Tỷ lệ chi tiêu của các nhóm ngũ vị phân trong dân số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Đơn vị tính: % Năm 1993 1998 2002 2004 2006 Nghèo nhất Gần nghèo nhất Trung bình Gần giàu nhất Giàu nhất 8,4 12,3 16,0 21,5 41,8 8,2 11,9 15,5 21,2 43,3 7,8 11,2 14,6 20,6 45,9 7,1 11,2 15,2 21,8 44,7 7,2 11,5 15,8 22,3 43,3 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Giàu nhất/nghèo nhất 5,0 5,3 5,9 6,3 6,0

Hệ số Gini cho chi tiêu 0,34 0,35 0,37 0,37 0,36

Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2008

Các nhóm dân tộc ít người

Các nhóm dân tộc ít người chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong số người nghèo ở Việt Nam, mức độ nghèo ngày càng trầm trọng hơn, tình trạng thiếu đói vẫn là một vấn đề nan giải đối với một số dân tộc ít người.

Mặt dù có sự tiến bộ đáng kể trong việc tạo điều kiện tốt hơn cho các cộng đồng dân tộc ít người và cung cấp ngày càng tốt hơn cho họ những dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, tín dụng…Nhưng nhìn chung so với mặt bằng chung, cuộc sống của họ vẫn cịn lạc hậu, các nhóm dân tộc ít người thiệt thòi hơn về đất canh tác hàng năm, tiếp cận với đất rừng hay trình độ học vấn. Nhưng một trong những nguyên nhân giải thích sự tụt hậu của họ có lẽ là do sự thất bại của các chính sách, chương trình của Nhà

nước khơng tính hết được những nhu cầu đặc thù riêng và những khác biệt về hành vi của họ.

Hình 1.1: Tỷ lệ nghèo khác nhau giữa các dân tộc

Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2008

Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong xóa đói giảm nghèo, song tiến bộ trong các nhóm dân tộc ít người lại rất chậm.Với khoảng 14% tổng dân số, dân tộc ít người hiện đang chiếm 44% tỷ lệ nghèo và 59% tỷ lệ đói. Trong vịng 13 năm, tỷ lệ nghèo của các nhóm dân tộc ít người giảm trung bình 2,6 điểm phần trăm một năm so với 3,4 điểm đối với nhóm người Kinh và Hoa. Năm 2006, 52% đồng bào dân tộc ít người vẫn cịn thuộc diện nghèo so với chỉ có 10% người Kinh và Hoa, mức độ nghèo đói cũng sâu hơn, chỉ số khoảng cách nghèo trong các nhóm dân tộc ít người cũng duy trì ở mức cao hơn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

GIA LAI NĂM 2006

2.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai1:

Gia Lai là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc Tây Ngun, có diện tích tự nhiên là 15.536 km2; trong đó diện tích đất có rừng chiếm 53%; diện tích đất nơng nghiệp chiếm 24,4%; diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm 17,8%. Dân số trung bình tồn tỉnh năm 2006 là 1.161.668 người, tỷ lệ tăng dân số 2,39% và tăng tự nhiên là 2.05%; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 44,7% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là dân tộc Jarai và Banar (Jarai chiếm 30,3%, Banar chiếm 12,4%, dân tộc còn lại chiếm 2% dân số). Cơ cấu dân số: ở vùng nông thôn 72%, thành thị 28% sinh sống hầu hết ở gần 2000 thôn, làng thuộc 205 xã, phường, thị trấn ở 15 huyện, thành phố, thị xã trong đó có 78 xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới.

Dân cư phân bố không đều giữa các vùng thường tập trung ở các vùng thành phố, thị xã, thị trấn, ven trục đường giao thông. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động, trên tổng dân số chiếm 53,1%. Trình độ dân trí khơng đều giữa các vùng, các dân tộc và mặt bằng chung còn thấp, chủ yếu là lao động kỹ năng đơn giản. Tập quán canh tác ở nhiều vùng đồng bào dân tộc lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp. Kinh tế hàng hoá chỉ phát triển ở vùng thuận lợi. Đây là lực cản rlớn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Tỉnh có diện tích tự nhiên khá lớn, đất đai phong phú màu mỡ cho phép phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng, có dải đất Bazan với trên 386.000 ha rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, tài nguyên đất là một lợi thế quan trọng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh.

Kinh tế của tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là những năm 2005, 2006 phát triển khá nhanh, bình quân giai đoạn 1991-2006: GDP tăng 11,83% năm, trong đó bình qn năm 2005-2006 là 13%, cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng tăng ngành dịch vụ và công nghiệp, tuy nhiên GDP ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2006 chiếm 49,19%; Ngành nông lâm nghiệp trong một thời gian dài đã được qui hoạch theo ngành, vùng được đầu tư hạ tầng về thủy lợi và các dịch vụ nông nghiệp khác, song vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, những diễn

biến thất thường của thời tiết, của giá cả thị trường ln có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thu nhập và đời sống của nhân dân. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hành hóa ngày càng phát triển, đã hình thành các vùng chuyên canh và sản xuất tập trung các cây công nghiệp như: Cà phê, cao su, điều, mía, thuốc lá… và các vùng sản xuất cây lương thực như ngô lai, sắn, lúa nước… có quy mơ ngày càng được mở rộng, hình thành ngày càng rõ nét một số ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh và tạo thị phần trên thị trường cả nước. Trong ngành sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp lâu năm là cây trồng chủ lực và có giá trị lớn nên có tác động đến tốc độ tăng trưởng, cơ cấu của ngành nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng GDP của tỉnh. Năm 2006 sản lượng cà phê nhân toàn tỉnh là 120.573 tấn – tăng 9.435 tấn so với năm 2004, sản lượng cao su là 187.170 tấn – tăng 66.052 tấn so với năm 2004. Mặt khác giá cả cà phê, cao su, tiêu những năm gần đây tăng liên tục và giữ giá ở mức cao… là một trong những yếu tố góp phần GDP năm 2006 tăng 27,65% so với năm 2004.

Vốn đầu tư phát triển tăng khá nhanh: Năm 2002 là 1.933,4 tỷ đồng, năm 2004 là 3.000 tỷ đồng và đến năm 2006 tăng lên 4.621,2 tỷ đồng. Trong những năm gần đây tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, Trung ương cũng đã có nhiều chính sách, chủ trương lớn có liên quan như: Chỉ thị 525/CP của Chính phủ về phát triển kinh tế Tây Nguyên, Quyết định 327/CP và 525/CP về chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc và chương trình 5 triệu ha rừng, Quyết định 135/QĐ-TTg về chương trình cho các xã vùng đặc biệt khó khăn, Quyết định 134/QĐ-TTg về giải quyết đất sản xuất, đất ở và cơng trình nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số… đã làm thay đổi bộ mặt của Gia Lai trong những năm qua, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, nhiều cơng trình giao thơng , thủy lợi, trường học, cơ sở y tế , các cơng trình phúc lợi cơng cộng đã phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá, thay đổi cơ bản bộ mặt thành thị và nông thôn, giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói, tạo thêm nhiều việc làm mới, cải thiện và nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đời sống của nhân dân tuy đã được cải thiện khá nhiều, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn người dân đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn cịn ở trong tình trạng nghèo đói, theo số liệu báo cáo của các ngành, năm 2005 tồn tỉnh có 221.685 hộ, trong đó có 66.108 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2005 là 29,82%.

Phần lớn số hộ nghèo tập trung trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm cho tỷ lệ hộ nghèo đói trong vùng này chiếm khoảng 70-80%.

Điều này cho thấy cơng tác xóa đói giảm nghèo trong đó chủ yếu là cho đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp chính quyền Gia Lai phải trú trọng và xác định trong các giai đoạn tiếp theo.

2. 2.Thực trạng về nghèo đói trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2006 2.2.1 Cơ sở xác định nghèo đói.

Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng ngưỡng nghèo (PL) thông qua chi tiêu do GSO đưa ra, có giá trị PL = 213.000 VNĐ/tháng (GSO, 2006). Như vậy, một hộ gia đình là nghèo nếu mức chi tiêu bình quân đầu người của hộ thấp hơn 213.000 VNĐ/tháng và ngược lại, hộ không là hộ nghèo khi chi tiêu dùng bình quân đầu người của hộ từ 213.000 VNĐ/tháng trở lên.

Để phân tích về nghèo đói của hộ gia đình tỉnh Gia Lai, chúng tơi lựa chọn chi tiêu bình quân đầu người của hộ là tiêu chí để xác định và phân tích nghèo đói của hộ gia đình bởi ưu điểm về số liệu của tiêu chí này hơn thu nhập bình quân của hộ bởi những lý do sau:

Do yếu tố tâm lý, người dân có khuynh hướng khai thấp thu nhập của mình hơn thực tế, thu nhập càng cao thì họ khai càng thấp lại.

Đối với vùng nông thôn hoặc vùng có ngành nghề đa dạng, ngồi những cơng việc làm chính để tạo thu nhập, người dân có thể làm các cơng việc khác do tính chất thời vụ, cho nên họ khơng thể nhớ chính xác thu nhập, điều đó có thể dẫn đến sai lệch trong kết quả thu thập số liệu điều tra.

Thu nhập từ các loại cây trồng lâu năm khó ước tính được cho dù có thể tính được chi phí chăm sóc bởi vì thời điểm thu hoạch khác với thời điểm thu thập số liệu, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh v.v. Điều này tương tự đối với thu nhập từ chăn ni của hộ gia đình, ngồi ra đối với những gia cầm chăn nuôi hàng năm, người dân có thể để qua nhiều năm mới bán.

Có thể thấy rằng thu nhập bình quân của một hộ gia đình là âm trong năm điều tra, nhưng trên thực tế khơng thể đánh giá hộ ấy có nghèo hay không.

Ngược lại, chi tiêu thường dựa vào tài sản của hộ gia đình hoặc kỳ vọng về thu nhập mà họ sẽ nhận được theo dự tính. Nếu là hộ nghèo thì chi tiêu sẽ hạn chế do khả năng và do yếu tố tâm lý; Nếu đi vay chi tiêu cũng là khó khăn vì yếu tố thế chấp tài

sản hoặc tín chấp của người nghèo để cho vay đối với chủ nợ là rất thấp, và những khoản vay này thường là nhỏ.

Những loại chi tiêu tăng cao bất thường cũng có khi xảy ra, chẳng hạn như chi tiêu cho việc chữa bệnh, mua các vật dụng đắt tiền, sửa chữa hay xây nhà nhưng những loại chi tiêu này chỉ thường có ở những hộ khơng nghèo. Trên thực tế hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai phần lớn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, do đó đối với các khoản chi tiêu về khám chữa bệnh, giáo dục và một số khoản chi tiêu khác họ được Nhà nước hỗ trợ thơng qua các chương trình, chính sách như: Miễn giảm học phí, trợ cấp sách giáo khoa, khám chữa bệnh miễn phí thơng qua thẻ được cấp phát cho người nghèo v.v.

Có thể nhận định rằng chi tiêu khơng những ít bị khai thấp hơn thu nhập mà nó cịn ổn định hơn từ năm này qua năm khác, chúng tơi chọn chi tiêu bình qn hộ gia đình để làm tiêu chí phân tích về vấn đền nghèo đối với hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

* Nguồn số liệu

Để thực hiện nghiên cứu và phân tích, chúng tơi sử dụng Bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 (VHLSS 2006) do Tổng cục thống kê tiến hành điều tra trong cả nước.

Nội dung của VHLSS 2006 bao gồm: Đặc điểm nhân khẩu học, giáo dục đào tạo và dạy nghề, y tế -chăm sóc sức khỏe – khuyết tật, thu nhập, chi tiêu, tài sản và đồ dùng của hộ, nhà ở, tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo và tín dụng.

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tơi lọc lấy dữ liệu của các hộ đang sinh sống trên các địa bàn tại tỉnh Gia Lai, mẫu dữ liệu khảo sát được lọc ra gồm 130 hộ để phân tích, (trên thực tế trong bộ dữ liệu VHLSS 2006 chỉ có thu nhập và chi tiêu của 132 hộ thuộc tỉnh Gia Lai, chúng tôi đã loại bỏ 2 hộ vì số liệu bị khuyết, khơng phù hợp).

2.2.2 Tổng quan về tình hình nghèo đói và bất bình đẳng trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2006. Gia Lai năm 2006.

Nếu xét chuẩn nghèo theo mức chi tiêu là 213.000 đồng/người/tháng, tỷ lệ nghèo chung của toàn tỉnh Gia Lai năm 2006 là gần 40,77%, đây là một con số rất cao so với các vùng khác trên cả nước. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn là 88,68% và tỷ lệ nghèo ở thành thị là 11,32%1.

Kết quả phân tích dữ liệu của mẫu 130 hộ cho thấy, nếu chia các hộ thành năm nhóm chi tiêu, trung vị của chi tiêu bình quân đầu người là 274.126 đồng/tháng, có nghĩa là 50% số hộ có thu nhập bình quân thấp hơn con số này. Tỷ lệ chi tiêu bình qn của nhóm giàu nhất cao gấp 7,27 lần so với nhóm nghèo nhất, con số này là cao so với khu vực Tây Nguyên là 4,34 và của cả nước là 4,53.

Bảng 2.1: Chi tiêu bình quân đầu người của hộ của tỉnh Gia Lai, khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng Tỷ lệ (%) Mức chi tiêu trung bình Gia Lai Mức chi tiêu trung bình của Tây Nguyên Mức chi tiêu trung bình của cả nước Nhóm hộ 20 114,7 163,2 202,2 Nghèo nhất 20 170,8 235,6 286,0 Cận nghèo 20 286,9 331,5 376,9 Trung bình 20 533,7 515,5 521,9 Khá 20 833,6 708,5 916,8 Giàu Trung bình 387,9 390,86 460,76

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n= 130 hộ Gia Lai và GSO,HLSS2006

Theo đồ thị tại hình 2 cho thấy mức độ bất bình đẳng trong chi tiêu của Gia Lai cao hơn khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Hình 2.1 Đồ thị đường cong Loren cho Gia Lai, khu vực Tây Nguyên và cả nước

0% 20% 40% 60% 80% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dân số cộng dồn T h u n h p c n g d n Gia Lai Tây Nguyên Cả nước Bình đẳng tuyệt đối

Tuy nhiên với việc so sánh hệ số GINI theo chi tiêu theo số liệu năm 2006 tính cho cả nước là 0,42 và khu vực Tây nguyên là 0,42, thì số liệu tính tốn từ mẫu dữ liệu ta có được hệ số GINI của Gia Lai là 0,44. Có thể lý giải sự khác biệt giữa đồ thị và hệ số GINI trong việc so sánh mức độ bất bình đẳng trên có thể là do mẫu dữ liệu tính tốn cho Gia Lai không đủ lớn. Tuy nhiên, với việc lượng hóa cụ thể để so sánh thơng qua hệ số GINI ta có thể nhận xét rằng, mức độ bất bình đẳng theo chi tiêu của Gia Lai cao hơn khu vực Tây Nguyên.

2.2.1 Tình trạng việc làm của chủ hộ và nghèo đói

Nghèo có liên quan chặt chẽ với tình trạng nghề nghiệp. Thất nghiệp đồng nghĩa với việc khơng có cơng ăn việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh và vì vậy xác suất rơi vào cảnh nghèo đói rất cao. Qua mẫu quan sát, có đến 9,43% số hộ khơng có việc làm ổn định lâm vào cảnh nghèo đói và có đến 90,57% số hộ tuy có việc làm nhưng vẫn thuộc dạng nghèo (Hình 2.1). Dĩ nhiên, có việc làm ổn định là một trong những tiền đề cho việc thốt nghèo, nhưng khơng phải là duy nhất. Việc có được cuộc sống vật chất ổn định còn phụ thuộc vào những yếu tố khác

Hình 2.2 Tình trạng nghề nghiệp và nghèo đói

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)