Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của nhân viên công ty organ needle việt nam (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.3.3.1 Thống kê mơ tả

Là phân tích thống kê tần số để mơ tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như : độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, chức danh và thu nhập

3.3.3.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Khi đánh giá thang đo của các nhân tố, chúng ta cần sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha để loại các biến rác (biến khơng có ý nghĩa) trước khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA (Exploratory factor analysis) để tránh trường hợp các biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả.

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng và các biến có hệ số này nhỏ hơn mức quy định (< 0,3) sẽ bị loại. Qua nghiên cứu sơ bộ, biến phụ thuộc có thể bị tác động bởi 9 nhân tố (mỗi nhân tố được nhóm bởi 1 số biến độc lập – chi tiết trong bảng 2.2) có tổng số biến độc lập là 26 biến. Các biến được chọn sau khi phân tích khi có độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên.

3.3.3.3 Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố EFA là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ hoặc khơng liên hệ với nhau, chúng ta sẽ tìm ra các biến có ý nghĩa trong phương pháp này.

Trong q trình phân tích ta phân tích chọn lọc các nhân tố tác động đến sự gắn kết, các bản phỏng vấn cho biết mức độ gắn kết của các nhân tố dựa trên thang đo 5 điểm (1: hoàn toàn khơng gắn kết... 5: hồn tồn gắn kết). Các nhân tố được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát.

Các nhân tố chung được kỳ vọng của đề tài để sử dụng cho mơ hình hồi quy tuyến tính ở các mục tiêu tiếp theo là :

F1: Giao tiếp trong tổ chức F2: Đào tạo và phát triển

F3: Phần thưởng và sự công nhận

F4: Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến

F5: Sự cơng bằng nhất qn trong các chính sách quản trị F6: Làm việc nhóm

F7: Định hướng kế hoạch trong tương lai F8: Hiệu quả trong việc ra quyết định

F9: Môi trường làm việc

Bảng 3.1: Định nghĩa các biến nhóm nhân tố trong mơ hình phân tích EFA

Nhân tố Định nghĩa

F1 Giao tiếp trong tổ chức F2 Đào tạo và phát triển

F3 Phần thưởng và sự công nhận

F4 Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến

F5 Sự công bằng nhất quán trong các chính sách quản trị

F6 Làm việc nhóm

F7 Định hướng kế hoạch trong tương lai F8 Hiệu quả trong việc ra quyết định F9 Môi trường làm việc

Bảng 3.2: Định nghĩa các biến của các nhân tố văn hóa doanh nghiệp và sự gắn kết

Giao tiếp trong tổ chức (F1)

GTTC1: Anh/chị có đồng ý với phong cách chào hỏi trước khi bắt đầu ngày làm việc của công ty

GTTC2: Anh/chị có cho rằng mình nhận được đầy đủ thơng tin thay đổi về chính sách và đường lối của cơng ty

GTTC3: Anh/chị có cho rằng mình nhận được sự hỗ trợ đầy đủ khi liên hệ công việc với các phịng ban có liên quan

Đào tạo và phát triển (F2)

DTPT4: Cơng ty khuyến khích anh/chị tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ

DTPT5: Công ty tạo điều kiện cho anh/chị có nhiều cơ hội để phát triển cá nhân DTPT6: Chính sách đào tạo hiện nay

Phần thưởng và sự cơng nhận (F3)

PTCN8: Anh chị có thể sống tốt hồn tồn dựa vào thu nhập từ Cơng Ty PTCN9: Thu nhập lương của anh chị tương xứng với kết quả làm việc PTCN10:Phân phối thu nhập của công ty là công bằng, minh bạch PTCN11:Chính sách phúc lợi rõ ràng và hữu ích

Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến (F4)

STCT12:Cơng ty anh/chị khuyến khích nhân viên đưa ra những cải tiến, sáng tạo trong công việc.

STCT13: Cơng ty anh/chị có khiển trách khi những sáng tạo cải tiến không thành công

Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị (F5)

CSQT14:Những quyết định về hoạt động quản lý của công ty anh/chị thường xuyên thay đổi

CSQT15:Cơ chế chính sách quản trị của cơng ty anh/chị cơng bằng

Làm việc nhóm (F6)

LVN16:Anh/chị ln sẵn sang làm việc theo nhóm

LVN17: Thực hiện làm việc theo nhóm trong cơng ty anh/chị mang lại hiệu quả

Định hướng kế hoạch trong tương lai (F7)

KHTL18:Anh/chị có hài lịng với kế hoạch phát triển trong tương lai của cơng ty KHTL19: Anh/chị có tham gia vào thực hiện mục tiêu của phòng ban nơi anh/chị đang làm việc

Hiệu quả trong việc ra quyết định (F8)

RQD20: Quyết định của cấp quản lý mang lại hiệu quả

RQD21: Cơng ty anh/chị có qui trình ban hành quyết định hợp lý

Môi trường làm việc (F9)

MT22: Đảm bảo tốt các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh và cơ sở vật chất MT23: Nơi làm việc tiện nghi, sạch đẹp, thống mát

MT25: Cơng việc ổn định, anh chị không lo lắng khả năng bị sa thải MT26: Thời gian làm việc linh hoạt và hợp lý

Sự gắn kết (SGK)

SGK27: Nhân viên cố gắng cao nhất để hồn thành cơng việc được giao SGK28: Nhân viên tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn

SGK29: Nhân viên sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hồn thành cơng việc SGK30: Nhân viên có ý định làm việc lâu dài với công ty

SGK31: Nhân viên sẽ ở lại dù nơi khác có đề nghị mức lương hấp dẫn hơn SGK32: Nhân viên xem cơng ty này như ngơi nhà thứ hai của mình

3.3.3.4. Phương pháp hồi qui tương quan tuyến tính

Phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ tương quan giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. trong đó biến phụ thuộc là “sự gắn kết”, còn biến độc lập là các yếu tố thuộc văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự gắn kết .

Trong đó:

Y: Sự gắn kết.

Fi: Các nhân tố ảnh hưởng

Dựa vào 220 mẫu thu thập, xây dựng hàm hồi qui Y = b0 + b1 F1 + b2 F2 + ... + bj Fj.

Từ kết quả có được giải thích ý nghĩa của các biến, các hệ số hồi qui. Qua đó, tính mức độ tương quan các biến, tính tốn và kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình hồi qui này.

Các nhân tố ảnh hưởng (Fi) và sự gắn kết (hay biến phụ thuộc) đều được đo lường bằng các biến quan sát, các biến quan sát này được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ : mức độ 1 là rất không gắn kết, mức độ 2 là khơng gắn kết, mức độ 3 là bình thường, mức độ 4 là gắn kết và mức độ 5 là rất gắn kết.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 là phần thiết kế nghiên cứu để chuẩn bị khảo sát chính thức, chương này trình bày hai bước chính trong quy trình thực hiện nghiên cứu. Thứ nhất là nghiên cứu định tính, thơng qua đó đề nghị thang đo, giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Thứ hai là nghiên cứu định lượng, trong đó trình bày cách thiết kế mẫu, thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu để có được kết quả ở chương 4.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của nhân viên công ty organ needle việt nam (Trang 42 - 48)