KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG

Một phần của tài liệu Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 30 - 103)

KHỦNG HOẢNG TỚI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực

Cùng nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan có cơ cấu kinh tế khá tương đồng với Việt Nam. Sự tương đồng này được thể hiện cả trong cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu tác động tới hoạt động xuất khẩu của Thái Lan từ Quý III/2008 với tỷ lệ xuất khẩu giảm là 9%. Sang Quý I/2009, xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục giảm 18% (Bộ Tài chính Thái Lan; 2010) và con số này là -23,5% trong sáu tháng đầu năm 2009. Các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan đều giảm sút nghiêm trọng (Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Tốc độ tăng trƣởng ở các thị trƣờng xuất khẩu chính của Thái Lan (%)

2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Hoa Kỳ -0,2 4,4 -27,0 Nhật Bản 8,5 10,1 -28,7 EU (15) 17,6 7,2 -32,9 Trung Quốc 26,6 20,0 -18,3 Trung Đông 30,1 25,2 -12,3

Nguồn: Bộ Tài chính và Hải quan Thái Lan

Trước tình hình này, Cục xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) đã đề ra “Chiến lược xúc tiến xuất khẩu khẩn cấp năm 2009” bao gồm nhiều chương trình phát triển sản phẩm, tổ chức hội chợ, triển lãm, khuyến mại, các đoàn khảo sát, hỗ trợ đầu tư, mở rộng kinh doanh, xây dựng hệ thống đại lý phân phối và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài. Các chương trình xúc tiến xuất khẩu cụ thể như sau:

- 130 chương trình xúc tiến xuất khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (chiếm 17% tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu), nhằm duy trì tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này là 17 – 19%.

- 318 hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế như ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu và châu Phi nhằm tăng thị phần xuất khẩu vào các thị trường này từ 65% lên 67% để bù đắp lại suy giảm ở các thị trường chính đang bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế.

- 173 hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại các thị trường chủ lực Mỹ, Nhật, EU (chiếm 34% thị phần xuất khẩu). Mặc dù bị suy thoái kinh tế nặng nhưng các thị trường này vẫn có sức mua cao, DEP chủ trương cố gắng duy trì mức xuất khẩu như các năm trước và tích cực tìm kênh xúc tiến thương mại mới, mặt hàng chủ lực mới, kể cả hỗ trợ xây dựng đại lý bán hàng vào hệ thống siêu thị bán lẻ của các nước này.

- 102 hoạt động hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ (sử dụng 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 20 triệu lao động gián tiếp, doanh thu khoảng 14,5 tỷ USD/ năm). Các hoạt động gồm quảng bá ra nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh trong các ngành du lịch, nhà hàng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giải trí, y tế và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, thiết kế kiến trúc, thiết kế công nghiệp, nhượng quyền thương hiệu, sửa chữa cơ khí...

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ, DEP có chương trình phối hợp với các cơ quan hữu quan chuyển đổi các khu chợ cũ tại các thành phố lớn thành các trung tâm thương mại, chợ quốc tế, đồng thời quảng bá hình ảnh các trung tâm thương mại, khu chợ này để khách du lịch quốc tế biết đến. Ví dụ chuyển các khu chợ Silom, Surawong và Mahesak thành các chợ quốc tế về đồ trang sức, khu Worajak thành các chợ quốc tế về phụ tùng ô tô và Baiyok, Bobe thành các chợ quốc tế về quần áo.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu thiết kế kiểu dáng, nghiên cứu vật liệu mới, nhằm thường xuyên thay đổi mẫu mã mới phù hợp xu thế thị trường, chính phủ Thái Lan đã xây dựng một Trung tâm Hỗ trợ Thiết kế Sản phẩm trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Trung tâm có thư viện và tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về thiết kế và sáng tạo. Thư viện của trung tâm được ứng dụng công nghệ hiện đại, gồm sách, tạp chí, báo và tập san được sưu tập, cập nhật từ Thái Lan và nhiều nước trên thế giới, thuận tiện cho các đối tượng muốn tìm hiểu thông tin về thiết kế. Trung tâm cũng trưng bày mẫu thiết kế mới, giới thiệu ý tưởng thiết kế và các vật liệu mới nhất từ khắp nơi trên thế giới.

Bên cạnh đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thailand), ngân hàng nhà nước có vai trò chủ lực trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Thái Lan, đã đưa ra một số đề xuất nhằm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu trong đó nêu bật 3 nhân tố cần phải được xem xét khi thâm nhập các thị trường mới, đó là: sự giàu có của quốc gia, chính sách thương mại và hoạt động thương mại của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, việc thâm nhập thị trường mới là không dễ dàng. Để giúp các nhà xuất khẩu Thái Lan đứng vững trong khủng hoảng tài chính toàn cầu, EXIM Thailand đã chuẩn bị đầy đủ những hỗ trợ cần thiết cho những doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường mới dưới hình thức dịch vụ tài chính và phi tài chính, thông qua việc trở thành đối tác liên doanh với các doanh nghiệp này hay thông qua việc gia hạn các khoản vay vốn hoạt động.

1.3.1.2. Indonesia

Xuất khẩu của Indonesia tăng trưởng chậm hơn trong năm 2009 do khủng hoảng toàn cầu tác động tiêu cực tới thị trường quốc tế làm nhu cầu suy giảm. Để giảm bớt tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu, việc đa dạng các thị trường là vô cùng cần thiết, bởi hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Indonesia như Hoa Kỳ và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng trầm trọng. Khu vực Trung Đông, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ là những thị trường mục tiêu mới cần đẩy mạnh khai thác. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm nhập khẩu bất hợp pháp, đưa ra các gói kích thích kinh tế, đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, và áp dụng những quy định của chính phủ.

Trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ thương mại Indonesia Mari Elka Pangestu, triển vọng xuất khẩu năm 2009 đối với các mặt hàng ngoài dầu thô và gas sẽ tăng trưởng trong khoảng từ 4,3% tới 8%. Con số này là thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng hàng năm 18,3% đạt được trong giai đoạn 2003 – 2007. Mặc dù mức tăng trưởng này là tương đối “khiêm tốn”, song mức tăng trưởng này có được là nhờ những

chính sách của chính phủ trong việc dự đoán những tác động của cuộc khủng hoảng. Và cán cân thương mại của Indonesia trong năm nay sẽ vẫn thặng dư, mặc dù có thể thấp hơn mức thặng dư năm 2008. Trong nỗ lực đạt được mức tăng trưởng đề ra cho năm 2009, chính phủ sẽ phải tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới bởi các thị trường xuất khẩu truyền thống chủ lực của Indonesia như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng. Các thị trường mới bao gồm Nam Phi, Kenya, Nigeria, Ai Cập và các quốc gia Trung Đông. Thực tế thì cả Iraq và Iran cũng có thể trở thành các thị trường mới. Theo bà Mari, chính phủ sẽ lựa chọn 10 loại mặt hàng chủ lực mà doanh số bán đã bắt đầu giảm sút nghiêm trọng tại các thị trường xuất khẩu chính để xuất sang các thị trường mới. Các loại mặt hàng này bao gồm đồ gỗ, dệt may, dầu cọ thô, vật liệu xây dựng, thuỷ sản và giày dép.

Chính phủ cũng đã chính thức lựa chọn Ngân hàng xuất nhập khẩu Indonesia làm cơ quan trợ giúp tài chính cho hoạt động xuất khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ (MSMEs). Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ thương mại Indonesia Mari Elka Pangestu, Ngân hàng xuất nhập khẩu Indonesia sẽ có nhiệm vụ trợ giúp cho các nhà xuất khẩu gặp khó khăn trong việc đảm bảo tài chính từ các tổ chức tài chính khác. “Chúng tôi sẽ xác định đâu là những nhà xuất khẩu có tiềm năng”, bà nói. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati mong đợi Ngân hàng xuất nhập khẩu Indonesia sẽ trợ giúp cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới. Và các thị trường mới sẽ bao gồm Trung Đông, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan.

Các hiệp hội ngành hàng cũng không ngừng phát huy vai trò quan trọng để hồi phục xuất khẩu sau khủng hoảng. Ví dụ điển hình là việc Hiệp hội các doanh nghiệp đồ gỗ tìm kiếm thị trường mới. Các công ty đồ gỗ trong nước hiện đang tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới để bù đắp cho nhu cầu suy giảm tại Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Malaysia. Theo ông Ambar Tjahyono, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Indonesia, dự báo xuất khẩu đồ gỗ sang nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ giảm ít nhất 5%. “Đối với thị trường Hoa Kỳ, chúng tôi chỉ có

thể dựa vào các sản phẩm dành cho giới thượng lưu vì sức mua của họ còn khá lớn. Với những người dân có thu nhập trung bình, chúng tôi không thể hy vọng nhiều. Để bù đắp cho nhu cầu suy giảm tại Hoa Kỳ, chúng tôi đang lên kế hoạch thâm nhập những thị trường tiềm năng khác để duy trì tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ.” Ông Ambar phát biểu, các công ty đồ gỗ sẽ mở rộng dây chuyền phân phối ở Trung Quốc và các nước Trung Đông và Đông Âu. Hiệp hội, cùng với chính phủ, sẽ tăng cường công tác xúc tiến và triển lãm thương mại ở những nước này để tìm kiếm thêm nhiều cơ hội. Cục phát triển xuất khẩu quốc gia sẽ hỗ trợ Hiệp hội tổ chức các triển lãm tại Trung Quốc, Singapore, Dubai, Pháp, Đức và Hungary trong năm nay. Mặc dù kiểm soát tới 21,25% thị trường đồ gỗ thế giới, song quốc gia này vẫn rất cần nhập khẩu đồ gỗ từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước. Nhu cầu này có thể dễ dàng nhận thấy tại các triển lãm thương mại của Indonesia tại Trung Quốc, đồ gỗ luôn được bán hết.

1.3.1.3. Trung Quốc

Chính sách xúc tiến xuất khẩu của Trung Quốc sau khủng hoảng chủ yếu bao gồm giảm thuế, tài trợ xuất khẩu thực hiện bởi Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc (EXIM Bank), bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Tập đoàn Bảo hiểm Tín dụng và Xuất khẩu (SINOSURE) đảm nhiệm, và hội chợ hàng xuất khẩu.

Trước khi Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp có hiệu lực vào năm 2008, một số doanh nghiệp được hưởng thuế ưu đãi nhằm khuyến khích xuất khẩu. Ví dụ, nếu các nhà đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu tái đầu tư các khoản lợi nhuận của họ nhằm mở rộng sản xuất tại Trung Quốc thì tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên khoản tiền tái đầu tư sẽ được trả lại. Nếu trong một năm nào đó, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu được trên 70% giá trị sản xuất của năm đó thì doanh nghiệp đó sẽ chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bằng một nửa tỷ lệ quy định trong Luật Thuế Thu nhập dành cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp nước ngoài; việc

giảm thuế áp dụng sau khi hết thời hạn miễn thuế thu nhập. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trong các Đặc khu kinh tế và các Khu vực phát triển công nghệ và kinh tế, hoặc bất kỳ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào khác không thuộc hai trường hợp trên sẽ được hưởng mức thuế thu nhập là 15%, chỉ phải nộp thuế thu nhập là 10% nếu đạt được tỷ lệ xuất khẩu như trên (WTO, 2008).

Trung Quốc cũng tăng cường tài trợ và bảo hiểm xuất khẩu. Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc, ngân hàng chính sách duy nhất cung cấp tín dụng xuất khẩu, là ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ Trung ương. Chức năng của ngân hàng này chủ yếu là hỗ trợ tài chính để xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm điện tử và kỹ thuật, và các sản phẩm công nghệ cao và công nghệ mới, thông qua tín dụng xuất khẩu và tín dụng cho nhà nhập khẩu. Theo các nhà chức trách thì không có yêu cầu về hàm lượng nội địa với các nhà xuất khẩu khi muốn vay vốn từ ngân hàng. Trung Quốc cũng đã tích cực phát huy vai trò của các tập đoàn bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu. Tập đoàn Bảo hiểm Tín dụng và Xuất khẩu Trung Quốc (SINOSURE), tập đoàn bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu chính thức duy nhất tại Trung Quốc, được thành lập vào năm 2001 nhằm xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt đối với các hàng hoá tư bản công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. SINOSURE là công ty sở hữu nhà nước toàn bộ, thực hiện các chính sách của chính phủ về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, và chịu những rủi ro tín dụng xuất khẩu. Theo các nhà chức trách, không có yêu cầu hàm lượng nội địa để được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của SINOSURE.

Đồng thời, Trung Quốc cũng tiến hàn các hỗ trợ xuất khẩu khác. Bộ Thương mại Trung Quốc cung cấp thông tin trực tuyến để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu. Trung tâm Ngoại thương Trung Quốc trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc có trách nhiệm tổ chức các hội chợ hàng xuất khẩu, bao gồm Hội chợ hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc tại Quảng Châu 2 lần một năm. Quỹ khám phá thị trường quốc tế (The International Market Exploration Fund) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm dưới sự điều hành của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Trung Quốc, nhằm giúp các doanh

nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi hơn trong việc tham gia các hội chợ tại nước ngoài, nhằm mục đích tăng cường sự hiện diện quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp khám phá các thị trường mới. Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc (The China Council for the Promotion of International Trade - CCPIT) cũng giúp xúc tiến thương mại quốc tế thông qua việc tiếp xúc với các chính phủ nước ngoài, cung cấp các dịch vụ tư vấn đa dạng, và giúp các doanh nghiệp đăng ký cấp bằng sáng chế và thương hiệu. Là một tổ chức phi lợi nhuận, CCPIT nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ.

1.3.2. Bài học từ kinh nghiệm của các nƣớc

Từ thực trạng thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa và chính sách của một số nước trong khu vực được phân tích ở trên, có thể nói rằng các nước này đã có khá nhiều biện pháp tích cực tương tự nhau để nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các biện pháp mà các nước này đã áp dụng thuộc những nhóm biện pháp chủ yếu sau đây:

Biện pháp thứ nhất là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ các nước trong khu vực đã tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Công tác xúc tiến xuất khẩu được triển khai đồng bộ dưới sự điều hành của một cơ quan nhà nước chuyên trách về xúc tiến xuất khẩu ví dụ như Cục Xúc tiến Xuất khẩu Thái Lan (DEP) đã đề ra “Chiến lược xúc tiến xuất khẩu khẩn cấp năm 2009” tổ chức hội chợ, triển lãm, khuyến mại, các đoàn khảo sát, hỗ trợ đầu tư, mở rộng kinh doanh, xây dựng hệ thống đại lý phân phối và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Thái Lan trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh Thái Lan, Cục phát triển xuất khẩu quốc gia Indonesia cũng hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, trong đó có Hiệp hội đồ gỗ tổ chức các triển lãm tại các thị trường tiềm năng Trung Quốc, Singapore, Dubai, Pháp, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 30 - 103)