Châm biếm, chế giễu tầng lớp vua, quan, hiền nhân, quân tử

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 36 - 40)

Chương I Cơ sở lý luận

4. Khái quát vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương

1.4. Châm biếm, chế giễu tầng lớp vua, quan, hiền nhân, quân tử

Trong thơ Hồ Xuân Hương, bên cạnh những bài dùng nghệ thuật trào phúng để đả kích, chế giễu đối tượng (những bài viết về học trò, về nhà sư) hay dùng cái

trào lộng, cợt giễu để tỏ lịng thơng cảm trước những số phận phụ nữ bất hạnh, cịn có nhiều bài thơ mà đa phần người ta cho rằng tác giả viết để châm biếm tầng lớp trên như vua, quan, hiền nhân, quân tử.

Xã hội phong kiến suy tàn thì tên gọi hiền nhân, quân tử, anh hùng chỉ như cái vỏ hết nhẵn cả ruột. Nó dường như chỉ cịn là cái danh hiệu mà bọn bất tài, hèn nhát đang nắm quyền lực, lợi dụng để che đậy lên mình chúng. Xã hội đã bóc đi cái lớp vỏ đó thì những nhân vật ấy tất yếu sẽ lịi cái đuôi như gỗ mục mất đi lớp sơn. Và tầng lớp bình dân “mát mẻ” vờ kính nể họ nhưng thực ra lại là để giễu họ. Qua bài vịnh “Ông Cử Võ” Xuân Hương đã đại diện cho quần chúng nói lên điều đó:

Bác mẹ sinh ra vốn chẳng hèn Tối tuy khơng mắt sáng hơn đèn Đầu đội nón da loe chóp đỏ Lưng đeo bị đạn rủ thao đen.

Qua cách miêu tả của Hồ Xuân Hương, ông Cử võ ở đây được trang bị rất đầy đủ khơng thiếu thứ gì. Từ quân phục (nón da chóp đỏ, thao đen), đến vũ khí (bị đạn) và kể cả thể chất (mắt sáng hơn đèn) lại được Xuân Hương giới thiệu khá hùng hồn (vốn chẳng hèn). Nhưng nếu đọc kỹ ta lại càng thấy cái trào phúng sâu sắc của Hồ Xuân Hương: vừa thâm thuý nhưng khơng thể khơng cười được. Ca dao có câu:

Ban ngày quan lớn như thần Ban đêm quan lớn tần mần như ma.

Thế nhưng, dụng ý của Hồ Xuân Hương đã bỏ xa những câu trên khi nói về các quan. Với Hồ Xuân Hương, bà không chỉ mượn cái chuyện “Hiền nhân quân tử ai mà chẳng/ Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” mà bà còn vịnh cả “cái ấy” của

các ông. Làm cho các ông khi đọc đến cũng phải đứng lên đỏ mặt bỏ đi! Bởi lẽ ông Cử võ càng lên gân bao nhiêu, cứng nhắc bao nhiêu thì ơng Cử võ càng giống với “cái ấy” của ông bấy nhiêu.

Thơ Hồ Xuân Hương, những bài thơ mang tính chất trào phúng rõ rệt hơn hết ta vẫn thấy xuất hiện tiếng cười. Và tiếng cười ấy là cười “đùa”, cười “quấy”, cười “mua vui nhiều hơn là cười đả kích đến cùng” [5; 90]. Trong thơ Bà có cái gì đó đả phá bề ngồi nhiều hơn là cái bên trong của sự vật. Thơ Bà là sự lấp lửng hai mặt giữa tục và thanh, một chữ hai nghĩa nhiều hơn là thơ để trào phúng. Nói cách khác, thơ Hồ Xuân Hương cái cười trào phúng không đơn thuần là để trào phúng mà còn để “lỡm” đối tượng.

Một đối tượng được nhắc đến nhiều trong thơ Hồ Xuân Hương là vua, quan, hiền nhân, quân tử. Họ là những người thuộc tầng lớp trên, có chức, có quyền và có

tiền. Họ là cha mẹ dân, họ là những người đề ra những chuẩn mực đạo đức và cũng là người đại diện cho những chuẩn mực đó. Ấy vậy mà đối với họ giang sơn gấm vóc quý thật, đạo đức được đề ra thật, chức vị quyền lực và tiền bạc cũng quý thật, nhưng cái quý nhất đối với họ vẫn là:

Hồng hồng má phấn duyên vì cậy Chúa dấu vua yêu một cái này.

(Vịnh cái quạt) (1)

Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

(Đèo ba dội)

Ngồi ra cịn có rất nhiều bài thơ nói đến hiền nhân quân tử ví như:

Mát mặt anh hùng khi tắt gió Che đầu quân tử lúc sa mưa.

(Vịnh cái quạt) (2)

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Đi thì cũng dở ở khơng xong.

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Qn tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

(Quả mít)

Qn tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngốy lỗ trơn tơi.

(Ốc nhồi)

Có nhiều quan điểm cho rằng: Xuân Hương nói đến hiền nhân quân tử hay vua chúa trong xã hội là nhằm mục đích đả kích, châm biếm và lột bộ mặt xấu xa được che đậy bởi chức tước, lụa là... Theo chúng tơi chưa hẳn hồn tồn là như vậy, ở đây cịn một hàm ý khác nữa. Mặc dù khơng phủ nhận rằng vẫn có bài Xuân Hương viết nhằm ám chỉ các đối tượng trên. Song thực chất khi nói “Qn tử dùng

dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở ở khơng xong” khơng phải Xn Hương muốn

nói xấu qn tử mà chính là mượn hình ảnh qn tử để làm tăng thêm vẻ đẹp trần tục của người phụ nữ. Những người thiếu nữ đang tuổi tràn đầy xuân sắc vơ tình để lộ vẻ đẹp “Bồng đảo, Đào nguyên” trong giấc ngủ trưa mà thơi! Hay khi nói “Chúa dấu vua yêu một cái này” Bà cũng khơng hồn tồn nói xấu hay đả kích vua chúa.

Tuy trong xã hội lúc bấy giờ có nhiều ơng vua sống dâm dật vô độ nhưng cũng đồng thời Xuân Hương muốn khẳng định cái bản năng tự nhiên của con người - đối với Hồ Xuân Hương, dù họ là người bình dân, là nho sĩ, là hiền nhân quân tử, hay

là vua chúa thì hoạt động tính giao của con người đều như nhau cả. Với bà sư vãi cũng không thể cưỡng lại bản năng sinh tồn của con người chứ huống gì những con người bình thường khác.

Hình ảnh người phụ nữ đã trở thành đối tượng trung tâm trong thơ Hồ Xuân Hương, có khi xuất hiện với vẻ hơ hớ non tơ của thiếu nữ, cũng có khi ẩn khuất trong hình ảnh quả mít, con ốc nhồi, cũng có khi là chiếc bánh trơi... Nhưng khơng vì thế mà nó trở nên xấu xí khó coi. Cái đáng q của họ là vẫn giữ được “tấm lòng son” - điều này mới thật là đáng trân trọng.

V.Huygơ thật có lý khi cho rằng: “Người ta có một tơn giáo thứ hai đó là

tình u và chúa của đạo ấy chính là phụ nữ”. Vì thế mà Hồ Xn Hương có lý khi

có những bài thơ đề cao phụ nữ. Họ đẹp từ hình dáng bên ngồi lẫn phẩm chất bên trong và cả ngay chuyện buồng the, chuyện vợ chồng thì phụ nữ lại càng vĩ đại, lớn lao biết bao! Đặc biệt trong thơ Hồ Xuân Hương, cơ thể người phụ nữ hiện lên như một biểu tượng của cái đẹp, là đại diện cho giá trị thẩm mỹ.

Xét ở góc độ nào đi chăng nữa, khi đi vào tìm hiểu thơ của Hồ Xuân Hương ta thấy cái cười của bà không hẳn là cái cười đả phá các tầng lớp trên. Chẳng hạn như “thuyết cách mạng” lý luận (thuyết này xuất hiện vào năm 1938 - 1942 ở nước ta) họ đã đem thuyết phân tâm học về hiện tượng dồn nén ý hướng để cắt nghĩa hình ảnh dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hương (theo quan niệm của Freud). Vì vậy, người ta dễ dàng lập luận ngược lại rằng: Khi Hồ Xuân Hương viết “Chúa dấu vua

yêu một cái này” khơng phải là bà phỉ báng gì vua chúa để nâng giá trị của một

“cái này”. Cũng như quan hệ so sánh tương phản nói cái này để làm nổi bật cái kia hay để cho hai cái cùng nổi bật song song? Đó mới là cái tài của thi sĩ.

Vì vậy, trong thơ Hồ Xuân Hương, ta thấy Bà luôn sử dụng cấu trúc của nghệ thuật trào phúng để diễn tả mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, giữa cái bình thường và cái bất bình thường để nói lên quan điểm của mình. Qua đó ta thấy Nữ thi sĩ nhấn mạnh nhân tính của vua chúa, qn tử, anh hùng đó là đều có sự rung động trước vẻ đẹp của người phụ nữ.

Sau khi tìm hiểu đối tượng trào phúng trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương, ta thấy trong thơ Hồ Xuân Hương luôn luôn thể hiện sự đối lập độc đáo: giữa cái hạn chế tiêu cực, khơng bình thường, trái tự nhiên với cái tích cực, bình thường, tự nhiên của con người để tạo nên các hiện tượng trào lộng, trào phúng. Và từ đó Xuân Hương đề cao cuộc sống bản năng (các bài thơ viết về nhà sư), để khẳng định lý tưởng về các tầng lớp Nho sĩ (qua chùm thơ viết về kẻ sĩ), phát hiện ra vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời đi đến khẳng định khát khao trần tục và đời sống bản năng của con người chân chính. Ngồi ra Thi sĩ cịn hướng ngịi bút trào

phúng vào chính nỗi lịng mình, qua cái cười cợt, chế giễu nhưng bù lại đó là một thái độ thông cảm của một người từng trải, hiểu đời để động viên, an ủi, giúp đỡ và bênh vực đặc biệt là đối với những người phụ nữ gặp bất hạnh.

Có thể nói, qua ngịi bút tài hoa của mình, các đối tượng trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương hiện lên sinh động. Dù là đối tượng nào Bà cũng không hề tẩy chay, không quá ghét bỏ mà chủ yếu là hướng họ phục thiện, sống đúng với bản chất tự nhiên của con người. Sâu sắc và toàn diện hơn trong nghệ thuật trào phúng của Hồ Xuân Hương là nữ sĩ luôn đứng trên chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực tri thức và chuẩn mực nhân tính để trào phúng. Mặc dù đối tượng trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng, phong phú nhưng phần đa họ đều là những nhân vật vô danh (trừ Chiêu Hổ). Khác với trong thơ Tú Xương lại là những nhân vật có tên họ cụ thể, có đầy đủ cả chức sắc, danh phận (như: Phủ Xn Trường, ơng cị Hà Nam, Đội Chấn, phó bảng Vũ Tuân...) đây là những quan lại, Nho sĩ tha hố vì đồng tiền.

Tóm lại, thơ Hồ Xn Hương đã cho chúng ta thấy “ý niệm về kích thước

con người cá nhân trong thơ Trung đại Việt Nam” (Trần Đình Sử). Thơ Nơm

Đường luật đã thực hiện một cuộc cách tân đầy đủ ý nghĩa. Cuộc đời thường, nguyên sơ chất phác, dân dã trở thành đối tượng thẩm mỹ của thơ Bà. Hồ Xuân Hương đã đề cao bản năng trần tục tự nhiên vốn xa lạ với phong cách cao quý của thơ Đường luật bỗng trở thành thích dụng với phong cách trào lộng, trào phúng của Hồ Xuân Hương.

2. Các biện pháp nghệ thuật trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w