ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 73 - 75)

CẦU ĐẾN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây những tác động bất lợi lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại. Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu nên nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tại các thị trường các nước phát triển cũng như các nước trong khu vực đều giảm sút. Tính cả 9 tháng đầu năm 2009, trong các thị trường truyền thống của Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường Châu Đại Dương giảm nhiều nhất (giảm 47,2%), tiếp theo đó là Nhật Bản (giảm 32%), các nước ASEAN (giảm 22%), Trung Quốc (giảm 9,5%), EU (giảm 4,2%), và Hoa Kỳ (giảm 4%). Bên cạnh đó, giá nhiều mặt hàng trên thế giới giảm mạnh, đặc biệt là nhóm hàng nguyên liệu và nông sản, trong khi đây lại là nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, hầu hết các quốc gia còn thực hiện các chính sách kích thích xuất khẩu và gia tăng bảo hộ mậu dịch. Hàng hoá Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của các nước khác. Tất cả các yếu tố này đã dẫn tới việc thu hẹp các thị trường xuất khẩu hàng hoá truyền thống của Việt Nam. Việc sút giảm kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu dẫn tới sút giảm kim ngạch xuất khẩu nói chung gây khó khăn không nhỏ cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội khác.

Tuy nhiên, sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường chủ yếu của Việt Nam cũng tạo cơ hội và buộc chúng ta phải tìm kiếm những thị trường mới ví dụ như thị trường Châu Phi để có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào những thị trường truyền thống. Điều này có thể giúp chúng ta tránh được sự thiệt hại lớn khi các thị trường truyền thống có sự biến động bất lợi như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này. Không những thế, sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu trong đó có cơ cấu mặt hàng đã có những tác động tích cực nhất định đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu các mặt khoáng sản chưa chế biến của Việt Nam có xu hướng giảm mạnh do cầu về các mặt hàng này giảm khi sản xuất bị sụt giảm ở các nước phát triển như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ và các nước đang phát triển như Trung Quốc và ASEAN. Điều này tạo điều kiện để Việt Nam có thể tăng cường tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến và có giá trị gia tăng cao trong tương lai.

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIÊU KIỆN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG THAY ĐỔI

Một phần của tài liệu Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 73 - 75)