Nhóm các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 82 - 103)

3.2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu khi các thị trường xuất khẩu hàng hoá bị thu hẹp thì việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu là vô cùng cần thiết. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu không chỉ giúp duy trì, củng cố vị thế trên những thị trường truyền thống mà còn giúp xâm nhập và phát triển ổn định trên những thị trường mới.

Trước hết, việc thiết lập mạng lưới xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Xúc tiến xuất khẩu là một lĩnh vực rất rộng và được thực hiện ở nhiều cấp

với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải hình thành một mạng lưới xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả do một cơ quan nhà nước chuyên trách về xúc tiến xuất khẩu lãnh đạo, có thể là Cục xúc tiến xuất khẩu. Cục xúc tiến xuất khẩu cần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến xuất khẩu địa phương và các trung tâm xúc tiến xuất khẩu ở nước ngoài. Cục xúc tiến xuất khẩu cũng cần xây dựng, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các chiến lược xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu như cung cấp thông tin, nghiên cứu thị trường, tư vấn doanh nghiệp, tổ chức hội chợ triển lãm, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng đại lý phân phối ở nước ngoài một cách sát sao. Cục xúc tiến xuất khẩu cũng cần tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cụ thể, nhất là các hoạt động ở tầm quốc gia. Nói một cách khác, mạng lưới xúc tiến xuất khẩu này sẽ hoạt động theo cơ chế tương tác hai chiều để có những điều chỉnh thích hợp. Để nâng cao hiệu quả của mạng lưới xúc tiến xuất khẩu, nhất thiết phải nâng cao năng lực của các tổ chức xúc tiến xuất khẩu địa phương cũng như hệ thống cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Nhà nước cần chú trọng tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và hiểu biết về xúc tiến xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường.

Thứ hai, cần xây dựng ngay một chiến lược xúc tiến xuất khẩu mới trong điều kiện có sự thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để ứng phó trước tình hình xuất khẩu giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta cần đề ra một chiến lược xúc tiến xuất khẩu khẩn cấp bao gồm các chương trình phát triển sản phẩm, tổ chức hội chợ, triển lãm, khuyến mại, các đoàn khảo sát, hỗ trợ đầu tư, mở rộng kinh doanh, xây dựng hệ thống đại lý phân phối và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài. Về mặt hàng, cần chú trọng các hoạt động xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như nông sản và thực phẩm chế biến để duy trì tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng này. Về thị trường, cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, như Ấn Độ, Trung

Đông, Đông Âu và châu Phi nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, bù đắp lại suy giảm ở các thị trường chính và cũng giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường chính. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của các chương trình xúc tiến xuất khẩu tại các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU bởi đây vẫn là các thị trường chính. Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì mức xuất khẩu vào các thị trường này như các năm trước, đồng thời tích cực tìm kênh xúc tiến thương mại mới cũng như mặt hàng mới. Cục xúc tiến xuất khẩu có thể tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng đại lý bán hàng, tiếp thị bán hàng vào hệ thống siêu thị bán lẻ của những nước này. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu tại chỗ cũng rất cần được quan tâm. Cục xúc tiến xuất khẩu có thể phối hợp với các cơ quan hữu quan chuyển đổi các khu chợ cũ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... thành các trung tâm thương mại, chợ quốc tế đồng thời lên chiến dịch quảng bá hình ảnh các trung tâm thương mại, khu chợ này để khách du lịch quốc tế biết đến.

Thứ ba, cần phải có kế hoạch và bắt tay xây dựng một chiến lược xúc tiến xuất khẩu dài hạn. Bên cạnh chiến lược xúc tiến xuất khẩu khẩn cấp, chúng ta cần có các chương trình dài hạn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ lúc thành lập, phát triển sản xuất và tham gia thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và kinh doanh ở nước ngoài trong các lĩnh vực Việt Nam có nhiều lợi thế như thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng rất cần nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng cần sự trợ giúp trong việc mở chi nhánh, liên doanh và lập đại lý bán hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Một công việc khá quan trọng trong tình hình hiện nay là phải phổ biến và hướng dẫn cho doanh nghiệp sử dụng các điều khoản có lợi trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký với nước ngoài, các hiệp định đa phương như WTO, APEC, ASEAN và ASEM và hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Cụ thể, Cục xúc tiến xuất khẩu cần hợp tác với các cơ quan khác của Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, rào cản thương mại, các luật lệ, quy định của nước

ngoài cản trở xuất khẩu của Việt Nam; kiến nghị chính phủ tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông vận tải, đơn giản hoá thủ tục hải quan; tài trợ thiết lập nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ logistics để phục vụ tốt hơn công tác xuất khẩu.

Thứ tư, cần phải gắn kết chặt chẽ với các Hiệp hội ngành hàng trong công tác xúc tiến xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa Cục xúc tiến xuất khẩu và các Hiệp hội ngành hàng. Hàng tháng Cục xúc tiến xuất khẩu nên tổ chức các cuộc họp giao ban thường kỳ với các Hiệp hội để lắng nghe và cập nhật các yêu cầu cần trợ giúp từ phía Hiệp hội, từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời và truyền đạt các chính sách thương mại mới của Chính phủ.

3.2.1.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhu cầu hàng hóa của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu lớn chưa thể gia tăng ngay và các nước này vẫn còn tiếp tục áp dụng nhiều rào cản thương mại ví dụ như các rào cản liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh gia tăng từ các nước Châu Á khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta như nông sản, thuỷ sản, dệt may, giày dép. Để có thể vượt qua được hàng rào thương mại này cũng như cạnh tranh được trên thị trường, không có một cách nào khác ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Qua những phân tích ở trên có thể thấy trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, các mặt hàng thô, khoáng sản, và chưa chế biến của Việt Nam bị sụt giảm mạnh nhất ở trên tất cả các thị trường. Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải tăng nhanh hơn nữa tỷ trọng hàng hóa chế biến xuất khẩu. Để làm được điều này, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.

Thứ nhất, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Thái Lan là xây dựng các trung tâm hỗ trợ thiết kế sản phẩm. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu thiết kế kiểu dáng, nghiên cứu vật liệu mới, nhằm thường xuyên thay đổi mẫu mã mới phù hợp xu thế thị trường, Nhà nước có thể nghiên cứu xây dựng một hoặc nhiều trung tâm hỗ trợ thiết kế sản phẩm trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Các trung tâm này sẽ có thư viện và tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về thiết kế và sáng tạo. Thư viện của trung tâm cần được ứng dụng công nghệ hiện đại, gồm sách, tạp chí, báo và tập san được sưu tập, cập nhật trong nước và từ nhiều nước trên thế giới, thuận tiện cho các đối tượng muốn tìm hiểu thông tin về thiết kế. Các trung tâm cũng cần trưng bày mẫu thiết kế mới, giới thiệu ý tưởng thiết kế và các vật liệu mới nhất từ khắp nơi trên thế giới.

Thứ hai, cần phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã chế biến. Nhà nước cần tăng cường hình thức bảo hiểm xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần phải có chính sách tăng cường hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Kể từ ngày 5/2/2009, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay 4% một năm của chính phủ đã được triển khai với chủ trương thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, khả năng tăng trưởng cao như chế biến, dệt may, giày dép. Mặc dù việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu giảm bớt khó khăn trước bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm, tuy nhiên nó lại có khả năng gây ra nguy cơ hàng Việt Nam bị kiện bán phá giá tại nước nhập khẩu. Đồng thời, việc dùng tiền ngân sách để trợ cấp bù lãi suất cũng tạo ra một sân chơi không bình đẳng trên thị trường và có thể vi phạm các cam kết của WTO. Để đối phó với suy thoái kinh tế, nhiều nước trên thế giới đều đồng loạt hạ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Vì vậy, Việt Nam nên học theo cách làm này, ứng dụng chính sách tiền tệ để hạ

thấp lãi suất vay vốn của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.

3.2.1.3. Xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm đối với các vụ kiện phòng vệ thương mại

Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã được hưởng một môi trường mậu dịch hoàn toàn tự do, do đó, cũng cần phải quen dần với những rào cản kỹ thuật và nguy cơ bị kiện chống bán phá giá ngày càng nhiều hơn trong thời suy thoái kinh tế toàn cầu. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm đối với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Để có thể xây dựng một cơ chế cảnh báo sớm, cần phải có sự phối hợp đồng bộ với những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, với những đối tác, bạn hàng nhập khẩu và với các hệ thống cơ quan đại diện thương mại và các trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chủ động sớm phát hiện những biến động bất thường từ thị trường xuất khẩu của mình. Các doanh nghiệp cũng cần giữ quan hệ tốt đẹp, tranh thủ thu thập thông tin về động thái của các nhà sản xuất sản phẩm cạnh tranh của nước nhập khẩu. Theo kinh nghiệm rút ra từ các vụ kiện trước, các đối tác bạn hàng thường là những người đầu tiên lưu ý chúng ta về nguy cơ bị kiện bán phá giá mỗi khi họ nhận thấy các nhà sản xuất mặt hàng tương tự của nước họ đang bắt đầu thu thập hồ sơ về các nhà xuất khẩu và hàng hoá xuất khẩu đang cạnh tranh với họ. Các cơ quan đại diện thương mại và các trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cần thường xuyên cập nhật tin tức về tình hình thị trường nước sở tại. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao dư luận báo chí trong nước và quốc tế. Trong trường hợp sản phẩm thuộc đối tượng điều tra chống bán phá giá là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tiếp theo của nước nhập khẩu, hoặc có mối quan hệ trực tiếp với ngành sản xuất khác của nước nhập khẩu, thì cần tìm hiểu và

tranh thủ sự mâu thuẫn lợi ích của các nhóm ngành khác nhau này để cùng phối hợp phản đối vụ kiện tại chính nước khởi kiện.

3.2.1.4. Tăng cường công tác thông tin dự báo về thị trường xuất khẩu

Hiện nay chưa ai có thể nói chính xác được bao giờ nền kinh tế thế giới sẽ hoàn toàn phục hồi. Để có thể tận dụng những cơ hội mới mở ra trong thời kỳ hậu khủng hoảng, việc dự báo nước nào và lĩnh vực nào sẽ hồi phục trước để chủ động tranh thủ xâm nhập thị trường đúng lúc và đúng chỗ là điều hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay dù đã hết sức nỗ lực tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo về thị trường xuất khẩu để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Cơ quan này không chỉ phát huy tác dụng trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu mà sẽ giúp định hướng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong dài hạn.

3.2.1.5. Đẩy mạnh tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mới tiềm năng

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này đã cho thấy việc phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống mang lại rủi ro rất lớn khi các thị trường này xảy ra biến động. Để có thể giảm bớt rủi ro của việc tập trung quá nhiều vào một số thị trường nhất định thì việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu là rất cần thiết. Chúng ta cần đẩy mạnh tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mới tiềm năng – các thị trường ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhà nước cần có những chương trình, kế hoạch định hướng thị trường mới cho doanh nghiệp, đồng thời cần có những chính sách khuyến khích cũng như đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường mới này. Xét về tốc độ tăng trưởng GDP và chính sách quản lý nhập khẩu, có thể thấy Châu Phi và các quốc gia Trung Đông chính là các thị trường cần được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý khai thác hơn nữa. Với các thị trường mới, việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý như đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác song phương, đa phương đóng vai trò vô cùng quan

trọng. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác giữa các Bộ, ngành hữu quan giữa hai quốc gia, đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thương vụ tại nước sở tại để có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường mới.

3.2.2. Một số giải pháp cho các thị trƣờng cụ thể

3.2.2.1. Thị trường ASEAN

Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này do được hưởng thuế ưu đãi, vị trí địa lý thuận tiện, các yêu cầu của thị trường không quá cao và phù hợp với khả năng của nhiều doanh

Một phần của tài liệu Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 82 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)