CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THÔ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " pdf (Trang 31 - 94)

4.1 Cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi

Chi phí sản xuất được trình bày trong bảng 13 cao nhất đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ

nhất và kết quả này có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5%. Chi phí nguyên liệu thô là cao nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ mặc dù phương sai lớn có nghĩa rằng không có sự

khác biệt trong chi phí nguyên liệu đầu vào trung bình giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Chi phí nguyên liệu thô của nhóm doanh nghiệp lớn thấp hơn về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10%, có thể bởi nhờ vào công nghệ hiệu quả hơn. Chi phí lao động dường như cao hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn nhưng giá trị trung bình không có sự khác biệt về mặt thống kê dựa trên phân tích của chúng tôi về phương sai. Tương tự, chi phí điện/chất đốt, sửa chữa/bảo dưỡng, kiểm soát chất lượng, chi phí thuê mướn và quản lý trên một tấn sản phẩm không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Mặc dù chi phí tín dụng dường như cao hơn nhiều ở các doanh nghiệp nhỏ, song kết quả

này chủ yếu do có một doanh nghiệp có chi phí tín dụng rất cao, và phân tích phương sai cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê trong giá trị trung bình ở mức ý nghĩa 10%. Các chi phí khác, bao gồm chi phí marketing và thuế, thấp hơn ở nhóm doanh nghiệp lớn nhất.

Chi phí các loại đầu vào trên một kg sản phẩm ngoài nguyên liệu thô được trình bày ở

dòng thứ ba của bảng. Tổng các loại chi phí này của nhóm doanh nghiệp nhỏ là 2050

đồng/kg sản phẩm đầu ra trong khi các doanh nghiệp lớn chỉ vào khoảng 970 đồng/kg sản phẩm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 11%. Chi phí sản xuất ngoài nguyên liệu thô không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nhóm quy mô trung bình và lớn.

Bảng 13. Chi phí sản xuất (nghìn đồng/kg sản phẩm) và tỷ trọng trong tổng chi phí (%) DN nhỏ (n=13) DN trung bình (n=20) DN lớn (n=7) Tổng chi phí 8,42 6,34 5,38 Nhỏ>TB>l(5%) ớn

Chi phí nguyên liu thô 6,37 76% 5,05 80% 4,41 82%

Nh, TB>ln (10%) Chi phí đầu vào khác 2,05 24% 1,29 20% 0,97 18% Nh, TB>ln (11%) Trong đó: Chi phí lao động 0,44 5% 0,31 5% 0,32 6% n.s.d Điện và nhiên liệu 0,12 1% 0,16 3% 0,09 2% n.s.d Sửa chữa và bảo dưỡng 0,05 1% 0,06 1% 0,03 1% n.s.d Kiểm soát chất lượng 0,01 0% 0,02 0% 0,02 0% n.s.d Chi phí thuê đất 0,03 0% 0,03 0% 0,01 0% n.s.d Chi phí quản lí 0,21 2% 0,07 1% 0,16 3% n.s.d Chi phí tín dụng 0,44 5% 0,08 1% 0,06 1% n.s.d Chi phí khác 0,75 9% 0,55 9% 0,28 5% Nhỏ, TB>lớn

Nhìn chung, dường như có sự khác biệt nhỏ giữa ba nhóm quy mô doanh nghiệp khi xét

đến cơ cấu chi phí. Chi phí nguyên liệu thô chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất và chi phí này cao hơn khi quy mô tăng: dao động từ 76% ở nhóm doanh nghiệp nhỏ đến 82% trong nhóm doanh nghiệp lớn. Chi phí lao động chiếm khoảng 5% đến 6% trong tổng chi phí sản xuất nhưng không có sự khác biệt giữa các quy mô. Tương tự, không có

một sự khác biệt nào có ý nghĩa thống kê khi xét đến các chi phí thuộc nhóm ngoài nguyên liệu thô, ngoại trừ “các chi phí khác”. Các chi phí khác, bao gồm chi phí vận chuyển, bao bì và thuế, thấp hơn ở các doanh nghiệp lớn so với các nhóm quy mô nhỏ

hơn. Doanh nghiệp nhỏ chi phí cho tín dụng ngang bằng với lao động (5%) nhưng mức chi phí này không có sự khác biệt về mặt thống kê so với các doanh nghiệp lớn hơn, có thể do phương sai lớn trong chi phí tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ.

4.2 Thu mua nguyên liệu thô

Kết quả nghiên cứu trong phần này so sánh giá mua nguyên liệu thô từ các nguồn khác nhau, phương thức thanh toán đối với các loại nguyên liệu thô, các hình thức mua và việc dự trữ các loại nguyên liệu thô chính của các doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau.

4.2.1 Giá mua nguyên liu thô và t l nguyên liu thô mua t các ngun khác nhau

Chi phí mua nguyên liệu thô trên một tấn thành phẩm đối với các doanh nghiệp lớn, trung bình và nhỏ theo các hình thức sở hữu được trình bày trong Hình 9. Nhìn chung, chi phí

đầu vào trên một đơn vị sản lượng có xu hướng giảm khi quy mô tăng, đối với cả doanh nghiệp nước ngoài và nội địa.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài phải trả cao hơn doanh nghiệp trong nước xét tới chi phí mua nguyên liệu thô tính trên một đơn vị sản lượng. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp quy mô trung bình, chi phí mua nguyên liệu thô của nhóm doanh nghiệp nội địa chỉ là 4 triệu đồng/tấn sản lượng so với mức gần 6 triệu đồng/tấn của doanh nghiệp nước ngoài. Xu hướng này cũng tương tựđối với các doanh nghiệp lớn khi so sánh giữa nhóm sở hữu nước ngoài và nội địa. 0.000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000

Small Medium Large Total

000V N D /t o n o u tp u t Domestic Foreign

Hình 9. Chi phí mua nguyên liệu thô/tấn sản lượng, theo hình thức sở hữu và quy mô sản xuất

Có rất nhiều loại nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng tỷ lệ

nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào việc sản xuất thức ăn hỗn hợp hay thức ăn đậm đặc. Cần lưu ý rằng các nguyên liệu đầu vào này cũng có thể thay đổi giữa các nhóm quy mô doanh nghiệp do các chủng loại sản phẩm đầu ra khác nhau (chẳng hạn như tỷ lệ thức ăn

đậm đặc so với thức ăn hỗn hợp, xem Bảng 6). Hình 10 mô tả thành phần các loại nguyên liệu giàu năng lượng (ngô, sắn, cám, v.v...) theo tỷ trọng trên tổng nguyên liệu giàu năng lượng sử dụng. Tỷ trọng của ngô có xu hướng tăng theo quy mô sản xuất (19,5% đối với

các doanh nghiệp nhỏ, 32,4% đối với nhóm quy mô trung bình và 39,5% đối với nhóm lớn). Ngô cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các nguyên liệu giàu năng lượng sử dụng tại các doanh nghiệp lớn, tiếp theo là sắn (34,6%). Ngược lại, đối với sắn, tỷ trọng sử dụng ở

nhóm doanh nghiệp lớn dường như thấp hơn so với hai nhóm còn lại (20,9% so với 27,7% và 24,1%). Cám (từ gạo, ngô và lúa mì) được sử dụng nhiều nhất ở nhóm doanh nghiệp nhỏ với 39,7% trên tổng khối lượng nguyên liệu giàu năng lượng sử dụng và thấp nhất ở nhóm quy mô trung bình (27,4%). Các đầu vào khác như gạo tấm được trộn với các nguyên liệu khác với tỷ lệ cao hơn ở các doanh nghiệp nhỏ và trung bình so với nhóm quy mô lớn.

Thành phần các nguyên liệu giàu đạm được trình bày trong Hình 11. Khô dầu đậu tương là nguyên liệu giàu đạm được sử dụng phổ biến nhất và được các doanh nghiệp lớn sử

dụng nhiều hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và trung bình sử dụng khô dầu lạc (khoảng 10% trong tổng số nguyên liệu giàu đạm) trong khi nhóm doanh nghiệp lớn không sử dụng nguyên liệu này. Tỷ lệ bột cá và bột thịt có xu hướng giảm theo quy mô, dao động từ

3,9% đến 9,9% đối với trường hợp bột cá và từ 4,4% đến 10,6% đối với bột thịt sử dụng. 19.5 32.4 39.5 24.1 27.7 20.9 39.7 27.4 34.6 16.8 12.5 4.9 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Small Medium Large

Other Bran Cas s ava Maize

Hình 10. Thành phần các nguyên liệu giàu năng lượng theo tỷ trọng trên tổng nguyên liệu giàu năng lượng sử dụng

2.1 1.2 16.3 10.3 8.4 48.0 45.4 63.0 9.3 5.5 3.9 10.6 9.3 4.4 19.7 30.3 12.4 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Small Medium Large

Other Meat meal Fish meal Soyabean cake Groundnut cake Soyabeans

Hình 11. Thành phần các nguyên liệu giàu đạm theo tỷ trọng trên tổng nguyên liệu giàu đạm sử dụng

Tỷ trọng nguyên liệu thô sử dụng có sự thay đổi giữa các nhóm doanh nghiệp khi so sánh về mức độ thay thế giữa nguyên liệu giàu năng lượng và nguyên liệu giàu đạm. Trong khi ngô là nguyên liệu có tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất thức ăn ở các doanh nghiệp lớn và trung bình thì cám lại là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm quy mô nhỏ. Đối với các nguyên liệu giàu đạm, khô dầu đậu tương luôn là nguyên liệu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp ở tất cả các quy mô mặc dù tỷ lệ sử dụng nguyên liệu này trên tổng khối lượng nguyên liệu giàu đạm có sự khác nhau giữa các nhóm doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy mức độ thay thế cao hơn của các nguyên liệu giàu năng lượng (thường có nguồn gốc nội địa) so với nguyên liệu giàu đạm (thường được nhập khẩu).

Do chi phí nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào loại sản phẩm sản xuất, trong đó sản xuất thức ăn đậm đặc phải bỏ chi phí nhiều hơn do hàm lượng đạm cao hơn, nên rất khó đưa ra kết luận về tính không hiệu quả từ kết quả chi phí trung bình của nguyên liệu thô ở bảng 13. Trong bảng 14 chúng tôi phân tích chi tiết hơn về bản chất của việc mua nguyên liệu thô trên phương diện giá mua cùng loại nguyên liệu, nguồn cung cấp và xem xét liệu các yếu tố này có bị ảnh hưởng bởi quy mô doanh nghiệp hay khu vực hay không. Có ít doanh nghiệp trả lời đầy đủ thông tin về giá nguyên liệu đầu vào theo nguồn.(Bảng 14). Kết quả chỉ ra rằng không sự khác biệt về mặt thống kê giữa giá của bất kỳ nguyên liệu thô nào theo quy mô doanh nghiệp (Bảng 14a). Kết quả phân tích thống kê có thể bịảnh hưởng bởi quy mô mẫu nhỏ, nhưng mặc dù vậy thì độ lớn của phương sai giá trung bình là khá nhỏ và do đó kết quả này ủng hộ cho độ tin cậy của kết quả phân tích. Việc phân tích về giá mua theo vùng cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa miền Bắc và miền Nam (Bảng 14b). Nhìn chung, giá của các nguyên liệu giàu năng lượng vào khoảng 3500 đồng/kg, mặc dù giá sắn rẻ hơn đáng kể. Các nguyên liệu giàu đạm, như

khô dầu đậu tương và bột cá, thường có giá cao ít nhất gấp đôi so với giá các nguyên liệu giàu năng lượng. Giá nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước cũng sẽ được phân tích ở mức tổng thể, trong đó cả hai nguồn nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp

được gộp thành một nguồn (Bảng 14c). Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa giá ngô nhập khẩu và ngô sản xuất nội địa. Giá trung bình của khô dầu đậu tương nội địa dường như khác với giá sản phẩm nhập khẩu, mặc dù phân tích về phương sai cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê, có thể do phương sai rất lớn trong giá nhập khẩu

được phản ánh vào sự khác biệt trong chất lượng. Tương tự, mức giá trung bình của bột cá nhập khẩu dường như cao hơn so với nguyên liệu nội địa nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 14. So sánh giá nguyên liệu thô phân theo quy mô, nguồn cung cấp và vùng

a. So sánh giá theo quy mô và ngun đối vi các sn phm chính:

Loại nguyên liệu Giá trung bình (đồng/kg) Số lượng mẫu

Nhỏ Trung bình Lớn Anova Nhỏ TB Lớn Ngô: Trong nước 3.750 (647) 3.942 (667) 4.050 (386) nsd 6 12 7 Ngô: Tất cả các nguồn 3.750 (647) 3.941 (667) 3.998 (380) nsd 6 12 8 Gạo: Trong nước 3.750 (1156) 3.636 (447) 4.128 (667) nsd 4 5 2 Sắn: Trong nước 2.450 (659) 2.753 (482) 2.472 (664) nsd 7 9 6 Cám mì: Tất cả các nguồn 3.503 (831) 3.687 (1241) 3.917 (1152) nsd 8 4 9 Cám gạo: Tất cả các nguồn 3.309 (784) 3.166 (411) 3.161 (879) nsd 6 7 4 Khô dầu đậu tương: Tất cảcác 6.233 (1176) 6.901 (2292) 7.190 (2278) nsd 10 13 9

nguồn

Bột cá: Tất cả các nguồn 9.368 (3495) 11.685 (3149) 11.420 (1429) nsd 7 8 5

b. So sánh giá theo vùng, ngun cung cp, các sn phm chính và ngun:

Giá trung bình (đồng/kg) Số lượng mẫu

Miền Bắc Miền Nam Anova Miền Bắc Miền Nam Ngô: Trong nước 4.100 (283) 3.828 (688) nsd 9 16 Sắn: Trong nước 2.600 (418) 2.574 (634) nsd 5 17 Khô dầu đậu tương: Giá trung

bình 6.415 (1.057) 7.052 (2.473) nsd 14 18

Bột cá: Giá trung bình 11.250 (957) 10.697 (3.364) nsd 4 16

c. So sánh giá theo ngun cung cp, các nguyên liu nhp khu chính:

Giá trung bình (đồng/kg) Mẫu Nội địa Nhập khẩu Anova Nội địa Nhập khẩu

Ngô 3.926 (584) 3.827 (228) nsd 9 16

Đậu tương 7.650 (495) 6.482 (1.838) nsd 5 17

Bột cá 10.429 (2,957) 13.900 (3.024) nsd 14 18

Bảng 15 trình bày tỷ lệ nguyên liệu thô được mua từ nguồn trong nước và nước ngoài. Các nguyên liệu giàu năng lượng chẳng hạn như ngô chủ yếu được mua trong nước tuy nhiên các nhà máy lớn thường ít mua từ nguồn này hơn so với hai nhóm quy mô nhỏ. Các nhà máy ở tất cả các quy mô cũng mua cám sản xuất trong nước, song nhà máy quy mô lớn mua ít hơn, mặc dù giá cám sản xuất trong nước cao hơn giá nhập khẩu. Ngược lại, khô dầu đậu tương chủ yếu được các nhà máy nhập khẩu trực tiếp (100% đối với nhóm quy mô lớn và 58,2% đối với nhóm trung bình) hoặc mua sản phẩm nhập khẩu tại thị

trường trong nước (71,4% ở nhóm doanh nghiệp nhỏ).

Bảng 15. Tỷ lệ nguyên liệu thô mua từ các nguồn khác nhau theo quy mô sản xuất

Nguyên liệu Nguồn Nhỏ Vừa Lớn

Ngô Trong nước 100% 98.9 72.6

Ngô Trong nước nhập khẩua 0% 0.0 0.8

Ngô Nhập khẩu trực tiếp 0% 1.1 26.6

Cám Trong nước 67.4 90.4 56.3

Cám Trong nước nhập khẩu 32.6 7.6 19.1

Cám Nhập khẩu trực tiếp 0.0 2.1 24.6

Khô dầu đậu tương Trong nước 28.5 4.6 0.0

Khô dầu đậu tương Trong nước nhập khẩu 71.4 37.2 0.0

Khô dầu đậu tương Nhập khẩu trực tiếp 0.2 58.2 100.0

Bột cá Trong nước 93.7 66.4 100.0

Bột cá Trong nước nhập khẩu 6.3 12.0 0.0

Bột cá Nhập khẩu trực tiếp 0.0 21.6 0.0

a “Trong nước nhập khẩu” tức là nguyên liệu nhập khẩu được cung cấp từ một nhà cung cấp trong nước .

Có một thực tế là nguồn cung nguyên liệu giàu đạm sản xuất trong nước không đủ đáp

đậu tương sản xuất trong nước với tỷ lệ tương ứng là 28,5% và 4,6%. Bột cá là nguyên liệu giàu đạm duy nhất có nguồn gốc chủ yếu từ thị trường trong nước. Số liệu thứ cấp từ

Cục chăn nuôi đã cho thấy khoảng 2/3 lượng bột cá sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc nội địa.

Việc phân tích giá nguyên liệu thô đầu vào chỉ ra rằng có sự khác biệt nhỏ về giá giữa các nhóm quy mô khác nhau. Điều này có nghĩa là phải có một lý do khác giải thích tại sao chi phí nguyên liệu thô đầu vào trung bình cao hơn ở nhóm doanh nghiệp nhỏ. Nếu không có tình trạng lãng phí nhiều nguyên liệu trong các doanh nghiệp nhỏ, thì lời giải thích hợp lý nhất đó là các doanh nghiệp nhỏ tập trung vào sản xuất thức ăn đậm đặc nhiều hơn do

đó phải mất chi phí cao hơn cho nguyên liệu đầu vào. Tỷ lệ sản xuất sản phẩm đầu ra và lợi nhuận theo quy mô sẽđược thảo luận ở phần sau.

Hình 12 mô tả hiệu quả của việc sử dụng nguyên liệu thô và lao động để sản xuất 1 tấn thức ăn chăn nuôi cho các nhóm doanh nghiệp quy mô khác nhau. Số lượng lao động trên một đơn vịđầu ra có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm quy mô nhỏ và trung bình, trong đó nhóm trung bình cần ít lao động hơn với 11 lao động để sản xuất 1 tấn sản phẩm so với 19 lao động ở nhóm quy mô nhỏ. Điều này có thể phản ánh hiệu quả sử dụng lao động thấp ở các doanh nghiệp nhỏ do quy mô hoạt động hoặc có thể phản ánh sự phụ

thuộc lớn hơn vào quy trình sản xuất tựđộng (tức là thay thế vốn) của các doanh nghiệp lớn. Chỉ số về khối lượng đầu vào trên 1 đơn vị sản phẩm đầu ra nhìn chung vào khoảng

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " pdf (Trang 31 - 94)