Xuất mô hình định lượng phù hợp để thực hiện phân tích các nhân tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 38 - 44)

1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2.4.3. xuất mô hình định lượng phù hợp để thực hiện phân tích các nhân tố

tố tác động đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng TMCP Sài Gòn

Như đã được đề cập tại mục 1.2.1, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM được áp dụng trong luận văn này được hiểu là sự kết hợp tối ưu giữa kết

quả đạt được và chi phí (nguồn lực) bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nói khác hơn

là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra tương ứng trong hoạt động kinh

5 Hai phương pháp ước lượng này đã được trình bày tại mục 1.2.3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả biên.

doanh của NHTM. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng có thể được thực hiện thơng qua việc đánh giá các đầu ra, hay nói khác hơn là khả năng sinh lời hay cụ thể hơn là chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

Theo phần tóm tắt về các nghiên cứu định lượng được thực hiện trong nước và trên thế giới (mục 1.2.4.1 và 1.2.4.2), đa số các mơ hình đều thực hiện đánh giá, phân tích và xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời, mà cụ thể là lợi nhuận/tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng.

Việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trên cơ sở đánh giá các yếu tố nội tại, từ bên trong của tình hình tài chính sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng có những đánh giá chính xác và khách quan về tình hình tài chính, về hiệu quả hoạt động của tổ chức. Từ đó, các nhà quản trị có thể đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược, dài hạn nhằm có được những tác động từ bên trong, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động.

Xuất phát từ những lý do trên, kết hợp với những hạn chế về khả năng tiếp cận và nguồn dữ liệu, luận văn đề xuất thực hiện nghiên cứu lặp lại mơ hình SCA nhằm xác định và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, cụ thể là khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) trong giai đoạn năm 2008 - 2011.

Giới thiệu mơ hình

Mơ hình thống kê chi phí kế tốn - SCA giả định rằng tỷ suất lợi nhuận biên trên tài sản là đồng biến và thay đổi tùy theo từng loại TSC, đồng thời nghịch biến và thay đổi tùy theo từng loại TSN. Mơ hình SCA (cơ bản) cho một ngân hàng trong năm thứ t được mô tả như sau:

Yt = Σαi Ait + Σβj Ljt + εt (1.16) Trong đó:

- Yt : Lợi nhuận ngân hàng năm thứ t;

- αi : Tỷ suất sinh lợi biên trên loại TSC thứ i, được kỳ vọng đồng biến với lợi nhuận;

- βj : Tỷ suất chi phí biên trên loại TSN thứ j, được kỳ vọng nghịch biến với lợi nhuận;

- Ait : Giá trị của khoản mục TSC thứ i trong năm t; i = 1,2,…,m; t = 1,2,…,48;

- Ljt : Giá trị của khoản mục TSN thứ j trong năm t; j = 1,2,…n; t = 1,2,…48;

- εt : Giá trị sai số ngẫu nhiên.

Phương trình trên giả định một mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận ngân hàng và số dư của các khoản mục trong bảng cân đối kế tốn, ngụ ý rằng một ngân hàng sẽ tìm kiếm lợi nhuận cố định biên từ các thành tố khác nhau trong danh mục tài sản của mình. Các quan hệ phi tuyến cũng có thể có liên quan, nhưng nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này.

Thực hiện mở rộng mơ hình cơ bản đã mơ tả ở trên, một số nhân tố khác có thể có tác động đến lợi nhuận ngân hàng được lần lượt thêm vào, bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô như:

- Tốc độ tăng trưởng GDP; - Tỷ lệ lạm phát,…

Mô tả và kỳ vọng biến trong mơ hình

Biến phụ thuộc

Lợi nhuận trước thuế: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ

hoạt động ngân hàng trước sự tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh thuần của ngân

hàng, sau tác động loại trừ của thuế thu nhập doanh nghiệp.  Biến độc lập thuộc mơ hình cơ bản

Giá trị các khoản mục TSC: Thể hiện mức độ và cơ cấu sử dụng vốn của

ngân hàng đầu tư vào các tài sản (sinh lời và không sinh lời). Kỳ vọng mang dấu dương vì danh mục TSC được ngân hàng đầu tư với mục đích sinh lợi cho ngân hàng; do đó một sự gia tăng giá trị các khoản mục này có tác động làm gia tăng lợi nhuận.

Giá trị các khoản mục TSN: Thể hiện mức độ và cơ cấu huy động vốn của

ngân hàng từ các chủ thể trong nền kinh tế (từ chủ sở hữu, từ dân cư và tổ chức kinh tế, từ thị trường liên ngân hàng, NHNN và từ các nguồn khác). Kỳ vọng mang dấu âm vì các nguồn vốn được ngân hàng huy động đều có chi phí sử dụng vốn tương ứng mà ngân hàng phải trang trải thơng qua hoạt động của mình; do đó một sự gia tăng giá trị các khoản mục này có tác động làm giảm lợi nhuận.

Biến độc lập thuộc mơ hình mở rộng

Tốc độ tăng trưởng GDP: Phản ánh tình hình tăng trưởng hay suy giảm của

nền kinh tế. Kỳ vọng mang dấu dương đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP và mang dấu âm đối với tỷ lệ thất nghiệp vì khi tình hình kinh tế phát triển ổn định và bền vững (GDP tăng trưởng và thất nghiệp giảm) sẽ có tác động kích thích nhu cầu tín dụng (do các chủ thể sản xuất có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh), kích thích nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng và ngược lại.

Tỷ lệ lạm phát: Phản ánh mức tăng trưởng của giá cả bình quân trong khoản

thời gian được xem xét so với kỳ gốc, là một yếu tố đánh giá mức độ ổn định của nền kinh tế. Kỳ vọng mang dấu âm vì khi nền kinh tế có lạm phát cao, giá trị đồng tiền và sức mua thị trường giảm sút sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế, từ đó tác động xấu đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Chuẩn hóa biến và ước lượng tác động cố định

Chuẩn hóa biến: Ngoại trừ các biến ngoại sinh thuộc về nhóm các biến số kinh

tế vĩ mô (tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thị trường và tỷ lệ lạm phát), các biến thuộc mơ hình cơ bản đều phải được chuẩn hóa lại trước khi đưa vào phân tích. Nguyên nhân của việc chuẩn hóa biến xuất phát từ bản chất cố hữu của các chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối kế tốn là Tổng TSC ln ln bằng Tổng TSN; và điều này sẽ dẫn tới hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến ln có mối tượng quan chặt chẽ với nhau. Để loại trừ tác động của hiện tượng đa cộng tuyến, việc chuẩn hóa biến trước khi phân tích là cần thiết và được thực hiện theo hai phương pháp sau:

- Thứ nhất, theo Bourke (1988) và Kosmidou cùng cộng sự (2004), tất cả các

đều phải được chia cho tổng tài sản để tránh hiện tượng đa cộng tuyến. Hơn nữa, để đáp ứng điều kiện của phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square - OLS), các biến trong mơ hình phải được chuẩn hóa về dạng dữ liệu có phân phối chuẩn (trung bình bằng 0 và phương sai bằng 1). Phương pháp chuẩn hóa biến được thực hiện bằng cách lấy biến trừ cho giá trị trung bình, sau đó chia tất cả cho độ lệch chuẩn.

- Thứ hai, theo Vasiliou (1996) và Kosmidou cùng cộng sự (2004), VCSH

phải được loại ra khỏi mơ hình phân tích và được giả định là có chi phí sử dụng vốn bằng 0 để tránh hiện tượng tương quan tuyến tính hồn tồn giữa các biến độc lập. Như vậy, mơ hình cơ bản chỉ thực hiện nghiên cứu đối với các biến độc lập bao gồm:

o Các biến thuộc về nhóm TSC: Tiền mặt và tiền gửi tại NHNN,

tiền gửi tại các TCTD khác, dư nợ cho vay, đầu tư (bao gồm đầu tư chứng khốn và góp vốn mua cổ phần) và TSC khác.

o Các biến thuộc về nhóm TSN: Vay NHNN, nhận gửi/vay TCTD

khác, tiền gửi khách hàng (tổ chức và dân cư) và TSN khác.

Ước lượng tác động cố định (Fixed effects estimation): Do SCA chỉ tìm

hiểu tác động của các yếu tố thuộc Bảng cân đối kế toán đối với lợi nhuận ngân hàng nên các yếu tố khác năm ngoài Bảng cân đối sẽ không xuất hiện trong mơ hình. Để khơng làm mất ý nghĩa của SCA, các nghiên cứu của Yaffee (2003), Woolridge (2009) đã chứng minh bằng cách thực hiện ước lượng tác động cố định và phép kiểm định Hausman. Kết quả ước lượng và kiểm định cho thấy: có một mối tương quan đáng kể giữa các biến độc lập có trong mơ hình và các biến khơng xuất hiện trong mơ hình; và các biến có trong mơ hình hồn tồn có khả năng giải thích (hoặc giải thích một phần) tác động của các biến khơng có trong mơ hình đối với biến phụ thuộc. Do đó, việc đưa vào các biến giải thích khơng nằm trong mơ hình cơ bản với mục đích tăng tính thuyết phục của mơ hình là khơng cần thiết và có khả năng dẫn tới hiện tượng đa cộng tuyến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hòa nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế một mặt tạo nên nhiều cơ hội cũng như đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động của các ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Nó đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho các NHTM muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt phải không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và xem đây là vấn đề sống cịn của mình.

Trong Chương 1, luận văn đã nêu ra các vấn đề mang tính lý luận chung nhất về NHTM, các hoạt động của NHTM và các quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động của NHTM. Quan trọng hơn, luận văn đã nêu tóm lược các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng và các mơ hình định lượng được áp dụng tại Việt Nam và các nước trên thế giới để xác định và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Trên cơ sở khung lý thuyết trên kết hợp với điều kiện về nguồn dữ liệu và khả năng tiếp cận, luận văn đã đề xuất đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB thông qua các chỉ tiêu đánh giá của mơ hình CAMELS và thực hiện mơ hình định lượng SCA để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB trong giai đoạn nghiên cứu.

Dựa trên những đề xuất nghiên cứu của Chương 1, luận văn sẽ thực hiện những nghiên cứu định tính và định lượng tương ứng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB trong giai đoạn 2008-2012 và phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này. Tất cả sẽ được đề cập trong Chương 2.

Chương 2.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)