NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu
3.1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế ở con số dương. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF (2009), GDP của Việt Nam trong năm 2009 được dự đoán tuy giảm so với các năm trước, song vẫn ở mức lạc quan là 4,6% và tiếp tục nhích dần lên trong các năm tiếp theo (năm 2010 là 5,3%; năm 2011 là 5,96%; năm 2012 là 6,5%; năm 2013 là 6,98%; năm 2014 là 7%). Với mức tăng GDP tương đối cao như vậy, có thể khẳng định rằng khả năng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. GDP của Việt Nam có xu hướng tăng lên trong những năm tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang tất cả các nước.
3.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Thế giới của IMF (2009) cũng đã đưa ra nhận định rằng tốc độ phục hồi kinh tế tại các khu vực khác nhau là khác nhau (Bảng 3.1). Khu vực Châu Á vẫn được coi là đầu tàu cho phục hồi kinh tế vì ngoại trừ Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (với GDP giảm tới 5,4% trong năm 2009) thì hầu hết các quốc gia khác đều không mấy bị ảnh hưởng. Đặc biệt, Trung Quốc và các nước đang phát triển ở Châu Á có tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm tới.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng GDP của các khu vực thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Châu Á Nhật Bản 2,34 -0,71 -5,37 1,68 2,38 2,32 2,04 1,79 Hàn Quốc 5,11 2,22 -0,99 3,55 5,20 4,97 4,66 4,54 Trung Quốc 13,01 9,01 8,50 9,03 9,73 9,84 9,77 9,51 Các nước đang phát triển 10,59 7,59 6,21 7,35 8,12 8,41 8,57 8,49
Châu Âu
EU 3,07 1,02 -4,19 0,45 1,77 2,25 2,45 2,54 Khu vực đồng Euro 2,72 0,72 -4,19 0,33 1,34 1,75 1,96 2,12 Trung và Đông Âu 5,54 3,04 -5,04 1,76 3,80 4,20 4,24 4,00 SNG 8,60 5,53 -6,73 2,13 3,57 4,13 4,65 5,26 Châu Mỹ Hoa Kỳ 2,14 0,44 -2,73 1,52 2,77 2,62 2,49 2,13 Canada 2,53 0,41 -2,48 2,13 3,55 3,25 2,51 2,12 Các nước Mỹ Latinh Châu Phi 6,26 5,18 1,69 4,03 5,24 5,31 5,33 5,28
Châu Đại Dƣơng
Australia 4,05 2,35 0,73 1,96 3,29 3,42 3,20 2,96 New Zealand 3,19 0,19 -2,18 2,21 2,38 2,98 3,15 3,26
Nguồn: World Economic Outlook Database, IMF, October 2009
Sự phục hồi ở khu vực Châu Âu sẽ diễn ra chậm chạp. Những số liệu thống kê gần đây đã chứng tỏ mức độ suy thoái ở châu Âu đang giảm dần. Trong quý II năm 2009, GDP của khu vực đồng Euro đã giảm ít hơn so với dự đoán trước đó, với những dấu hiệu tăng trưởng tích cực tại Pháp và Đức và mức độ suy giảm chậm lại ở Anh. Tuy nhiên, sự phục hồi ở Châu Âu có thể sẽ rất chậm. Tăng trưởng GDP ở khu vực đồng Euro năm 2010 được dự báo chỉ trên 0,3%. Khu vực Trung và Đông Âu và các nước SNG đạt mức tăng trưởng cao hơn một chút song vẫn thấp hơn nhiều so với mức
trước năm 2008. Khu vực Châu Mỹ cũng không có nhiều dấu hiệu thật sự khả quan. Hai nền kinh tế phát triển của khu vực châu Mỹ là Hoa Kỳ và Canada bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tăng trưởng GDP trong năm 2009 của hai quốc gia này đều ở mức âm (- 2,7% và – 2,5%). Tuy nhiên, nhờ chính sách tài chính, nhà đất và tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nền kinh tế Hoa Kỳ đang có những dấu hiệu bình ổn trở lại. Tuy nhiên, trong những năm tới, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ và Canada lại có xu hướng giảm dần. Ngược lại, khu vực Châu Phi sẽ là khu vực tiềm năng. Khu vực Châu Phi là khu vực ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này nhất. GDP trong năm 2009 của khu vực này vẫn đạt mức tăng trưởng gần 1,7% và nhanh chóng phục hồi trong những năm tới. Khu vực Châu Đại Dương mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu song sẽ có sự phục hồi khá nhanh chóng trong những năm tới với hai nền kinh tế chủ chốt là Australia và New Zealand.
3.1.1.3. Các yếu tố hấp dẫn/ cản trở
3.1.1.3.1. Chính sách của Việt Nam
Trong năm 2008 và 2009, Việt Nam đã thực hiện một loạt các đề án nằm trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với tỷ trọng cao nhất thuộc về thị trường Châu Á và Châu Âu. Tuy nhiên, tỷ trọng đề án tại hai khu vực này đang có xu hướng giảm dần và tỷ trọng đề án cho khu vực thị trường Châu Phi và Châu Đại Dương tăng dần. Như vậy, có thể thấy châu Á, châu Âu và châu Mỹ vẫn là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, những thị trường không phải truyền thống của Việt Nam cũng đã được quan tâm và đẩy mạnh. Cụ thể, ngày 5/3/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động Quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi của Chính phủ giai đoạn 2008 – 2010 theo Quyết định số 1133/QĐ - BCT. Với vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy lạc quan trong khi các nước công nghiệp phát
triển đang phải đối mặt với cơn bão suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong 30 năm qua, Châu Phi đang trở thành một thị trường đầy triển vọng đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới. Bên cạnh thị trường châu Phi, thị trường Trung Đông cũng đang là mục tiêu được Việt Nam hướng tới. Ngày 15/12/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008 – 2015. Những năm gần đây, nền kinh tế của các nước Trung Đông có sự bùng nổ do giá dầu lửa tăng cao đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các nước Trung Đông để phục vụ nhu cầu nhập khẩu phát triển kinh tế đất nước và là nhân tố tích cực tác động tới tăng trưởng kinh tế của các nước này. Thị trường Trung Đông với 15 nước nằm trên con đường huyết mạch Á – Âu và nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á – Âu – Phi nên rất thuận tiện để vận chuyển, đưa hàng hoá thâm nhập vào các thị trường lân cận. Nếu án ngữ được khu vực này, hàng hoá Việt Nam có thể mở rộng quy mô, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khác, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta. Trung Đông cũng là thị trường tài chính dồi dào với nguồn vốn dư thừa, các nước Trung Đông đang tìm kiếm các cơ hội và địa điểm đầu tư ra bên ngoài. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Trung Đông cũng là thị trường mục tiêu tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.
3.1.1.3.2. Chính sách của các nước nhập khẩu
Như đã phân tích trong chương II, các biện pháp hạn chế thương mại, đặc biệt là các biện pháp hạn chế nhập khẩu tiếp tục được áp dụng nhiều hơn và dưới hình thức tinh vi hơn. Trong thời gian tới, không ngoại trừ khả năng xu hướng bảo hộ sẽ vẫn tiếp tục được duy trì nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất nội địa. Nền kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp đồng nghĩa với việc kéo dài xu hướng bảo hộ tại các quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Tại hội nghị G20 vào tháng 4/2009 ở Luân Đôn, các nhà lãnh đạo G20 đã tái khẳng định trách nhiệm và cam kết của mình trong việc chống lại những áp lực từ chủ nghĩa bảo hộ và đồng ý mở rộng cam kết đó cho đến cuối năm 2010. Tuy nhiên, theo
báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố ngày 2/7/2009, hiện nay nhiều nước thành viên G20 vẫn tiếp tục áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại trong khung chính sách của mình, bất chấp những cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh G20 cũng như các diễn đàn chống bảo hộ thương mại.
Vào thời điểm đầu 2010, EU đang áp dụng 4 biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá Việt Nam bao gồm: Vít thép không rỉ, vòng khuyên kim loại, giày mũ da, xe đạp. Trong đó, thực chất 2 biện pháp đầu không ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của Việt Nam vì đối với vít thép không rỉ, doanh nghiệp Việt Nam đã xin được rà soát giữa kỳ và EU đã kết luận là không phá giá nên cho hưởng thuế chống bán phá giá 0%. Đối với vòng khuyên kim loại, EU đã áp thuế chống bán phá giá hàng xuất xứ từ Trung Quốc sau đó mở rộng đối với hàng Việt Nam vì cho rằng hàng được chuyển tải qua Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam có thể đề nghị EU xem xét cho phép nhập khẩu vào EU không bị áp thuế chống bán phá giá nếu vòng khuyên kim loại thực sự được sản xuất ở Việt Nam với những đặc tính khác hàng Trung Quốc. Việc áp thuế chống bán phá giá đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới xuất khẩu sang EU giày mũ da và xe đạp của Việt Nam. Cuối tháng 12/2009, EU đã quyết định kéo dài thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da thêm 15 tháng nữa. Với xe đạp, sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, trong thực tế, xe đạp Việt Nam đã hầu như vắng bóng trên thị trường EU. Trong năm 2009, EU đã bắt đầu điều tra xuất khẩu xe đạp Campuchia sang EU bị nghi nhiều phụ tùng có xuất xứ Việt Nam. Hiện nay, chỉ còn 6 tháng nữa là thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Trung Quốc và Việt Nam sẽ kết thúc nên vấn đề là liệu Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe đạp châu Âu có tiếp tục đòi gia hạn thuế chống bán phá giá hay không. Theo quy định của EU, trong vòng 3 tháng trước khi kết thúc thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam (15/7/2010), các doanh nghiệp châu Âu có quyền yêu cầu Uỷ ban châu Âu (EC) tiến hành điều tra cuối kỳ. Nếu EU tiến hành điều tra cuối kỳ thì thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam sẽ bị tiếp tục duy trì sau 15/7/2010 trong cả thời gian rà soát 12 – 15 tháng.
Trong thời gian tới, không ngoại trừ khả năng EU sẽ áp dụng Chương trình hành động FLEGT (Thi hành Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại) với các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Kế hoạch hành động của FLEGT là chương trình chung của EU để đối phó với khai thác và kinh doanh gỗ bất hợp pháp và đưa ra một loạt các biện pháp nhằm đấu tranh với khai thác gỗ bất hợp pháp như: hỗ trợ các nước sản xuất, khuyến khích thương mại gỗ hợp pháp, khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm được chế biến từ gỗ hợp pháp. Kể từ khi triển khai vào cuối năm 2003 đến nay, EU đã trải qua đàm phán với rất nhiều quốc gia đối tác trên thế giới. Hiện tại, EU đang tiến hành nghiên cứu về tình trạng sản xuất, nhập khẩu và chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam để chuẩn bị tiến hành đàm phán với Việt Nam. Theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, FLEGT sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Hiện nay, ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có đến 80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài và vấn đề kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu gỗ là hết sức phức tạp. Theo tổ công tác FLEGT tại Việt Nam, đạo luật FLEGT đang được thảo luận và có thể sẽ được đưa ra vào cuối năm 2010 và đi vào thực thi đầu năm 2011.
Tại Hoa Kỳ, việc áp thuế chống bán phá giá (Antidumping Duty - AD) và thuế chống trợ cấp (Countervailing Duty – CVD) là hai biện pháp bảo hộ thương mại phổ biến được nước này áp dụng để áp đặt mức thuế cao cho nhiều sản phẩm của các nước chưa được Mỹ công nhận là kinh tế thị trường, hay còn gọi là các nước có nền kinh tế phi thị trường (non-market economy - NME) trong đó có Việt Nam. Trong khi tiến hành điều tra các vụ kết hợp vừa chống bán phá giá, vừa chống trợ cấp giá, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thường sử dụng các số liệu áp đặt theo chủ quan của mình, sử dụng các phương pháp tính toán không công bằng và có lợi cho doanh nghiệp Mỹ, trong đó nhiều trường hợp tính 2 lần các chi phí được cho là nhận trợ cấp, làm cho con số bị đội lên để cố tình đưa ra kết luận là các doanh nghiệp của các nước này bán phá giá và được nhận trợ cấp từ chính phủ. Ngày 31/8/2009, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra
“phán quyết sơ bộ” về vụ kiện chống trợ giá đối với túi PE của Việt Nam trong đó DOC nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có việc trợ giá đối với sản phẩm túi PE đựng hàng bán lẻ nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống trợ giá tại thị trường Hoa Kỳ. Rất có thể các doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ sẽ vin vào đó để tiến hành các cuộc điều tra với các sản phẩm khác của Việt Nam.
Chính vì vậy, các thị trường xuất khẩu hàng hóa truyền thống của Việt Nam như EU và Mỹ sẽ còn tiếp tục đặt ra những rào cản thương mại nhằm hạn chế hàng hóa của Việt Nam và điều này sẽ tác động tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này.
3.1.2. Dự báo cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên các thị trường có thể đưa ra được những nhận định bước đầu về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Thị trường Châu Á vẫn tiếp tục giữ vai trò là một thị trường xuất khẩu hàng hoá quan trọng của Việt Nam. Về cơ bản, chúng ta muốn giảm tỷ trọng của thị trường này để tránh phụ thuộc. Tuy nhiên, hiện có nhiều thuận lợi để gia tăng kim ngạch tại thị trường châu Á. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ 1/10/2009 với thuế suất nhập khẩu của Nhật Bản được giảm xuống 0% sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản. Các liên kết ASEAN+ cũng là nhân tố tích cực đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Ngoài ra, chỉ trừ Nhật Bản thì các nước đang phát triển ở Châu Á tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng dương và nhanh chóng phục hồi trong giai đoạn tới. Đây là những điều kiện quan trọng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu nhiều khả năng sẽ giảm dần tỷ trọng trong những năm tới. Khu vực này bị ảnh hưởng khá mạnh bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ảm đạm trong năm 2009 và
phục hồi chậm chạp trong những năm tới. Tương tự như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Mỹ cũng sẽ giảm về tỷ trọng do các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ và Canada đều bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thị trường châu Phi chính là khu vực không bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, có nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có xu