Sử dụng từ láy

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 45 - 46)

Chương I Cơ sở lý luận

4. Khái quát vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương

2.2. Sử dụng từ láy

Ngồi việc sử dụng ngơn ngữ văn hoá dân gian, trong thơ Hồ Xuân Hương còn xuất hiện một số hiện tượng khơng kém phần độc đáo, góp phần tạo nên phong cách thơ Nơm Hồ Xn Hương. Đó là việc sử dụng từ láy, cách nói lái, chơi chữ... hiện tượng này đã đem đến sức hấp dẫn lạ kỳ khi tìm hiểu ngôn ngữ trào phúng trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

Sử dụng từ láy trong thơ là một hiện tượng phổ biến đặc biệt là trong thơ Nôm Đường luật. Trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Hồng Đức quốc âm thi tập” của hội Tao Đàn, trong thơ Nguyễn Khuyến... Nhưng sử dụng từ láy như một cơng cụ đắc lực cho mục đích trào phúng, giễu cợt thì khơng thể khơng nói đến Nữ sĩ Hồ Xn Hương.

Hiện tượng láy đơi:

Những bấy lâu nay luống nhắn nhe

Nhắn nhe toan những sự gùn ghè Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám

Chưa dám cho nên phải rụt rè.

Bài thơ “Trách Chiêu Hổ” sử dụng biện pháp láy âm là chủ yếu, đồng thời các từ láy trong bài được lặp đi lặp lại hai lần.

Hiện tượng láy hoàn toàn (toàn phần):

- Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

- Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa - Hồng hồng má phấn duyên vì cậy - Người xưa cảnh cũ đâu đâu tá - Vị gì một chút tẻo tèo teo

- Văng vẳng bên tai tiếng khóc gì Thương chồng nên nỗi khóc tì ti...

Nhìn chung, hiện tượng láy xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương rất nhiều đặc biệt là hiện tượng láy âm. Qua gần 50 bài thơ Nôm Đường luật được truyền tụng thì cứ khoảng 3,4 câu thơ thì xuất hiện một từ láy. Điều này cho thấy thơ Hồ Xn Hương thốt ra ngồi tính cơng thức ước lệ vốn là đặc tính cơ bản của thơ cổ. Việc sử dụng từ láy cũng làm cho câu thơ trở nên dân dã hơn, phần nào giảm tính chất “bác học” trong thể thơ Đường luật. Bởi nếu như thơ xưa dùng để nói lên cái chí hướng của kẻ sĩ “Thi dĩ ngơn chí” hay để chuyển tải đạo lý phong kiến và ý thức hệ Nho giáo như: “Văn dĩ tải đạo” thì trong thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương đã thổi vào khn mẫu ấy một luồng gió mới với nội dung trào phúng phong phú chứa đựng tiếng cười hài hước và tiếng cười châm biếm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w