Sử dụng biện pháp tu từ nói lái và chơi chữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 46)

Chương I Cơ sở lý luận

4. Khái quát vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương

2.3. Sử dụng biện pháp tu từ nói lái và chơi chữ

Trong thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, việc bà sử dụng hiện tượng nói lái và chơi chữ trở thành phổ biến. Ngồi mục đích gây cười bằng đối tượng, thơng qua đối tượng thì Hồ Xn Hương cịn có tài gây cười bằng ngôn ngữ. Bà đã khai thác triệt để tài năng của mỗi con chữ, không chỉ để cho chúng trở thành sống động mà còn để cho chúng “tự cọ xát” vào nhau để tạo nên một nghĩa mới.

Hiện tượng nói lái xuất hiện nhiều trong mảng thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương.

- Thuyền từ cũng muốn về Tây trúc

Trái gió cho nên phải lộn lèo.

- Đang cơn nắng cực chửa mưa tè - Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo. - Thú vui quên cả niềm lo cũ Kìa cái diều ai nó lộn lèo.

- Chày kình tiểu để sng không đấm - Quán Sứ sao mà khách vắng teo Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo.

Trong bài thơ “Khóc Tổng Cóc” Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành công biện pháp chơi chữ đồng nghĩa. Một bài thơ thất ngơn tứ tuyệt 28 chữ mà có tới 5 chữ cùng một trường nghĩa: cóc, chẫu chàng, chẫu chuộc, nịng nọc, nhái bén, chưa kể chữ “chàng” lập đi lặp lại tới ba lần:

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thơi.

Nịng nọc đứt đơi từ đây nhé,

Hay trong bài thơ "Trách Chiêu Hổ", vì muốn giễu Chiêu Hổ, Hồ Xuân Hương đã mang chữ “Hổ” ra để đánh đồng với cái “hang hùm” của người phụ nữ:

Này này chị bảo cho mà biết Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Chơi chữ để tả người con gái chửa hoang:

Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang.

Ở bài thơ “Không chồng mà chửa”, Hồ Xuân Hương đã sử dụng lối chơi chữ Hán: Chữ thiên ( 天 ) nhô đầu dọc thành chữ phu ( 天 ) là chồng. Chữ liễu (天 ) nảy nét ngang có nghĩa là chữ tử (子) là con. Ý Hồ Xuân Hương muốn ám chỉ người con gái chưa có chồng mà lại có con:

Cả nể cho nên hóa dở dang,

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng. Dun thiên chưa thấy nhơ đầu dọc, Phận liễu sao đà nẩy nét ngang. Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa? Mảnh tình một khối thiếp xin mang. Quản bao miệng thế lời chênh lệch, Khơng có nhưng mà có mới ngoan!

Trong bài “Bỡn bà lang khóc chồng” cũng là một bài thơ chơi chữ độc đáo và tài tình của Hồ Xuân Hương. Trong bài thơ này, ta thấy bà đã sử dụng những chất liệu có sẵn đó là tên gọi của các loại thuốc, dụng cụ thái thuốc, quá trình chế biến thuốc để nói lên tiếng khóc của bà lang khi có người chồng xấu số. Nhưng bên cạnh đó, ta cịn thấy được hiện tượng chơi chữ đã có tác dụng rất lớn để tạo nên tiếng cười an ủi sâu sắc.

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì? Thương chồng nên khóc tỉ tì ti. Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo, Cay đắng, chàng ơi, vị quế chi. Thạch nhũ, trần bì, sao để lại, Quy thân, liên nhục, tẩm mang đi. Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ? Sinh kỳ, chàng ơi, tử tắc quy.

Việc sử dụng tài tình thành phần ngơn ngữ văn hố dân gian cùng với một số biện pháp tu từ đã góp phần quan trọng vào nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Đồng thời góp phần tạo nên thành tựu rực rỡ, mà ngọn nguồn sâu xa là ý thức độc lập dân tộc và hình thành tính chất “dân chủ hố” trong thơ ca.

Hồ Xuân Hương đã tiếp thu, vận dụng tối đa các thành phần ngơn ngữ vào trong sáng tác của mình một cách điêu luyện và thành thục. Điều này đã làm cho thơ Nôm trào phúng của Hồ Xuân Hương không quá gay gắt, quyết liệt... mà dường như Xuân Hương đứng trên quan điểm, lập trường chung của quần chúng đông đảo để trào phúng. Vì vậy, thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương là “đưa con người trở về cội nguồn”, trào phúng là để trữ tình.

2.4. Vi phạm qui tắc tu từ tạo sự “lệch chuẩn” ngơn ngữ để tạo nghĩa

Ngồi việc sử dụng từ láy, nói lái, chơi chữ, qua cách sử dụng ngơn ngữ độc đáo của Hồ Xuân Hương chúng ta có thể nói đến một sự “nổi loạn” của Bà. Sự nổi loạn trước hết là ở việc vi phạm qui tắc thông thường của thơ, những từ, những vần lắt léo tạo nên sự lệch chuẩn ngôn ngữ để tạo ra những nghĩa mới. Chính sự phá cách này đã gây sự chú ý, bỡ ngỡ, hứng thú người đọc khi tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương.

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương. Bất kỳ nhà văn vĩ đại của dân tộc nào cũng sử dụng ngơn ngữ của dân tộc mình để sáng tác. Nhưng vấn đề là ngơn ngữ đó khi tạo nên ngơn ngữ nghệ thuật của một tác phẩm văn học nó khơng cịn cái ngun xi của ngơn ngữ đời thường, của thực tế cuộc sống. Cho nên ngơn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng có tính đa nghĩa và có độ chênh lệch giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt tạo lập nên những tín hiệu ngơn ngữ mang ý nghĩa hình tượng. Người ta cịn gọi là tính “mơ hồ “của ngơn ngữ, hay tính “lạ hóa” của ngơn ngữ. Nhà văn tài hoa là nhà văn tạo nên nhiều tầng ý nghĩa trong ngơn ngữ của mình . Hiểu theo cách trên, rõ ràng sự “lệch chuẩn" ngơn ngữ chỉ có đưọc ở những nhà văn lớn, những nhà văn có phong cách. Chúng ta nên hiểu sự lệch chuẩn đó là sự sáng tạo ngơn ngữ chứ khơng phải là chống lại sự chuẩn mực chung của ngôn ngữ dân tộc. Trái lại sự lệch chuẩn ngơn ngữ góp phần làm phát triển ngơn ngữ tạo ra những chuẩn mới của ngôn ngữ, là sự mở rộng chuẩn mực ngơn ngữ. Bởi vì sự sáng tạo chân chính trong lời nói nhà văn xét đến cùng đều bắt nguồn từ khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, từ những qui luật sâu xa của hệ thống ngôn ngữ chung. Vậy chuẩn mực ngơn ngữ là gì? Đó là toàn bộ các phương tiện qui tắc thống nhất và ổn định về cách sử dụng ngôn ngữ, được qui định và phát triển trong xã hội vì một hiện tượng ngơn ngữ mang tính truyền thống được xã hội chấp nhận và sử dụng. Vì là truyền thống nên có tính chất bắt buộc. Và ngược lại sự lệch chuẩn lại là việc sử dụng ngơn ngữ có tính sáng tạo của cá nhân gắn liền với cách nhìn, quan điểm của người nói nhưng được xã hội chấp nhận. Những phương diện thường được các nhà văn sử dụng để tạo nên sự lệch chuẩn bao gồm:

- Từ vựng ngữ nghĩa. - Cú pháp.

- Phương pháp diễn đạt và bố cục tác phẩm.

Việc lệch chuẩn ngôn ngữ không chỉ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho ngơn ngữ nghệ thuật, ngơn ngữ dân tộc mà chính là tạo ra một văn phong của nhà văn.

Hồ Xuân Hương sử dụng ngơn ngữ để tạo hình, tạo nhạc và cuối cùng tạo nghĩa. Cách tạo nghĩa lấp lửng có lẽ cơ bản nhất vẫn là sự lệch chuẩn ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ đời thường của Xuân Hương. Những từ ngữ như: Lá đa, nguyệt, hoa rữa, miếng trầu, cái bánh trơi, động Hương Tích, thu, lạnh, Lạch Đào Nguyên… là những ký hiệu ngôn ngữ di chuyển từ cái miêu tả đến cái ẩn dụ vô cùng đa dạng, biểu đạt sức sống có tầm cỡ vũ trụ. Cái ngạc nhiên, cái đột ngột, cái bật cười thấm thía nỗi buồn tạo nên bởi sự xô lệch không ăn khớp là những đặc điểm trong phong cách thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương.

Nếu liên kết các bài thơ: Kẽm trống, Động Hương Tích, Đèo Ba Dội, Đá

ơng chồng bà chồng trong một văn bản chúng ta có thể thấy ở trong những bài thơ

này là những âm điệu mạnh, nhiều vần nhiều âm rất táo bạo thông qua một lớp từ ngữ được Hồ Xuân Hương sử dụng như: phịm, ngồm, hoẻn, teo... Chính cách sử dụng ngơn ngữ khác lạ này đã chuyển nghĩa bình thường thành nghĩa ẩn dụ có nghĩa là chuyển nghĩa thơ thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình. Mỗi bài thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tính từ chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng… các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì lẽ đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hương có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng.

Ở Hồ Xuân Hương các chi tiết tạo nên sự lấp lửng nghĩa của bài thơ, câu thơ là cả một lớp từ ngữ được lựa chọn chính xác, thích hợp cho cả cái lộ lẫn cái ẩn. Đó là cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng tạo ra một ngữ cảnh trong đó các từ, nhóm từ nâng đỡ nhau, dựa vào nhau để thực hiện mệnh lệnh của người cầm bút. Vì vậy, chỗ tài tình nhất của Hồ Xuân Hương có lẽ sự lấp lửng ý nọ, ý kia ở một hình tượng, một từ, một ngữ, một cách nói.

Hồ Xuân Hương không nghiên cứu ngôn ngữ học nhưng từ ngữ nhà thơ dùng vốn là từ ngữ hoạt động nên ngồi cấu trúc cố định cịn hàm chứa nghĩa xã hội, tâm lý, nghĩa liên hội, liên tưởng do ngữ cảnh, do dụng ý siêu ngôn ngữ của tác giả.

Chúng ta đến thăm “Động Hương Tích" (Chùa Hương) vào mùa trẩy hội:

Người quen cõi phật chen chân xọc Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

Người quen cõi phật chen chân bước Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt nhìn

Từ cách sử dụng ngơn ngữ “lệch chuẩn”, những từ ngữ trong bài thơ được sử dụng như một hiện tượng nhiễm xạ, cũng “Phát quang” một nghĩa mới. Thậm chí cả những từ tơn giáo như “Cõi phật”, “Bầu tiên” cũng khoác nghĩa “trần tục”, “cõi sung sướng “nơi lạc thú”. Do đó bài thơ “Động Hương Tích” mang nghĩa lấp lửng.

Ở bài thơ “Đèo Ba Dội”, Hồ Xuân Hương đã sử dụng một số từ ngữ để miêu tả "Đèo Ba Dội” hình dung ra nào cửa son, thơng, liễu, rêu phủ, đá xanh rì… mỏi gối, chùn chân…Tất cả chẳng có gì Hồ Xn Hương khơng miêu tả lấp lửng “Vật” khác được. Có điều ở câu thơ thứ ba tác giả có sử dụng từ “loét” cách sử dụng này là một sự lệch chuẩn so với các từ khác ở trong bài thơ như: “rì”, “tùm hum”, “lún phún”... là những nghịch âm, những bất đối xứng phá vỡ sự hài hịa của câu thơ, bài thơ làm xơ lệch nghĩa của bài thơ, đưa trí tưởng tượng của người đọc chệch khỏi đường ray thông thường, đi vào một liên tưởng mới. Đặc biệt ở hai câu cuối bỗng dưng lại có mặt “Hiền nhân quân tử ”:

Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

Khi Hồ Xuân Hương đặt "Hiền nhân quân tử” với cái ý thèm thuồng “vẫn muốn trèo”. Không những một đèo mà lại một đèo, một đèo nữa, thì với các nghĩa liên tưởng và liên hội của chuyện”trèo đèo” đâm ra mỏi gối ngay lập tức làm cho các nghĩa: cửa son, hịn đá, cành thơng gió thốc, lá liễu đầm đìa… tất cả đều nhuốm một lớp nghĩa thứ hai, nghĩa liên hội, nghĩa liên tưởng.

Sở dĩ ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương lột tả được ý đồ của nữ sĩ, chính nhờ vào tài năng của việc sử dụng ngôn ngữ, đi từ cái thơng thường đến cái ẩn dụ, vì lẽ đó thơ của Hồ Xuân Hương đều nhuốm lớp nghĩa thứ hai, thứ ba, muốn hiểu theo nghĩa nào cũng được. Càng đọc thơ Hồ Xuân Hương chúng ta càng khám phá ra nhiều điều mới mẻ ở người nghệ sĩ này. Chẳng hạn khi đọc bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương nghĩa phơ của bài thơ nói chuyện quan hệ, chuyện giao tiếp, nhưng không đơn thuần là chuyện giao tiếp. "Miếng trầu” nhất là “miếng trầu hơi” khơng đáng gì rất xồng xĩnh, Hồ Xn Hương như hạ mình, nhưng nó là đầu mối của mọi tình dun, nó là tất cả tấm lịng khao khát hạnh phúc của một người phụ nữ không mấy may mắn trong con đường tình duyên. Vì thế, lời mời nghe chân thành tha thiết nhưng lời thơ vẫn chua chát đến thảm thương.

Có phải dun nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Lời thơ vẫn là một sự mong muốn “Có phải dun thì thắm lại” chứ khơng phải là “quyện lại “, “kết lại”, “xe lại”. Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo này nữ sĩ đã thể hiện một khao khát chứa biết bao đầm ấm và xao xuyến. Thế nhưng ta nghe như tan vỡ ra, rạn nứt, mất đi. Thành ngữ “bạc như vôi” được đưa vào như là một sự biểu hiện chua chát đắng cay của một người đàn bà từng trải lòng trước nhân tình thế thái. Qua miếng trầu hơi, miếng trầu cay nữ sĩ dường như muốn giới thiệu thân thế của mình bằng một giọng điệu đùa cợt nhưng ẩn chứa cả một tấm lịng khát khao hạnh phúc lứa đơi đến cháy bỏng.

Trong thơ của Hồ Xuân Hương chúng ta thường bắt gặp mượn cảnh để ngụ tình, mượn vật để nói người. Cái quạt, quả mít, chiếc bánh trơi... là những vật thể bình thường. Có thể nói nó là một ẩn dụ hoặc nhân hóa cũng được. Đặc biệt khi sử dụng từ ngữ lệch chuẩn trong cách biểu đạt, làm cho câu thơ, lời thơ trở nên sinh, động, uyển chuyển và giàu ý nghĩa. Trong hai bài thơ “Bánh trôi nước” và “Quả mít” đã sử dụng một tiếng "Em" khơng chỉ dừng lại thủ pháp nghệ thuật nhân hóa và đâu chỉ đơn giản là chuyện “kỹ thuật” mà trong tiếng ấy vẫn chứa đựng vấn đề tâm lí. Hồ Xn Hương nhân hố để nâng vật ngang lên với người, để gắn cho nó những cảm xúc cảm giác như người.

Trong những các bài thơ nói về phụ nữ có lẽ “Bánh trơi nước” là bài thơ hay nhất. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trơi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể, tâm hồn của người con gái thân phận bé nhỏ, dù đời có phũ phàng em vẫn giữ phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Cái hay nhất nhà thơ sử dụng từ mà nói lên một cách dõng dạc, dứt khốt sự kiên trì và cố gắng đến cùng để giữ “Tấm lịng son ” - Biểu hiện phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”.

Thơ của Hồ Xuân Hương là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói… Trong thơ của Bà sử dụng nhiều hình dung từ và động từ chỉ hoạt động đã chứng tỏ rằng nhà thơ rất chú ý vẻ bề ngồi của sự vật. Với Bà danh từ khơng đủ khả năng mà phải có tính từ để miêu tả sắc thái mn hình mn vẻ của đời sống, phải có động từ chỉ hoạt động mn vật nhất là sự tương tác giữa chúng. Bởi vậy thế giới thơ Hồ Xuân Hương đầy màu sắc âm thanh, ánh sáng, hình khối ….Thơ của Bà tràn trề màu sắc và hầu như khơng mấy khi những màu sắc ở độ khơng mà nó ln đỏ lt, xanh rì , tối om,…có vai trị trong việc đẩy màu sắc đến độ cực tả, tạo ra trong văn bản cái khơng đồng nhất, từ bình thường sang ẩn dụ.

Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Hồ Xuân Hương chúng ta có thể nói đến một sự “nổi lọan ” của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Sự nổi loạn trước hết là sự vi phạm qui tắc thông thường của thơ, những từ, những vần lắt léo tạo nên sự

lệch chuẩn ngôn ngữ để tạo nên những nghĩa mới của Hồ Xuân Hương. Chính sự phá cách này đã tạo bước dừng, gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú người đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương.

Tóm lại, Hồ Xuân Hương có vốn từ ngữ phong phú, rất chính xác và cũng đồng thời rất độc đáo. Cái độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương chính là vi phạm một

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w