Chế giễu thói hư, tật xấu của tầng lớp sư vãi (trí thức nhà chùa)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 28 - 36)

Chương I Cơ sở lý luận

4. Khái quát vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương

1.2. Chế giễu thói hư, tật xấu của tầng lớp sư vãi (trí thức nhà chùa)

Không chỉ dừng lại với tri thức Nho học, tầng lớp sư vãi cũng là đối tượng trào phúng của Hồ Xuân Hương. Bà ghét cay ghét đắng bọn nhà sư núp sau bóng phật để làm việc ơ uế. Để lột mặt nạ những hạng người giả dối này, khơng cịn cách nào hơn là nói thẳng vào mặt chúng rằng: “Này thơi đi! Đừng có đem cái đạo đức,

tơn giáo ra mà loè bịp thiên hạ mãi” [29; 100] và hễ có dịp là Xuân Hương cười

thẳng vào mặt chúng.

Chẳng phải Ngơ, chẳng phải ta, Đầu thì trọc lốc, áo khơng tà Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà.

(Sư Hổ mang)

Nếu như từ thời nhà Lý, Phật giáo được tơn vinh là quốc giáo, thì từ thời nhà Trần trở về sau Nho giáo lại chiếm vị trí độc tơn. Vì vậy, Phật giáo của cung đình trở thành Phật giáo của nhân dân. Người quy y cửa Phật cũng là người trí thức của nhân dân - bởi họ khơng chỉ thơng hiểu về kinh kệ đồng thời cịn rất am hiểu về cuộc sống của nhân dân. “Cái bể khổ luân hồi” của cuộc đời trần tục, phải chăng kiếp trước mình chưa đắc đạo! Để cứu giúp con người thốt khỏi vịng ln hồi “Sinh lão bệnh tử” thì nhà sư là người đứng ra để cứu nhân độ thế.

Nhưng khi Nho giáo chiếm địa vị độc tơn thì Phật giáo khơng cịn được trọng vọng như xưa nữa. Hồ Xuân Hương đã khơng cịn nhìn nhà sư và Phật giáo theo nghĩa “cứu nhân độ thế”. Ở thơ Bà, nhà sư chính là sự đối lập giữa cái tự nhiên và cái bất tự nhiên. Nhà sư dưới con mắt của Hồ Xuân Hương thật đáng chê trách: “Chẳng phải Ngô chẳng phải ta/ Đầu thì trọc lóc áo khơng tà”. Mở đầu bài thơ là một hình ảnh trái với tự nhiên. Lời thơ chẳng chút kiêng dè: "cái đầu trọc lốc"

khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh khơng đẹp, lại thêm "áo khơng tà", một kiểu áo kì lạ. Đó là bề ngoài trái với tự nhiên.

Bên trong lại càng giả dối. Ở hai câu thực và luận: cũng ra vẻ tu hành (oản dâng phật và lạy cúng: tiếng cảnh, tiếng tiu thánh thót, đọc kinh lên bổng xuống trầm...). Nhưng sự tu hành ấy chỉ che đậy cái bậy bạ “vãi nấp sau lưng”. Là nhà sư thì phải ăn chay niệm phật nhưng ở đây lại ăn nhiều, tham ăn “dăm ba phẩm” oản, đã là nhà sư thì phải “diệt dục” đây lại “vãi sáu bảy bà”. Xuân Hương đã dùng số từ “sáu bảy”, “dăm ba” để khái quát lên bản chất tham lam, chưa thốt tục của nhà sư. Sư gì mà khơng ra sư cũng khơng ra người đời! Có phải lợi dụng “danh sư” để mà ăn chơi dâm dục không? Từ hai mâu thuẫn trên dẫn đến cái cười trào phúng.

Ở bốn câu sau tác giả tiếp tục nói lên cảnh sinh hoạt của nhà sư qua không gian tu hành “Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ”, thời gian tu hành “Tu lâu có lẽ

nên sư cụ”. Lên sư cụ để kéo dài cái “Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha”. Giọng tụng

kinh mà nghe như giọng bỡn cợt. Theo Xuân Diệu “Xuân Hương không chịu được đến cả cái giọng tụng kinh kéo dài và cái nhạc chập cheng kèm theo, nghe khôi hài, ngái ngủ” [4; 429].

Đặt trong mối quan hệ giữa bốn câu đầu và bốn câu cuối ta thấy xuất hiện mâu thuẫn: Hồ Xuân Hương đã miêu tả nhà sư nhưng khi bỏ lớp áo cà sa, bên trong lại là bản chất chứa đầy dục vọng, đầy ham muốn. Vì vậy, mà tác giả gọi là “Sư Hổ mang” (là sư đội lốt tu hành để làm điều bậy bạ, đặc biệt là dâm dục).

Để nói về cái đầu trọc của nhà sư, trong bài “Tây Hồ hoài cổ” Xuân Hương viết:

Người xưa cảnh cũng đâu đâu tá Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu.

Hay trong bài “Vịnh hang Thánh Hoá” Bà đã phác ra bức tranh biếm hoạ hình ảnh ăn no béo mập của nhà sư và tiểu.

Một sư đầu trọc ngồi khua mõ Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am.

Sau này cụ Tam Nguyên Yên Đổ cũng có bài “Vịnh sư”:

Đầu trọc lốc bình vơi Nhảy tót lên chùa ngồi.

Nguyễn Khuyến cũng có bài: “Ơng sư và mấy ả lên đồng”:

Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ Hai ả trịn xoe đứng múa bơng.

Dân gian có câu: “Miệng nam mô bụng bồ dao găm” hoặc “Nam mô bồ tát

bồ hịn/ Ơng sư bà vãi cuộn trịn lấy nhau”. Với bài thơ của Nguyễn Khuyến, Tú

Hương lại khơng nói như vậy mà bà muốn ám chỉ sự thắng thế của cái bản chất tự nhiên với cái lối sống trái tự nhiên để thấy được sự hài hước của nhà sư. Đối với Hồ Xuân Hương, trào phúng là để xót xa chứ khơng hồn tồn nhằm mục đích phê phán. Bản thân nhà sư khơng phải là đối tượng chính của sự phê phán mà là lối tu hành của đạo phật. Bà cơng kích Phật giáo và cho rằng với tư tưởng “xuất thế” đã dứt bỏ mọi ham sống tự nhiên mà theo Hồ Xuân Hương có muốn cũng khơng dứt bỏ được. Vì vậy, Bà đã thay mặt các nhà sư tuyên bố thẳng với Phật giáo rằng:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo, Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây trúc Trái gió cho nên phải lộn lèo.

(Kiếp tu hành)

Tác giả Đào Thái Tôn tuyển chọn lấy tiêu đề là “Sư hoang dâm”, còn bản của Trần Thanh Mại ghi rõ là “Sư hồi tục”. Nhưng dù bài thơ mang tên gì thì “Cái

kiếp tu hành” cũng không thể nào nhẹ nhõm đi đôi chút được!

Người đọc dễ dàng nhận ra nghĩa đen của từ “đá đeo” ý muốn nói sự khổ hạnh nặng nề của kiếp tu hành - nặng như đá đeo vào người vậy! Nhưng nếu đọc ngược lại hai chữ “đá đeo” sẽ cho ta thấy một nghĩa bóng chỉ khát vọng trần tục của nhà sư.

Đi tu là ăn chay niệm phật, mong được sung sướng ở kiếp sau, được hưởng hạnh phúc ở cõi “niết bàn”. Vị gì một chút “tẻo tèo teo” mà chịu khổ suốt đời. Nhưng họ không thể chống lại được cái “tẻo tèo teo” ấy. Đến lúc này họ khơng thốt khỏi bản năng tự nhiên trần tục và Hồ Xuân Hương cũng muốn họ sống với đúng quy luật của tự nhiên. Khuyên họ hãy gắng tận hưởng cuộc sống trần tục đi, cõi “niết bàn” của các người chỉ đem ra để trưng bày cho đủ bộ lệ mà thôi chứ không đánh lừa được con mắt của Xuân Hương này đâu!

Ở bài “Sư Hổ mang” và “Kiếp tu hành” hình ảnh các nhà sư hiện lên vừa đáng trách nhưng cũng vừa đáng thương. Nhà thơ sử dụng cái tài nói lái để bật ra cái cười sau mỗi từ, mỗi câu, thì bài “Sư bị ong châm” chưa đọc dứt câu ta đã phải cười khúc khích và bái phục biệt tài của thi sĩ.

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm, Đi đâu không đội để ong châm? Đầu sư há phải gì... bà cốt Bá ngọ con ong bé cái nhầm.

Có thể thấy, ngay từ đầu Xuân Hương đã hỏi thăm sư cụ với sự ân cần xen lẫn sự tò mị. “Nào nón tu lờ, nào mũ thâm/ Đi đâu không đội để ong châm?” Trang phục của nhà sư nào nón, nào mũ sao khơng che cái đầu trọc lại mà để ong đốt cho. Câu hỏi ỡm ờ “đi đâu” mới khơng trang bị nón mũ như những ơng sư bình thường dùng vào việc đi lại nghiêm túc. Câu thơ nghe như tiện mà ứng khẩu nhưng lại sâu sắc, hóm hỉnh làm sao! Và đằng sau nó là một nụ cười chế giễu. Vì vậy, Hồ Xuân Hương mới chuyển sang trách mắng con ong “đầu sư” chứ không phải là

“cái ấy” của bà cốt đâu! Làm sao con ong mày lại nhầm lẫn như vậy được, bạ đâu “châm” đấy là sao! Đọc đến đây ta nhớ đến câu ca dao:

Bà cốt đánh trống tong tong

Nhảy lên nhảy xuống con ong đốt... gì?

Thì ra cái nhãn quan tục của Hồ Xuân Hương bao giờ cũng gắn với ý thức châm biếm chua cay... bên ngồi thì khơng ngớt tun truyền cho ln lý đạo đức bên trong thì chính là một lũ dâm ơ dày xéo lên tất cả những giáo điều thiêng liêng đó. Hồ Xuân Hương ghét cay ghét đắng bọn nhà sư núp sau bóng Phật để làm những việc ô uế và để lột mặt nạ những hạng người giả dối ấy khơng cịn cách gì hay hơn là vạch thẳng vào mặt chúng.

Dân gian cũng có nhiều câu chuyện tiếu lâm kể về chuyện sư ăn thịt chó, sư ve gái để giễu sư, nhất là trong ca dao:

- Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được thịt cầy thì khơng. - Ba cô đội gạo lên chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư Sư về sư ốm tương tư Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu Ai làm cho dạ sư sầu

Cho ruột sư héo như bầu đứt dây.

Đối tượng sư vãi tham lam, dâm dục Hồ Xuân Hương đã xoi mói vào tận nơi trú ngụ của nhà sư đó là chùa chiền. Xuân Hương tinh nghịch hỏi:

Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo? Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?

(Chùa Quán Sứ)

Phật giáo giai đoạn này đã suy, bản tính Hồ Xuân Hương lại rất ghét cái giả dối, trái tự nhiên nên hễ thấy những gì liên quan đến nhà chùa là sinh ngờ, trêu ghẹo, châm chọc và đả kích.

Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo.

(Chùa Quán Sứ)

Chùa lạnh tanh, kinh kệ chểnh mảng. Sư cụ thì “đáo nơi neo”, kể cả việc lần tràng hạt cũng bị Xuân Hương cho là giả dối, tâm chỉ nghĩ đến chuyện “đếm lại đeo”. Cả chùa chiền bao trùm một khơng khí biếng nhác, uể oải. Những kẻ núp

bóng từ bi để hành lạc đến nỗi “sáng banh”, “trưa trật” vẫn chưa thoả!

Qua những hình ảnh sinh động, cựa quậy, giọng điệu giễu cợt châm biếm sâu sắc và tài tình, Hồ Xuân Hương đã vẽ nên một bức tranh không phải là cảnh chùa chiền linh thiêng, với những tín đồ chân chính của đạo Phật mà là một nơi bọn đội lốt tu hành ngày đêm đú đởn, chè chén, hát hỏng và hủ hoá. Hồ Xuân Hương đã chỉ thẳng vào những tật xấu ấy bằng những câu “tục”. Theo bà, những người lội ngược dịng sống tự nhiên sẽ ln bị tự nhiên trừng phạt. Các nhà sư luôn bị “bản năng gốc” khuất phục. Họ càng cố che đậy thì càng hở, càng đáng cười.

Nhưng chúng ta cũng thấy rằng Hồ Xuân Hương không phải là người phản đối tín ngưỡng bác bỏ đả kích đạo Phật mà chỉ là chế giễu những kẻ đội lốt tu hành làm điều bậy bạ, sống giả tạo trái với tự nhiên, trái với bản chất của con người. Hồ Xuân Hương cho rằng: Thoát ly cuộc đời, xa lánh xã hội là việc làm trái tự nhiên. Điều mà một người ham sống, bám chặt lấy cuộc sống và đề cao khát vọng trần tục của con người như Xuân Hương không thể nào chấp nhận được. Xuân Hương chống lại thứ đạo đức “cấm dục” của Nho giáo, càng không ưa con đường “diệt dục” của Phật giáo. Và điều Xuân Hương phản ánh cũng hoàn toàn phù hợp với nhân sinh quan của nhân dân lao động.

1.3. Cảm thương sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ

Nếu như Hồ Xuân Hương thẳng tay đả kích vào tầng lớp Nho sĩ và các sư vãi trong nhà chùa khơng chút e dè nể sợ, thì khi đi vào tìm hiểu tính chất trào phúng của Bà qua các đối tượng trào phúng là phụ nữ chúng ta nhận thấy thơ Hồ Xuân Hương không chỉ thuần tuý là trào phúng nữa mà trào phúng để trữ tình (để bày tỏ, bộc lộ tình cảm). Đây là điểm độc đáo, mới lạ trong thơ Nôm trào phúng của Bà.

Những người phụ nữ xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương không phải là ở nơi lầu son gác tía, cũng khơng phải là “chinh phụ” hay “cung tần” mà là những người phụ nữ hết sức bình thường, dân dã.

Xét trong hồn cảnh xã hội phong kiến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX lịch sử xã hội có nhiều biến đổi lớn nhưng ý thức hệ Nho giáo tiềm tàng, ăn sâu vào đời sống và nếp nghĩ của xã hội bao đời khơng dễ gì thay đổi được. Người phụ nữ với cái gọi là “tam tòng tứ đức” với “tiết hạnh khả phong”, với

quan niệm “nam tơn nữ ti” đang cịn ràng buộc hà khắc. Thơ Hồ Xuân Hương như một luồng gió mới - luồng gió nhân đạo chủ nghĩa đã thổi vào cuộc sống cam chịu, thầm lặng của họ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đánh giá rất cao công lao của Hồ Xuân Hương, ông cho rằng: “Ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ

đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiéng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay” [13; 275].

Một số bài thơ như “Bỡn bà lang khóc chồng”, “Dỗ người đàn bà chồng chết”, “Khóc Tổng Cóc” đều viết về bi kịch của người phụ nữ đó là nỗi đau chồng chết - Họ thật bất hạnh vì người chồng là trụ cột trong gia đình, đồng thời cũng là chỗ dựa tinh thần cho người vợ. Ca dao cũng rất tài khi nói về hồn cảnh này:

Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.

Đối với cái chết người ta khóc thương “bi ai” cịn với Xn Hương lại là hiện tượng “bi hài”, vậy nên bài thơ mới mang tiêu đề “Bỡn bà lang khóc chồng”:

Văng vẳng bên tai tiếng khóc gì Thương chồng nên nỗi khóc tì ti.

Trong mỹ học của Hêghen cho rằng có hai loại tiếng cười: cười yêu đời vui sống là chủ yếu, cịn cười đả kích chỉ là phụ. Vậy cái cười của Hồ Xuân Hương thuộc phạm trù thứ nhất. Bởi vậy, Nữ sĩ mới dám bỡn cợt sự đau khổ của bà lang, bỡn cợt cái chết. Tiếng cười của Hồ Xuân Hương là tiếng cười lạc quan, dựa vào triết lý nhân sinh, hơn nữa tiếng cười của bà lại xuất phát từ chính cuộc sống thường nhật. “Đó là cái hài của bản thân sự sinh tồn... Chính là sự vận động của

bản thân đời sống giữa cái gọi là thiêng - tục, sống - chết, vui - buồn... nằm bên cạnh nhau” [30; 171].

Bài thơ với cái giọng bề ngồi có vẻ như đùa cợt, bằng việc sử dụng các tên gọi chỉ loại thuốc: cam thảo, quế chi, thạch nhũ, trần bì, quy thân, liên nhục; các công cụ để thái thuốc như: dao, cầu; các cách chế biến thuốc như: sao, tẩm. Ngoài ra cịn sử dụng các tính từ chỉ tính chất của tầng loại: ngọt bùi, đắng cay... Tuy vậy, vẫn không thể che đậy được sự đồng cảm sâu sắc trong lòng thi sĩ khi nghe: “Văng

vẳng tai nghe tiếng khóc chồng” Bà đã đứng lên, nói như ra lệnh: Nín đi kẻo thẹn với non sông

Ai về nhắn nhủ đàn em bé,

Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung.

Nói như nhà thơ Xn Diệu: “Xuân Hương là một kiểu người không chịu

Hương lại khơng dỗ nín đi kẻo thẹn với chị em hàng xóm xung quanh? Mà lại nói là “thẹn với non sơng”. Với Hồ Xuân Hương, bao giờ bà cũng có một cách diễn đạt khá mới mẻ. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị coi là phận “Nữ nhi thường tình” là nhỏ nhoi khơng đáng kể. Hồ Xn Hương không cho là như vậy - người phụ nữ trong thơ bà dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng hết sức lớn lao, vĩ đại, là “mẹ của tạo vật” còn đấng quân tử chỉ là nhỏ nhoi, là “bố cu” mà thơi.

Hỡi chị em ơi có biết khơng? Một bên con khóc một bên chồng Bố cu lổm ngổm bị trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dưới hơng.

(Cái nợ chồng con)

Người phụ nữ thường nhật với bao nhiêu công việc gia đình tuy nhiên để “đảm

đang” được cả cái chuyện kia mới thật là vĩ đại. Vì thế, Hồ Xuân Hương mới đem

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w