0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tác động tới lĩnh vực tài chính – ngân hàng

Một phần của tài liệu THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 45 -103 )

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh tới khu vực tài chính của Việt Nam như đã tác động tới các nước khác trên thế giới. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản của Việt Nam. Thị trường chứng khoán của VN năm 2008 đã sụt giảm mạnh. Chỉ số VN Index kết thúc năm ở mức 315,62 điểm, mất giá tới 66% so với thời điểm đầu năm. Năm 2009 cũng là một năm đầy thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhìn nhận tổng quan có thể thấy năm 2009 thị trường chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là 3 tháng đầu năm khi VN - Index sụt giảm còn 235,50 điểm, giá trị giao dịch giảm 60%, khối ngoại rút ròng 530 triệu USD tiền vốn; giai đoạn 2 nhờ sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, chỉ số chứng khoán và giá trị giao dịch cùng tăng vọt. Nhưng niềm tin của giới đầu tư không được kéo dài lâu khi đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, thị trường lại giảm mạnh hơn 20% (VN-Index đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so với mức đỉnh của năm 2009. Đến cuối năm 2009, chỉ số VN-Index cũng không đạt được mốc 500 điểm khi đóng cửa ở 494,77 điểm. (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010).

Cùng với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng trải qua một năm 2008 đầy biến động. Giá bất động sản lên xuống không ổn định và cuối năm lại trở về gần với mức đầu năm. Sau khi tăng mạnh vào hai tháng đầu năm do tiếp tục đà đi lên của cơn sốt cuối năm 2007, giá nhà đất có xu hướng giảm mạnh và kèm theo đó thị trường trầm lắng kéo dài. Sự sụt giảm đột ngột của giá nhà đất có nguồn gốc từ chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát của ngân hàng trung ương. Mặc dù cuối năm giá nhà đất có tăng đôi chút song cũng chỉ xấp xỉ mức giá đầu năm. Bước sang đầu năm

2009, cụ thể là vào khoảng từ giữa tháng 2/2009 trở đi, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhẹ trên cả hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Giá cả và giao dịch nhà đất tại các dự án mới nổi tăng khoảng 10% so với cuối năm 2008. Sang cuối quý II, đầu quý III/2009, khi có thông tin khủng hoảng kinh tế thế giới đã chạm đáy, nền kinh tế vĩ mô chuyển biến tốt, sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán… thì thị trường bất động sản cũng theo đà trỗi dậy.

Đối với hệ thống ngân hàng, năm 2009 là một năm kinh doanh không dễ dàng do gánh nặng từ cuộc khủng hoảng bên ngoài và gánh nặng từ trách nhiệm mà Chính phủ đặt lên vai với vai trò làm kênh dẫn xuất các chính sách tài khoá, tiền tệ phục vụ tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hàng đầu của Nhà nước trong bối cảnh suy thoái chung toàn cầu. Điều này đặt ra nhiều cơ hội, nhưng sẽ có rủi ro nếu các ngân hàng thương mại không có một quy trình kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhận thức được những khó khăn này, rất nhiều ngân hàng đã thận trọng hơn với các khoản cho vay, tìm mọi cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; đề phòng với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, khó đòi là cao; tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai. Tính chung cả hệ thống, tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 11/2009 là khoảng 34% trong khi năm 2008, con số này chỉ ở mức 21-22%. Nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, sự điều hành tỉnh táo và thận trọng của NHNN Việt Nam cộng với những nỗ lực tự thân của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nên từ quý II/2009, sự khó khăn đã được giảm đáng kể và hệ thống ngân hàng đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một cách khá êm đẹp.

2.1.4. Tác động tới tăng trƣởng kinh tế

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Q 1 /2 0 0 6 Q 2 /2 0 0 6 Q 3 /2 0 0 6 Q 4 /2 0 0 6 Q 1 /2 0 0 7 Q 2 /2 0 0 7 Q 3 /2 0 0 7 Q 4 /2 0 0 7 Q 1 /2 0 0 8 Q 2 /2 0 0 8 Q 3 /2 0 0 8 Q 4 /2 0 0 8 Q 1 /2 0 0 9 Q 2 /2 0 0 9 Q 3 /2 0 0 9 Q 4 /2 0 0 9 Q 1 /2 0 1 0

%

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010)

Hình 2.6: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam từng quý giai đoạn 2006 – 2010

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hình 2.6 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong hai năm 2006 và 2007 với tốc độ tăng trưởng GDP các quý liên tục đạt trên 7% (theo giá so sánh năm 1994). Sang năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm và chững lại ở con số 6% trong quý III và quý IV/2008. Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng GDP quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng GDP đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I /2010 đạt 5,8%, tuy chưa bằng mục tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm nhưng cao hơn nhiều so với quý I/2009, chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần.

2.2. SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2.2.1. Các nhân tố tác động tới cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

2.2.1.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, GDP của Việt Nam bị suy giảm và điều này tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do Việt Nam là nước nông nghiệp và phần lớn hàng hóa xuất khẩu của VN là hàng sơ chế và các sản phẩm nông nghiệp nên sự giảm sút GDP của Việt Nam sẽ làm giảm khả năng xuất khẩu sang những nước có nhu cầu về nông sản (các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản). Còn đối với thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam là các nước có cơ cấu kinh tế tương tự (các nước trong khu vực ASEAN) thì sự giảm sút GDP của Việt Nam khó có khả năng làm giảm xuất khẩu sang các nước này. Nói cách khác, sự thay đổi GDP của Việt Nam do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu khó có tác động tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước có cơ cấu kinh tế tương đồng nhưng có tác động làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước có cơ cấu kinh tế bổ sung.

2.2.1.2. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu

Cũng theo mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế, nhân tố quan trọng tác động tới cầu về hàng hóa xuất khẩu của một nước là GDP và GDP bình quân đầu người thể hiện sức mua của nước nhập khẩu. Đối với thị hiếu người tiêu dùng, những người có thu nhập cao ít chịu tác động của khủng hoảng và thị hiếu của họ cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đối với những người có thu nhập trung bình thấp, thị hiếu của họ sẽ bị thay đổi. Những người thu nhập trung bình và thấp có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng chất lượng thấp hơn với mức giá thấp hơn. Xu hướng tiêu dùng thay đổi như vậy là do thu nhập của họ thay đổi và thu nhập của người dân do mức GDP đầu người của quốc gia đó quyết định.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, GDP thực tế của thế giới bị giảm sút nghiêm trọng, trong đó mức suy giảm của các nền kinh tế phát triển bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Anh, Canada trầm trọng hơn so với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Trung và Đông Âu, Khối thịnh vượng chung Châu Âu trong đó có Nga và các nước Châu Á đang phát triển khác (Hình 2.7). Nếu như trong giai đoạn 2003 – 2007, tăng trưởng GDP thực tế thế giới trung bình đạt khoảng 4,8% thì năm 2009 GDP thực tế thế giới tăng trưởng – 0,8% và cho đến năm 2014 cũng chưa đạt được mức phục hồi như trước khủng hoảng. Với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ kéo mức tăng trưởng GDP thực tế xuống 2,1% trong khi với các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng GDP thực tế chạm đáy ở mức – 3,2% (IMF, 2010).

Nguồn: World Economic Outlook (IMF, 2009)

Hình 2.7: Tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế thế giới và các khu vực trƣớc và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng tác động tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại hai nhóm nước này. Với nhóm nước có thu nhập cao (các nền kinh tế phát triển), trong giai đoạn 2007 – 2008, GDP bình quân đầu người chững lại trong

khi với nhóm nước có thu nhập trung bình (các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi), GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (khoảng 5%) (World Bank, 2010). Do đó, mức giảm sút trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nền kinh tế phát triển sẽ nhiều hơn so với mức giảm sút trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng tác động theo các mức độ khác nhau tới tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tại các khu vực thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời tại các khu vực thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam

Đơn vị: %

GDP GDP bình quân đầu ngƣời

2007 2008 2009 2007 2008 2009 ASEAN ASEAN-5 20,3 6,3 16,4 4,7 -0,8 1,3 8,5 - -3,5 - 2,7 - EU 2,9 1,0 -4,0 2,4 0,3 -4,6 Hoa Kỳ 2,1 0,4 -2,5 2,1 0,4 -2,4 Nhật Bản 2,4 -1,2 -5,3 2,4 -1,2 -5,2 Trung Quốc 13,1 9,6 8,7 15,5 10,9 9,8

ASEAN-5: Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippines, Vietnam

Nguồn: Tổng hợp từ Eurostat (2010), Aseansec (2010), IMF (2010)

Từ Bảng 2.2 có thể thấy trong số các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam thì Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với mức tăng trưởng GDP năm 2009 giảm xuống tới -5,3%, -4% và -2,5% so với mức 2,4%, 2,9% và 2,1% năm 2007. Tăng trưởng GDP sụt giảm cũng kéo theo sự sụt giảm tương ứng của GDP bình quân đầu người tại các nước này. Trong khi đó, mặc dù có bị giảm so với trước khi xảy ra khủng hoảng song tốc độ tăng trưởng GDP tại Trung Quốc năm 2009 vẫn ở mức rất cao là 8,7% và GDP bình quân đầu người đạt 9,8%. Khu vực ASEAN cũng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người năm 2009 ở mức khá là 2,7% mặc dù có

sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Như vậy, sự thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

2.2.1.3. Nhóm yếu tố hấp dẫn/ cản trở

Như đã phân tích trong chương 1, mặc dù yếu tố khoảng cách địa lý có tác động mạnh đến luồng xuất khẩu hàng hóa và các nước thường có xu hướng coi trọng những thị trường gần, song đây lại là yếu tố không có khả năng thay đổi. Ngay cả khi xem xét tới chi phí vận tải thì yếu tố này cũng thường biến động tỷ lệ thuận với khoảng cách địa lý. Do đó, yếu tố khoảng cách không ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi đó, chính sách xuất khẩu của Việt Nam và chính sách quản lý nhập khẩu của nước nhập khẩu sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

2.2.1.3.1. Chính sách xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam

Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều đề án xúc tiến thương mại cấp quốc gia trong thời gian qua. Năm 2007, có 132 đề án xúc tiến thương mại quốc gia đã thực hiện xong. Năm 2008, có 122 đề án đã được phê duyệt. Năm 2009, Bộ Công thương đã phê duyệt 3 đợt của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Tỷ trọng các khu vực thị trường hướng tới trong các đề án xúc tiến thương mại được thể hiện trong Bảng 2.3:

Bảng 2.3 : Hoạt động xúc tiến thƣơng mại theo khu vực thị trƣờng

2007 2008 2009 Số đề án Tỷ trọng (%) Số đề án Tỷ trọng (%) Số đề án Tỷ trọng (%) Châu Á 59 45 29 23,8 30 32,26 Châu Âu 37 28 22 18 18 19,35 Châu Mỹ 14 10 17 13,9 12 12,9

Châu Đại Dƣơng 4 3 1 0,8 6 6,45

Châu Phi 3 2,3 6 4,9 3 3,23

Tổng 132 100 122 100 93 100

Tỷ trọng các đề án thực hiện tại Châu Á năm 2007 là 45%, năm 2008 giảm xuống còn 23,8% song lại tăng lên 32,26% năm 2009. Trong khi đó, tỷ trọng số đề án tại Châu Âu năm 2008 giảm xuống còn 18% so với mức 28% năm 2007 và tăng lên không đáng kể trong năm 2009. Tỷ trọng số đề án tại Châu Mỹ tuy có tăng nhẹ trong năm 2008 song lại giảm xuống 12,9% năm 2009. Tỷ trọng số đề án thực hiện tại Châu Đại Dương năm 2009 đã tăng vọt so với năm 2008. Tại Châu Phi, tỷ trọng số đề án năm 2009 mặc dù có giảm so với năm 2008 song vẫn tăng so với năm 2007. Như vậy, có thể thấy trong bối cảnh khủng hoảng, các chính sách xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam chú trọng hơn tới các thị trường Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi. Trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2009, các Hiệp hội ngành hàng, Cục xúc tiến thương mại và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam đã thực hiện các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài; hội chợ triển lãm trong nước; tổ chức đoàn giao thương; quảng bá trên tạp chí nước ngoài; nâng cao chất lượng cung cấp thông tin; tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế; và chương trình thương hiệu quốc gia. Đối với các chương trình xúc tiến tham gia hội chợ nước ngoài sẽ có tác động nhất định đến cơ cấu thị trường xuất khẩu, mức độ tác động phụ thuộc vào tính quốc tế của hội chợ đó. Đối với các chương trình nâng cao năng lực cung cấp thông tin, tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu là kết quả của các doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông tin thị trường được cung cấp. Tác động mạnh nhất đến cơ cấu thị trường xuất khẩu là các chương trình tổ chức đoàn giao thương hay xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường. Như vậy, chính sách xúc tiến xuất khẩu đã tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo hướng chú trọng tới các thị trường ngoài thị trường truyền thống Châu Âu và Hoa Kỳ.

2.2.1.3.2. Chính sách của nước nhập khẩu

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động xuất khẩu của Việt

Một phần của tài liệu THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 45 -103 )

×