không ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.

6.8.3 Các ngun thông tin cho doanh nghip sn xut thc ăn chăn nuôi

Internet được 35% doanh nghiệp nhỏ và 40% doanh nhiệp vừa lựa chọn là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất về giá cả nguyên liệu thô, trong khi có hơn một nửa doanh nghiệp lớn coi các đại lý/thương lái là nguồn quan trọng nhất (Bảng 37). Về mặt giá cả và thị trường sản phẩm, khoảng một nửa doanh nghiệp ở các quy mô coi các đại lý/thương lái là nguồn cung cấp quan trọng nhất, tiếp theo là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khác.

Xét về thông tin về các quy định/ luật lệ, hầu hết doanh nghiệp coi các cơ quan chính phủ

là nguồn cung cấp quan trọng nhất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. Báo chí dường như quan trọng hơn đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn. Có một điểm chung giữa doanh nghiệp ở các quy mô về vai trò của ngân hàng là nguồn cung cấp thông tin tín dụng quan trọng nhất, với 100% doanh nghiệp nhỏ và 85% trong hai nhóm còn lại đánh giá tầm quan trọng của nguồn thông tin này (Bảng 37). Tất cả các

% of small enterprises chosing the restrictions for most important

67 00 17 17 Police conduct Inter_district blocks Inter_province blocks Tolls other

% of medium enterprises chosing the restrictions for most important

33

17 17

0 33

% of large enterprises chosing the restrictions for most important

75 000

doanh nghiệp trong nhóm nhỏ và lớn coi Internet là nguồn quan trọng thứ hai trong việc cung cấp thông tin tín dụng.

Về vấn đề kiểm soát chất lượng, tỷ lệ doanh nghiệp coi các cơ quan chính phủ là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất là tương đương giữa nhóm doanh nghiệp lớn và nhỏ

với khoảng 14%, và tỷ lệ này ở doanh nghiệp vừa là 39%. Nhìn chung, không có nhiều doanh nghiệp coi các cơ quan Chính phủ là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất về

mặt kiểm soát chất lượng. Có 20% doanh nghiệp cho rằng các đại lý/thương lái và các mối quan hệ cá nhân là nguồn cung cấp thông tin kiểm soát chất lượng quan trọng nhất, trong khi đó các doanh nghiệp trung bình và lớn lại không đề cập đến nguồn thông tin này. Rất nhiều nguồn thông tin khác, trong đó có việc sử dụng kiến thức của chính doanh nghiệp hoặc tư vấn chuyên gia bên ngoài dường nhưđóng vai trò quan trọng hơn đối với thông tin kiểm soát chất lượng.

Quan hệ cá nhân được coi là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất về công thức/ cách trộn thức ăn; tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào nguồn này nhiều hơn các doanh nghiệp quy mô lớn (tỷ lệ lần lượt là 26,7%, 21,1%, và 14,3%). Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam được coi là nơi cung cấp thông tin quan trọng nhất về các công thức/ cách trộn thức ăn với 14% doanh nghiệp lớn, và đây cũng là nguồn thông tin quan trọng thứ hai đối với 33% doanh nghiệp nhỏ. Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp đề cập nguồn thông tin quan trọng nhất của họ về các công thức/cách trộn thức ăn là từ các công ty mẹ, thuê chuyên gia hoặc sử dụng kiến thức của chính họ.

Bảng 37. Các nguồn thông tin quan trọng nhất của doanh nghiệp, phân theo quy mô

Quan trọng nhất (%) Nguồn

DN nh DN va DN ln

Thông tin về giá – nguyên liệu thô

Internet 35,3 40,0 14,3

Đại lý/thương lái 29,4 30,0 57,1

Quan hệ cá nhân 5,9 20,0 0,0

Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi 17,7 0,0 0,0

Nguồn khác 11,8 10,0 28,6

Giá cả và thị trường sản phẩm

Báo chí 0,0 0,0 0,0

Đại lý/thương lái 56,3 45,0 57,1

Quan hệ cá nhân 6,3 5,0 0,0

Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi 25,0 20,0 28,6

Nguồn khác 12,5 30,0 14,3 Quy định/luật lệ Báo chí 29,4 5,3 0,0 Internet 0,0 15,8 14,3 Cơ quan chính phủ 58,8 63,2 71,4 Đài/Tivi 0,0 5,3 0,0 Nguồn khác 11,8 10,5 14,3 Tín dụng Internet 0,0 0,0 0,0 Ngân hàng 100,0 85,0 85,7 Nguồn khác 0,0 25,0 14,3 Kiểm soát chất lượng

Cơ quan khuyến nông 6,7 5,6 14,3

Báo chí 6,7 5,6 0,0

Đại lý/thương lái 20,0 0,0 0,0

Cơ quan chính phủ 13,3 38,9 14,3

Quan hệ cá nhân 20,0 5,6 0,0

Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi 0,0 0,0 0,0

Nguồn khác 33,3 44,4 71,4

Công thức/Cách pha trộn thức ăn

Internet 0,0 10,5 0,0

Quan hệ cá nhân 26,7 21,1 14,3

Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi 0,0 5,3 0,0

Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi 0,0 0,0 14,3

7 CÁC VN ĐỀ KHÁC 7.1 Tín dụng 7.1 Tín dụng

Kết quả ở Bảng 38 cho thấy, gần 70% các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong diện

điều tra có vay tín dụng nhưng chỉ 55,6% trong sốđó vay đủ số tiền như mong muốn. Tỷ

lệ phần trăm các doanh nghiệp có vay vốn tăng theo quy mô sản xuất: với tỷ lệ lần lượt là 58,8% đối với nhóm nhỏ, 73% đối với nhóm vừa và 85,7% đối với nhóm lớn. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp nhỏ vay được đủ số tiền cần thiết hơn so với các doanh nghiệp vừa và lớn (tỷ lệ lần lượt là 40%, 63,6%, và 66,7%).

Bảng 38. Thông tin vay tín dụng của các doanh nghiệp theo quy mô Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Tổng

Tỷ lệ % doanh nghiệp vay tín dụng

58,8 73,7 85,7 69,8

Tỷ lệ % doanh nghiệp vay được khoản vay cần thiết

40 63,6 66,7 55,6

Tất cả các doanh nghiệp lớn và 2/3 các doanh nghiệp nhỏ cho biết lý do quan trọng nhất không nhận được khoản vay như mong muốn là do không có thế chấp (xem Hình 28). Một nửa nhóm doanh nghiệp quy mô trung bình đề cập đến lãi suất cao là nguyên nhân quan trọng nhất, và số còn lại chia đều cho lý do không có thế chấp và thiếu quan hệ. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi dường như không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc thỏa thuận với các ngân hàng tại Việt Nam, chứng tỏ thủ tục với ngân hàng hiện nay có thểđã ít phức tạp hơn trước đây. 0 20 40 60 80 100

small medium large Overall

No collateral Lack of right connections Interest rate too high

Hình 28. Các nguyên nhân không thể vay đủ số tiền cần thiết được doanh nghiệp đề

Theo như các phát hiện từ cuộc điều tra, doanh nghiệp ở tất cả các quy mô đều vay vốn từ

các nguồn khác nhau để mua thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thô (xem Bảng 39). Nói chung, các ngân hàng thương mại là đối tượngcho vay chính, tiếp theo là Ngân hàng nông nghiệp (VBARD) và bạn bè/họ hàng. Nhóm doanh nghiệp nhỏ không tiếp cận được các ngân hàng nước ngoài trong khi đó chỉ có 5% doanh nghiệp trung bình và 30% doanh nghiệp lớn có vay vốn từđối tượng cho vay này. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có vay từ bạn bè/họ hàng, trong khi đó điều này không xảy ra đối với nhóm doanh nghiệp lớn. Khi so sánh lượng tiền vay giữa các doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau, các DNVVN có xu hướng vay ít hơn nhiều so với nhóm lớn. Tuy nhiên, thời gian cho vay của các doanh nghiệp lớn lại khá ngắn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn (Bảng 39). Số liệu về lãi suất cũng được thu thập, nhưng do không có đủ thông tin về mục đích của các khoản vay cụ thể, năng lực sản xuất, loại sản phẩm vay cụ thể và kinh nghiệm trả nợ trước đây để so sánh nên chúng tôi không thể so sánh tỷ lệ lãi suất giữa các nhóm doanh nghiệp theo quy mô một cách có ý nghĩa.

Bảng 39. Tỷ lệ các khoản vay theo nguồn, số tiền vay trung bình và thời gian vay theo quy mô doanh nghiệp

Nguồn vay Tỷ lệ % các khoản vay Số tiền vay (triệu VNĐ) Thời gian vay (tháng) Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Bạn bè và họhàng 17 10 0 80 4.100 - 12 12 - Thương nhân 0 10 0 - 2.050 - - 18 - Ngân hàng nước ngoài 0 5 30 - 6.400 63.500 - 12 6 Ngân hàng thương mại 67 60 50 4.256 9.180 35.100 12 19 8 Ngân hàng nông nghiệp 17 10 50 1.400 5.000 - 36 12 - Các tổ chức tín dụng khác 0 0 50 - - 15.000 - - 6 Nguồn khác 0 5 0 - - - - - - Tổng (trung bình) 100 100 100 3.357 7.088 14.200 16 17 7

Ghi chú:Một số doanh nghiệp có vay nhưng nhưng không cung cấp thông tin về số tiền vay và thời gian vay.

Thông tin ở bảng 40 cho thấy, tất cả các doanh nghiệp nhỏ có vay vốn để xây dựng/sửa chữa nhà xưởng và thiết bị từ Ngân hàng Nông nghiệp, và sử dụng vốn vay từ các nguồn khác (trong đó có một số quỹ của Ngân hàng Nông nghiệp) cho các mục đích khác ngoài nhà xưởng và thiết bị. Tất cả các doanh nghiệp quy mô vừa sử dụng vốn vay của các ngân hàng thương mại cho mục đích xây dựng nhà xưởng/trang thiết bị, trong khi đó các doanh nghiệp lớn trong mẫu điều tra không có bất kỳ khoản vay nào để xây dựng nhà xưởng và thiết bị.

7.2 Lợi nhuận và đầu tư

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được hỏi về nguyên nhân thay đổi lợi nhuận trong năm 2007, và hai năm trước đó (2005), và những số liệu này được thể hiện trong bảng 41. Giá mua nguyên liệu thô là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng tới lợi nhuận trong năm 2007 ở các doanh nghiệp quy mô lớn và trung bình: 50% và 21% tương ứng. Năm mươi phần trăm doanh nghiệp lớn cũng đề cập tới “mức độ cạnh tranh” là nguyên

nhân quan trọng nhất dẫn tới việc thay đổi lợi nhuận trong năm 2007, trong khi đó hai năm trước, các lý do được coi là quan trọng ở nhóm doanh nghiệp lớn là giá bán (20%), mức độ cạnh tranh (40%) và giá mua nguyên liệu thô (40%). Đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa, giá mua nguyên vật liệu thô và khối lượng bán được coi là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi lợi nhuận: tỷ lệ tương ứng là 20% và 30% ở nhóm doanh nghiệp nhỏ, và 21% cho cả hai nguyên nhân trên đối với nhóm doanh nghiệp vừa trong năm 2007. Hai năm trước đó, tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn lý do giá mua nguyên liệu thô và khối lượng bán lần lượt là 14% và 29% đối với doanh nghiệp nhỏ, và 9% và 18% đối với các doanh nghiệp vừa. Lãi suất vay nhìn chung không được coi là yếu tố

quan trọng nhất trong sự thay đổi lợi nhuận, trừ 10% ở nhóm doanh nghiệp nhỏ trong năm 2007 so với tỷ lệ 29% cách đó 2 năm. Tương tự, số lượng doanh nghiệp lớn coi lãi suất vay là nguyên nhân quan trọng thứ hai cho sự thay đổi lợi nhuận cũng giảm xuống.

Bảng 40. Tỷ lệ số tiền vay để mua thức ăn chăn nuôi/nguyên liệu thô, nhà

xưởng/trang thiết bị và các mục đích khác từ các nguồn vay khác nhau theo quy mô doanh nghiệp

Mục đích Thức ăn chăn

nuôi/Nguyên liệu thô (%)

Nhà xưởng/ Trang thiết

bị (%) Khác (%) Nguồn vay Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Bạn bè và họ hàng 11 8 0 0 0 0 0 25 0 Thương nhân 0 8 0 0 0 0 0 25 0 Ngân hàng nước ngoài 0 0 25 0 0 0 0 25 0 Ngân hàng thương mại 78 69 50 0 100 0 100 25 0 Ngân hàng nông nghiệp 11 15 13 100 0 0 0 0 0 Các tổ chức tín dụng khác 0 0 13 0 0 0 0 0 0

Bảng 41. Các nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2007 và 2005

Các nguyên nhân chính về sự thay đổi lợi nhuận - năm 2007

Các nguyên nhân chính về sự thay đổi lợi nhuận - năm 2005

Quan trng nht (%) Quan trng th hai (%) Quan trng nht (%) Quan trng th hai(%)

Nguyên nhân Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Giá bán 0 21 0 11 9 14 0 18 20 43 0 0 Giá mua 20 21 50 33 36 0 14 9 40 14 50 25 Khối lượng bán 30 21 0 11 9 43 29 18 0 0 12 25 Lãi suất 10 0 0 0 9 14 29 0 0 0 12 25

Chi phí nhân công 0 7 0 0 0 29 0 27 0 0 0 25

Chi phí vận

chuyển 10 0 0 0 18 0 14 0 0 0 13 0

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " pdf (Trang 66 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)