Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phân theo tiêu chí “Năm học”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sửa dụng sản phẩm thẻ thanh toán của sinh viên các trường đại học tại TPHCM (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Khám phá sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên

4.3.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phân theo tiêu chí “Năm học”

Tương tự, giả thuyết kiểm định được điều chỉnh lại như sau:

Giả thuyết H4: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm sinh viên phân theo

tiêu chí năm học về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của sinh viên (các nhân tố gồm (1) Sự lôi cuốn, (2) Cảm giác yên tâm, (3) Dịch vụ ngân

hàng điện tử, (4) Máy ATM, (5) Sự Ảnh hưởng và (6) Khoảng cách)

Để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm phân theo tiêu chí “Năm học” kiểm định ANOVA sẽ được sử dụng. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Hồng Ngọc (2008) phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) yêu cầu các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn. Mẫu nghiên cứu có độ lớn là 225 và được phân thành bốn nhóm theo năm học là nhóm 1 có 11 mẫu, nhóm 2 là 47 mẫu, nhóm 3 là 51 mẫu và nhóm 4 là 116 mẫu, như vậy là đã thỏa điều kiện về cỡ mẫu.

Cũng theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Hồng Ngọc (2008) thì phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất cũng là một điều kiện phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA). Kết quả kiểm định Levene ở Bảng 4-9 cho thấy chỉ có các nhân tố Sự Lơi Cuốn, Cảm giác yên tâm, Máy ATM và Khoảng cách có Sig. > 0,05 tức là phương sai các nhóm khơng khác nhau một cách có ý nghĩa và có thể sử dụng tốt kết quả phân tích ANOVA.

Bảng 4-9: Kết quả kiểm định Levene

Nhân tố Kiểm định Levene Mức ý nghĩa (Sig.)

Sự Lôi Cuốn 1,056 ,369

Cảm giác yên tâm ,611 ,608

Dịch vụ Ngân hàng điện tử 3,850 ,010

Máy ATM ,746 ,525

Sự ảnh hưởng 4,029 ,008

Khoảng cách 2,336 ,075

Kết quả phân tích tại Bảng 4-10 cho thấy mức ý nghĩa (Sig.) cho các nhân tố đều >0,05. Như vậy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa các nhóm sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4. Hay nói cách khác khơng có sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giữa các nhóm sinh viên phân theo tiêu chí năm học.

Bảng 4-10: Kết quả phân tích ANOVA

Nhân tố Tổng các bình phương Bậc tự do (df) Trung bình các bình phương Tỷ số F Mức ý nghĩa (Sig.)

Sự Lôi Cuốn Giữa các nhóm 1,887 3 ,629 1,180 ,318

Trong nhóm 117,738 221 ,533 Tổng cộng 119,625 224 Cảm giác yên tâm Giữa các nhóm ,057 3 ,019 ,030 ,993 Trong nhóm 137,072 221 ,620 Tổng cộng 137,129 224

Máy ATM Giữa các nhóm 1,726 3 ,575 ,874 ,455

Trong nhóm 145,442 221 ,658

Tổng cộng 147,168 224

Khoảng cách Giữa các nhóm 3,029 3 1,010 1,307 ,273

Trong nhóm 170,753 221 ,773 Tổng cộng 173,782 224

Tương tự kết quả kiểm định ANOVA theo từng biến quan sát cũng cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về các yếu tố ảnh hưởng đên quyết định lựa chọn ngân hàng giữa sinh viên các năm học 1, 2, 3 và 4 (xem Phụ lục 14: Kết quả kiểm định ANOVA theo yếu tố “năm học” ).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sửa dụng sản phẩm thẻ thanh toán của sinh viên các trường đại học tại TPHCM (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)