Đánh giá chất lượng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 48 - 50)

2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn gia

2.2.2. Đánh giá chất lượng tài sản

Bảng 2.3: Các chỉ số tài chính đánh giá chất lượng tài sản

Đvt: %

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012*

1 Tỷ trọng cho vay/ TTS 59,9% 56,8% 53,8% 52,4% 58,3%

2 Tỷ trọng TSC sinh lời/ TTS 86,1% 83,8% 74,8% 70,1% 69,6%

3 Tỷ lệ cấp tín dụng/ huy động tiền gửi 86,8% 91,4% 73,6% 108,9% 95,4%

4 Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 1,3% 7,2% 14,0% 16,3% 8,8% 5 Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0,6% 1,3% 11,4% 9,0% 7,2% 6 Tỷ lệ Chi phí DPRR/ LN trước DPRR 15,0% 30,8% 52,1% 90,7% 92,0% 7 Tỷ lệ DPRR tín dụng/ Tổng dư nợ 0,8% 1,1% 2,3% 3,0% 1,1% 8 Tỷ lệ DPRR tín dụng/ Nợ xấu 159,9% 114,6% 20,3% 33,2% 15,6% 9 Tỷ lệ VCSH và DPRR/ Nợ xấu 2690,2% 1653,0% 144,8% 147,7% 194,2%

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng TSC của SCB giai đoạn 2008-2012, một số đánh giá có thể rút ra như sau:

Hoạt động sử dụng vốn chủ yếu tập trung vào các TSC sinh lời (tỷ trọng TSC sinh lời ở mức cao, dao động trong mức 70-80%/TTS). Trong danh mục TSC sinh lời, cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm trên 50%/TTS). Việc đầu tư với giá trị lớn vào danh mục các TSC sinh lời giúp ngân hàng gia tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với huy động tiền gửi vượt mức quy định của NHNN12, đặc biệt tỷ lệ này vượt trên 100% trong năm 2011, chủ yếu do tín dụng tăng mạnh hơn so với mức tăng của tiền gửi. Điều này càng làm tăng mức độ bất cân xứng trong cơ cấu nguồn - sử dụng nguồn của SCB, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

Chất lượng tài sản kém thông qua các tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức cao và gia tăng liên tục trong giai đoạn 2009-2011. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể, các doanh nghiệp khó khăn về tài chính khơng có khả năng thanh toán đúng, đủ các

khoản vay. Đến năm 2012, nợ xấu và nợ quá hạn giảm nhẹ về tỷ trọng do thực hiện cơ cấu tài chính, xử lý nợ theo chủ trương của NHNN. Tuy nhiên, nhìn chung, rủi ro tín dụng tiềm ẩn vẫn còn cao, gây thiệt hại về thu nhập và vốn đối với ngân hàng.

Chất lượng tín dụng kém kéo theo việc tăng chi phí trích lập DPRR, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2012, nếu ngân hàng tạo ra 100 đồng lợi nhuận thì đã phải dành ra 92 đồng để thực hiện trích lập DPRR cho các khoản vay kém chất lượng.

Mặc dù đã trích lập DPRR, nhưng nhìn chung, mức độ đảm bảo của giá trị DPRR được trích lập đối với các khoản nợ kém chất lượng vẫn còn khá thấp (tỷ lệ DPRR trên nợ xấu năm 2012 vào khoảng 15,6%). Tuy nhiên, do có mức VCSH khá lớn nên nếu tính ln giá trị VCSH vào tấm chắn tổn thất rủi ro tín dụng thì SCB vẫn có thể chịu đựng được nếu rủi ro tổn thất tín dụng xảy ra (tỷ lệ đảm bảo bằng DPRR và VCSH đối với nợ xấu cao, khoảng 194,2%).

Tóm lại, cơ cấu tài sản của SCB chủ yếu đang nghiêng về các TSC sinh lời, mà trong đó phần lớn là dư nợ cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là chất lượng các tài sản đang có nguy cơ giảm sút nhanh chóng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước khó khăn, mức độ và quy mơ tổn thất tiềm ẩn là rất lớn.

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Hình 2.3: Cơ cấu TSC sinh lời và TSC khơng sinh lời

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)