.10 Trình độ học vấn chủ hộ theo dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 49)

lược là 12,5% và 27,27%, điều này cũng tương tự ở các mức khác từ thấp đến cao.

Hình 2.10: Trình độ học vấn chủ hộ theo dân tộc79.69% 79.69% 27.27% 31.82% 9.09% 1.52% 12.50% 4.69% 1.56% 1.56% 24.24% 6.06% Không bằng cấp Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng Đại học Hộ DTTS Hộ Kinh

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

Qua khảo sát cho thấy hầu hết chủ hộ người đồng bào dân tộc thiểu số là nữ hầu hết đều mù chữ, hoặc chưa trải qua bậc tiểu học, điều này cho thấy đây là vấn đề rất đáng quan tâm trong vấn đề bình đẳng giới.

Những năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách về giáo dục mà đặc biệt là về chương trình giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi, tuy nhiên rõ ràng mặt bằng học vấn người dân mà đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, tỷ lệ mù chữ còn cao. Tái mù chữ là hiện tượng phổ biến ở các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, cơ sở hạ tầng về trường lớp và tài liệu thiết bị dạy học vẫn còn thiếu và lạc hậu,

đội ngũ giáo viên của vùng sâu, vùng xa vẫn chưa đủ là tác động không nhỏ đến hiện trạng giáo dục của tỉnh Gia Lai.

Bên cạnh đó với việc theo chế độ mẫu hệ, vai trò người phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình rất to lớn, tuy nhiên với trình độ thấp và thêm vào đó là các hũ tục lạc hậu của địa phương như việc nạn tảo hôn, bắt chồng sớm của phụ nữ hầu hết là ở độ tuổi dưới 15, cuộc sống nghèo khổ, trình độ thấp với hũ tục bắt chồng sớm và sinh đơng con chính là cái vịng lẩn quẩn nghèo đói của người phụ nữ dân tộc thiểu số từ nhiều đời nay. Tuy đã được khắc phục thơng qua nhiều chương trình, chính sách vận động của Nhà nước cùng với sự tiến bộ của người phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số theo thời gian nhưng đây vẫn là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu và khắc phục.

Trình độ học vấn thấp và cịn mang nặng tư tưởng phát triển theo tự nhiên, ngại khó, dẫn đến tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm, sử dụng quỹ thời gian cịn lãng phí. Tâm lý ỷ lại của đồng bào vào sự trợ cấp của Nhà nước còn khá mạnh đã ảnh hưởng khơng ít đến cơng tác XĐGN, nâng cao mức sống cho đồng bào. Phần lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số không cơ hội kiếm được việc làm ở những nơi có thu nhập cao, những việc làm họ có thể kiếm được hầu hết là lao động giản đơn thu nhập thấp hoặc tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, bắp, mì hoặc các cây cơng nghiệp như cà phê, tiêu, điều…

Số liệu khảo sát cho thấy có tới 82,81% hộ người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong khi ở hộ Kinh tỷ lệ này 45,45% (Hình 2.11).

Hình 2.11. Nơng nghiệp và thành phần dân tộc của hộ

17.19%

54.55% 82.81%

45.45%

Hộ DTTS Hộ Kinh

Nghề phi nơng nghiệp Nghề nơng nghiệp

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn tiềm ẩn yếu tố thiên tai, suất đầu tư lớn, lại thiếu đất sản xuất, đất ở và nhà ở…dẫn đến tình trạng di dân tự do, cơng tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Từ số liệu khảo sát thống kê, chúng tôi nhận thấy

một bộ phận khá lớn hộ gia đình dân tộc có thu nhập thấp nằm dưới chuẩn nghèo và nằm giáp ranh trên chuẩn nghèo, rất ít hộ có tích lũy từ giá trị thu nhập hàng năm. Do vậy chỉ cần thay đổi tăng một chút về chuẩn nghèo hoặc có biến cố nhỏ về rớt giá nông sản, thiên tai bão lụt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại mùa màng, giá đình có người ốm đau phải đi bệnh viện là có thể rơi vào cảnh nghèo đói.

2.2.4 Khả năng tiếp cận các nguồn lực và nghèo đói * Đất đai.

Nhìn chung đất sản xuất của các hộ thấp hơn mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên (Theo số liệu tính tốn từ Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 là 1,29 ha), trung bình một hộ tỉnh Gia Lai có gần 1,2 ha đất sản xuất, trong đó hộ nghèo có 1,4 ha và hộ khơng nghèo có gần 1,06 ha (hình 2.12); Điều này có vẻ trái ngược với xu hướng là quy mơ diện tích đất sản xuất thường phân bổ theo hướng tỷ trọng càng cao ở nhóm giàu và ngược lại trong vùng và cả nước.

Hình 2.12 Nghèo và đất sản xuất (đơn vị tính: m2)

14004 2433 10577 2877 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 Diện tích đất sản xuất của hộ Diện tích đất sx bình qn/người Hộ nghèo Hộ khơng nghèo

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 (trang 39), tính cho khu vực Tây nguyên, hộ nghèo nhất có trung bình 0,9 ha đất sản xuất (bao gồm cả đất trồng cây ngắn ngày và cây dài ngày), các nhóm cịn lại có trung bình từ 1,1 ha đến 1,76 ha, trong đó nhóm giàu nhất lại có diện tích đất sản xuất trung bình 1,48 ha thấp hơn nhóm cận giàu là 1,76 ha.

Theo hình 2.13, nếu phân theo năm nhóm chi tiêu, chúng tôi nhận thấy rằng nhóm nghèo nhất chiếm có diện tích đất sản xuất bình qn của hộ là 1,547 ha, lớn hơn tất cả các nhóm cịn lại, theo đó diện tích đất sản xuất giảm dần theo theo nhóm chi tiêu và tăng ở nhóm giàu. Đây là đặc điểm khác biệt so với tất cả các nghiên cứu

trước, để giải thích cho điều này, chúng tơi lập luận rằng đã có sự điều chỉnh thích hợp trong chính sách đất đai đối với người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, có thể đây là hiệu quả của các chương trình khai hoang đồng ruộng, chương trình 134, chương trình 135… về hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và đây cũng có thể là một phần của hiện tượng phá rừng làm nương rẫy tràn lan do thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hình 2.13: Đất sản xuất phân theo các nhóm chi tiêu (đơn vị tính:

m2) 15470 12865 10388 8726 12420 11974 2866 4256 2260 2699 2644 2469 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000

Nghèo Cận nghèoTrung bình Khá Giàu Chung

DT đất SX / người

DT đất SX của hộ

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

Tuy nhiên diện tích đất sản xuất bình quân trên đầu người của hộ nghèo thấp là 0,24 ha thấp hơn không nhiều so với hộ không nghèo là 0,29 ha; Nếu chia theo 5 nhóm chi tiêu, thì diện tích đất bình qn đầu người tăng theo mức chi tiêu, điều này phù hợp với yếu tố hộ càng nghèo thì quy mơ hộ càng đông.

Việc phá rừng với nhiều nguyên nhân (khai thác gỗ, đốt rừng làm nương rẫy…) dẫn đến suy thối mơi trường ở vùng dân tộc đang trở thành vấn đề lớn và cũng là nguyên nhân trực tiếp của đói nghèo (lũ lụt tàn phá mùa màng, nhà cửa của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu . Sức ép về dân số cùng với sự biến động về dân cư, gia tăng sinh học và cơ học (vấn đề di dân tự do của các tỉnh phía bắc vào địa phương), mở rộng các vùng chuyên canh cây cơng nghiệp gây nên tình trạng thiếu đất ở nhiều hộ gia đình và nhiều vùng. Việc mất rừng, suy kiệt từ nguồn lợi từ rừng và ô nhiễm các nguồn nước trở nên phổ biến làm khó khăn hơn trong cơng tác định canh định cư và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiệu quả sử dụng đất ở địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo rõ ràng chưa đạt hiệu, với nghịch lý hộ nhiều đất mà vẫn nghèo đã nói lên điều này, người

nghèo với trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, thiếu tiếp cận về tín dụng, về cây giống, vật nuôi, phân bón và các thơng tin về thị trường thì giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất sẽ không cao, thậm chí cịn gặp nhiều rủi ro khác sẽ khơng thốt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Gia Lai rất tiềm tàng cho việc phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các loại cây công nghiệp tập trung như cà phê, cao su, điều, tiêu… Tuy nhiên sản xuất hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc rớt giá cà phê trên thế giới trong những năm qua là một trong những ví dụ điển hình mà người dân Gia Lai mà đặc biệt là người nghèo phải gánh chịu. Các hộ nghèo có đất nhưng chưa có đủ vốn sản xuất đã tận dụng mọi khả năng huy động vốn đầu tư trồng cà phê trên mảnh đất họ sở hữu, khi sản phẩm bán ra rẻ mạt, họ gần như mất trắng, khơng những khơng có lãi mà còn phải chịu phần vốn gốc họ đã vay.

*Tín dụng.

Nguồn tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần gia tăng thu nhập, và là một trong những nhân tố quan trọng để thốt khỏi nghèo đói. Vì vậy, việc tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức có một ý nghĩa qua trong đối với người dân tại địa phương.

Theo quy định, các hộ nghèo được vay bằng tín chấp do các đồn thể đứng ra bảo lãnh. Tiền vay được sử dụng đầu tư cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên việc họ thành công hay không lần vay trước quyết định khả năng họ tiếp tục được vay hay khơng. Có hộ gia đình cho rằng họ khơng được hỗ trợ đủ về tài chính chủ yếu là do họ khơng có đủ điều kiện trả đủ cả gốc và lãi theo đúng kỳ hạn nên không được tiếp tục vay sau khi hết hạn kỳ vay trước đó. Một số hộ gia đình khơng dám tin tưởng sẽ có lãi nếu đầu tư vào sản xuất nên cũng khơng có nhu cầu vay trong trường hợp có điều kiện tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn.

Vốn cho vay từ quỹ của Ngân hàng người nghèo thời hạn vay vốn ngắn trong khi đó đa số đồng bào sử dụng vốn vay vào mục đích đầu tư dài hạn như: Chăn ni bị, trồng cây cơng nghiệp… vì vậy dẫn đến tình trạng nợ quá hạn kéo dài, việc thu hồi nợ khó khăn. Thời gian cho vay vốn khơng sát với tiến độ sản xuất của nông dân nên

việc sử dụng vốn vay chưa gắn chặt với thời vụ sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ gia đình của năm 2006 có vay vốn trong 12 tháng qua

Đơn vị tính: % Tỷ lệ hộ vay từ Tỷ lệ hộ có vay vốn NHCSXH NHNN và PTNT NH khác Các TC CTXH Người cho vay cá thể Họ hàng, bạn bè Chung toàn tỉnh 41,41 20,34 47,74 3,75 3,92 11,21 18,09 Hộ nghèo 32,17 46,65 20,75 0,00 2,31 19,12 9,77 Hộ không nghèo 43,88 15,18 53,03 4,44 4,24 9,66 19,72

Nguồn: Số liệu tính tốn từ nguồn của Cục Thống kê Gia Lai

Qua số liệu từ Bảng 2.7 cho thấy, Ngân hàng Chính sách xã hội là nơi có nhiều người nghèo đến vay nhất (Có 46,65% hộ nghèo vay từ đây). Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng của hộ nghèo rõ ràng là hạn chế hơn các hộ không nghèo, chỉ có 69,71% hộ nghèo đi vay vốn đã tiếp cận các ngân hàng và tổ chức chính trị xã hội, vẫn có trên 28,29% hộ nghèo cần vốn nhưng phải vay từ người thân hoặc vay lãi từ người cho vay cá thể.

Hình 2.14 Mức tín dụng chính thức theo nhóm chi tiêu (nghìn đồng/năm) (nghìn đồng/năm) 1385 731 5808 4808 6500 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

Với số liệu tính tốn từ mẫu quan sát, nếu chia theo 5 nhóm chi tiêu, theo hình 2.14, chúng tơi nhận thấy, số tiền vay trong năm bình quân của nhóm hộ nghèo là 1.385 nghìn đồng/năm cao hơn nhóm hộ cận nghèo là 731 nghìn đồng/năm, điều này có thể giải thích là hộ nghèo tại địa phương được xét chọn theo các tiêu chí nghèo của Nhà nước và sự lựa chọn của cộng đồng và các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội

nơng dân tại cơ sở…được vay tín chấp từ nguồn vốn của thông qua nguồn hỗ trợ tín dụng chính thức theo của Nhà nước cho người nghèo để có vốn sản xuất, chăn ni; Tuy nhiên với những đối tượng ở nhóm cận nghèo, cần phải nghiên cứu, tạo điều kiện để họ được tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức tốt hơn để phát triển sản xuất, chăn nuôi … cũng như các nhu cầu chính đáng khác để khơng bỏ lỡ cơ hội nâng cao mức sống, tránh rơi vào hoàn cảnh tái nghèo.

2.2.5 Khả năng tiếp các điều kiện sống cơ bản và nghèo đói * Nhà ở

Theo số liệu tính tốn từ mẫu dữ liệu, tồn tỉnh có 20,77% hộ dân sống ở nhà tạm và khác, con số này ở hộ nghèo là 26,42%, sự khác biệt giữa hộ nghèo và không nghèo về nhà ở chủ yếu là ở nhóm nhà kiên cố và nhóm nhà tạm, nhà khác.

Về hỗ trợ nhà ở, tồn tỉnh tính đến năm 2006 có khoảng 88.450 hộ đồng bào dân tộc thiểu số; Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo hiện chưa có nhà ở, nhà tạm bợ và hư hỏng nặng, dột nát cần cải thiện là 16.044hộ, trong đó: Số hộ làm mới nhà là 9.657 hộ, số hộ sửa chữa nhà ở là 6.387 hộ.1

Bảng 2.8 Tỷ lệ loại nhà ở của người dân sống trong tỉnh

Đơn vị tính: %

Loại nhà Không nghèo Nghèo Chung

Nhà ở kiên cố 12,99 1,89 8,46

Nhà bán kiên cố 70,13 71,70 70,00

Nhà tạm và khác 16,88 26,42 20,77

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

* Nước sinh hoạt

Số liệu tính tốn từ mẫu quan sát cho thấy, đa số các hộ dân trong tỉnh đều sử dụng giếng đào để lấy nước sinh hoạt, tỷ lệ tính chung cho toàn tỉnh là 64,62% , tỷ lệ này ở hộ nghèo là 56,6% và ở hộ không nghèo là 70,13%. Điều đáng lưu ý ở đây là tỷ lệ hộ dân dùng nước sông, suối là nguồn nước chính còn cao (nguồn nước xem là không sạch) chiếm 15,38% số hộ, tỷ lệ này ở hộ nghèo là 24,53%. Nguồn nước sinh hoạt khác được sử dụng ở đây là nước lấy từ các các cơng trình nước tập trung và tự

1

Báo cáo kết quả thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, các chương trình, dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tỉnh Gia Lai năm 2005 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

chảy được xây dựng cho cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số từng vùng thông qua chương trình nước sinh hoạt, vệ sinh và mơi trường nơng thơn, tỷ lệ hộ nghèo theo tính tốn sử dụng nguồn nước này là 18,87% (bảng 2.9). Hộ nghèo chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng đào, nguồn khác (cơng trình tự chảy, giọt nước, giếng chung của cộng đồng) và nước tự nhiên từ ao, sông, suối.

Bảng 2.9. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước

Đơn vị tính: %

Loại hình Không nghèo Nghèo Chung

Giếng đào 70,13 56,60 64,62

Giếng khoan 1,30 0,00 0,77

Nước máy công cộng 3,90 0,00 2,31

Nước máy riêng trong nhà 6,49 0,00 3,85

Nước máy riêng ngoài nhà 1,30 0,00 0,77

Nước mưa 5,19 0,00 3,08

Nước ao, suối, sông 9,09 24,53 15,38

Khác 2,60 18,87 9,23

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

Điều đáng lưu ý ở đây là tập tính sử dụng nguồn nước của đồng bào dân tộc thiểu số, với họ nguồn nước ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi khi muốn di chuyển làng về một nơi ở mới, người ta sẽ phái người đi tìm đất; ngoài yếu tố đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)