Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " pdf (Trang 27 - 31)

3 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN

3.3Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni có thể liệt kê bao gồm đất

đai, phương tiện bảo quản, các thiết bị chế biến. Diện tích đất trung bình sở hữu hoặc đi

thuê của các doanh nghiệp thức ăn ở miền Bắc nhìn chung rộng hơn một chút so với các doanh nghiệp miền Nam (Bảng 8). Các doanh nghiệp miền Bắc đang sử dụng gần 95% tổng diện tích đất so với tỷ lệ 82,7% ở miền Nam.

Theo quy mô sản xuất, diện tích đất thường có xu hướng tăng theo quy mô. Tỷ lệ đất sử dụng bởi các doanh nghiệp thức ăn cũng tăng lên khi quy mô tăng. Nhận định này là đúng

đối với các nhà máy ở cả hai miền, ngoại trừ nhóm doanh nghiệp lớn ở miền Nam chỉ sử

dụng 59,5% tổng diện tích đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh so với tỷ lệ 100% của các doanh nghiệp lớn ở miền Bắc.

Bảng 8. Diện tích đất sở hữu/đi thuê và phần trăm diện tích đất sử dụng của các doanh nghiệp, phân theo quy mô và khu vực

Miền Bắc (n = 27) Miền Nam (n = 35)

Diện tích đất (m2) % sử dụng Diện tích đất (m2) % sử dụng Nhỏ 9.161 93,8 7.470 73,3 Trung bình 15.141 93,3 11.036 92,3 Lớn 19.250 100 18.900 59,5 Tổng số 12.898 94,9 11.136 82,7

Các doanh nghiệp miền Nam thường có xu hướng đi thuê đất để sản xuất nhiều hơn

doanh nghiệp miền Bắc (Bảng 9). Khoảng 2/3 trong số các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở miền Nam phải đi thuê đất so với 45,5% ở miền Bắc. Theo quy mô sản xuất, các

doanh nghiệp lớn thuê đất nhiều hơn hai nhóm cịn lại: trong đó đáng chú ý là, tất cả các nhà máy lớn ở miền Nam đều đi thuê đất để hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp nhỏ và trung bình thường có đất riêng để sản xuất kinh doanh, phần nào hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất8.

Trong số các doanh nghiệp lớn ở miền Nam đi thuê đất, chỉ có khoảng 1/3 đóng ở khu

vực nơng thơn trong khi tỷ lệ này ở nhóm quy mô tương ứng ở miền Bắc là 75%. Điều

này có nghĩa là các doanh nghiệp lớn ở miền Nam gặp một số bất lợi nhất định so với các doanh nghiệp miền Bắc xét về phương diện chi phí th đất, vì tiền th đất thường cao hơn ở khu vực thành thị. Các doanh nghiệp nhỏ và trung bình ở cả hai miền - vốn ít đi thuê đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thường có xu hướng đặt tại khu vực nơng

thơn nhiều hơn khu vực thành thị, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp trung bình (100% ở

miền Bắc và 61,5% ở miền Nam). Điều này chỉ ra rằng các nhà máy quy mơ nhỏ và trung bình có thể có chi phí th đất rẻ hơn so với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể có một số lợi thế nhất định khi ở gần các vùng nguyên liệu và

khách hàng trong khi họ cũng gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá, trao đổi thông tin và nguồn điện cung cấp.

Bảng 9. Phân bố các doanh nghiệp sở hữu hoặc thuê đất và địa điểm (%)

Miền Bắc (n=27) Miền Nam (n=35)

Vị trí Tình trạng sở hữu đất Vị trí Tình trạng sở hữu đất

Thành thị Nông thôn Sở hữu Thuê Thành thị Nông thôn Sở hữu Thuê

Nhỏ 27,3 72,7 45,5 54,6 50,0 50,0 60,0 40,0

Trung bình 0,0 100,0 85,7 14,3 38,5 61,5 30,8 69,2

Lớn 25,0 75,0 25,0 75,0 66,7 33,3 0,0 100,0

Tổng số 18,2 81,8 54,6 45,5 45,5 54,5 33,3 66,7

Các thiết bị bảo quản được phân loại thành thiết bị mở hoặc đóng9. Chỉ có tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp quy mô nhỏ và trung bình ở miền Nam cho biết có thiết bị bảo quản mở (Bảng 10). Tất cả các doanh nghiệp ở miền Bắc cho biết họ chỉ có thiết bị bảo quản đóng, và 100% các nhà máy, ngoại trừ nhóm quy mơ trung bình ở miền Nam có thiết bị bảo quản

đóng. Tỷ lệ doanh nghiệp có thiết bị bảo quản lạnh là thấp với 11% ở các doanh nghiệp

miền Bắc và 34% ở miền Nam.

Bảng 10. Tỷ lệ doanh nghiệp có thiết bị bảo quản theo quy mô và khu vực Miền Bắc (n = 27) Miền Nam (n = 35)

Thiết bị mở Thiết bị đóng Thiết bị mở Thiết bị đóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhỏ 0,0 100,0 16,7 100,0

Trung bình 0,0 100,0 38,5 76,9

Lớn 0,0 100,0 0,0 100,0

8 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thường sử dụng đất riêng của họ để sản xuất kinh doanh và dường như gặp khó khăn khi đi thuê đất. Đối với các doanh nghiệp đi thuê đất, họ gặp phải khó khăn trong giải phóng mặt bằng và nhận tiền đền bù (Lê Xuân Bá và cộng sự 2007).

9 Thiết bị bảo quản mở bao gồm kho khơng có tường; thiết bị bảo quản đóng gồm kho có tường, nhà kho, nhà lạnh, nhà và hầm chứa.

Tổng số 0,0 100,0 27,3 86,4

Khi so sánh với miền Bắc, các doanh nghiệp miền Nam dường như có cơng suất bảo quản lớn hơn: kết hợp cả hệ thống kho mở và kho đóng trung bình khoảng 13.357 tấn của doanh nghiệp miền Nam so với 6.938 tấn của doanh nghiệp miền Bắc (Bảng 11). Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ ở miền Nam có cơng suất bảo quản thấp hơn các doanh

nghiệp cùng loại ở miền Bắc. Cũng như phỏng đốn, cơng suất của các thiết bị bảo quản có xu hướng tăng theo quy mơ sản xuất.

Bảng 11. Cơng suất trung bình (tấn) của các thiết bị bảo quản

Miền Bắc (n = 27) Miền Nam (n = 35) Thiết bị mở Thiết bị đóng Thiết bị mở Thiết bị đóng

Nhỏ - 4.896 50 1.903

Trung bình - 6.129 5.200 6.864

Lớn - 14.754 - 27.750

Tổng số - 6.938 4.342 9.015

Bảng 12 mô tả một số chỉ tiêu về việc bảo quản hai ngun liệu thơ chính là ngơ (ngun liệu giàu năng lượng) và khô dầu đậu tương (nguyên liệu giàu đạm) theo vùng và quy mô sản xuất. Thời gian bảo quản trung bình có xu hướng ngắn hơn ở miền Bắc so với miền Nam, đối với cả ngô và khơ dầu đậu tương. Điều này có thể liên quan đến thực tế là công suất bảo quản ở miền Nam lớn hơn ở miền Bắc, ngoại trừ trường hợp của các nhà máy nhỏ (Bảng 11). Số ngày bảo quản của các doanh nghiệp trung bình và lớn cũng dài hơn. Khối lượng lưu kho trung bình của nguyên liệu thô thấp hơn ở các doanh nghiệp nhỏ và trung bình so với doanh nghiệp lớn và ở doanh nghiệp miền Nam so với miền Bắc (điều này cũng có thể giải thích thời gian lưu kho lâu hơn ở miền Nam). Điều đáng chú ý là các doanh nghiệp lớn dự trữ một lượng lớn khô dầu đậu tương so với ngô (10.150 tấn khô dầu

đậu tương so với 4.333 tấn ngơ), trong khi đó các nhà máy nhỏ và trung bình dự trữ lượng

khơ dầu đậu tương và ngơ tương đương nhau. Đây có thể là chiến lược thu mua của nhóm doanh nghiệp lớn đối với khô dầu đậu tương nhập khẩu với công suất lưu kho lớn hơn. Phụ thuộc vào nhập khẩu được tính tốn dựa trên tỷ lệ giữa khối lượng nguyên liệu đầu vào từ các nguồn nhập khẩu (cả trực tiếp và gián tiếp) trên tổng khối lượng mua (Bảng 12). Nhìn chung, các nhà máy phụ thuộc lớn vào nhập khẩu khô dầu đậu tương (nguyên liệu giàu đạm) hơn là nhập khẩu ngô (nguyên liệu giàu năng lượng) vốn thường được

trồng trong nước. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ thuộc vào việc nhập khẩu ngô ở các doanh nghiệp miền Bắc tương đối cao hơn so với miền Nam. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ và trung bình thường mua ngơ từ các nguồn nội địa, thì các doanh nghiệp lớn thường nhập khẩu trên ¼ lượng ngô sử dụng. Chúng tôi đã xem xét nguồn ngô nguyên liệu theo quy mô doanh nghiệp và nhận thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp trong việc phụ thuộc vào nhập khẩu. Đối với khơ dầu đậu tương, các doanh nghiệp trung bình và lớn

mua chủ yếu từ nguồn nhập khẩu trong khi chỉ có khoảng 70% trong tổng khối lượng mua của doanh nghiệp nhỏ từ nguồn nhập khẩu.

Bảng 12. Thời gian, khối lượng và địa điểm nguyên liệu lưu kho của các doanh nghiệp theo vùng và quy mô

Loại nguyên liệu Chỉ tiêu Miền Bắc (n=27) Miền Nam (n=35) Nhỏ (n=17) Trung bình (n=20) Lớn (n=7)

Thời gian lưu kho trung bình (ngày) 134 150 90 169 152

Khối lượng lưu kho trung bình (tấn) 2.406 2.134 206 2389 4333

Thiết bị lưu kho chính (%)

1. Thiết bị mở 0,0 27,3 33,3 8,3 0,0

2. Thiết bị đóng 100,0 72,7 66,7 91,7 100,0

Ngơ

Tỷ lệ phụ thuộc vào nhập khẩu (%) 24,4 12,6 0 1,1 27,4

Thời gian lưu kho trung bình (ngày) 117 159 86 166 181 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khối lượng lưu kho trung bình (tấn) 3.452 2.182 216 2307 10150

Thiết bị lưu kho chính (%)

1. Thiết bị mở 0,0 26,1 21,4 11,1 0

2. Thiết bị đóng 100,0 73,9 78,6 88,9 100

Khô dầu đậu tương

Tỷ lệ phụ thuộc vào nhập khẩu (%) 97,5 99,5 71,5 95,4 100

Về thiết bị chế biến, nhiều nhà máy ở miền Bắc có hệ thống sản xuất tự động hơn so với các nhà máy ở miền Nam (25% so với 7,4%). Đáng chú ý, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và trung bình ở miền Nam sử dụng thiết bị chế biến bán tự động và điều này cũng tương tự

đối với các doanh nghiệp trung bình ở miền Bắc (xem Phụ lục, bảng A1). Các doanh

nghiệp miền Nam có xu hướng sử dụng cơng nghệ nước ngồi nhiều hơn các doanh nghiệp ở miền Bắc (77,8% so với 59,3%). Tuy nhiên, tất cả các nhà máy lớn ở miền Bắc sử dụng cơng nghệ nước ngồi trong khi chỉ có 37,5% nhà máy ở miền Nam ở quy mơ tương tự áp dụng loại công nghệ này10 (xem Phụ lục, Bảng A2).

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " pdf (Trang 27 - 31)