Tỷ lệ loại nhà vệ sinh người dân sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

Đơn vị tính: %

Loại hình Khơng nghèo Nghèo Chung

Tự hoại/bán tự hoại 15,58 1,89 10,00

Thấm dội nước 22,08 0,00 13,08

Hai ngăn 7,79 0,00 4,62

Khác 38,96 20,75 31,54

Khơng có hố xí 15,58 77,36 40,77

Nguồn: Tính tốn cho mẫu dữ liệu n = 130 hộ Gia Lai, VHLSS2006

2.2.6 Khả năng tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu

Có nhiều nghiên cứu về đói nghèo đã chỉ ra rằng hạ tầng cơ sở thiết yếu của vùng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và điều kiện xóa đói giảm nghèo của người dân thuộc vùng đó.

Qua kết quả khảo sát và nghiên cứu theo mẫu dữ liệu quan sát, chúng tơi nhận thấy rằng khơng có sự khác biệt lớn giữa hộ nghèo và hộ không nghèo trong việc tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu.

Trên thực tế tại địa bàn tỉnh Gia Lai, tỷ lệ các xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã đạt tỷ lệ 100%, tuy nhiên với địa hình tự nhiên miền núi trải dài, phân bố rộng và quanh co, hiểm trở ở hầu hết các khu vực, phần các tuyến đường đến trung tâm các xã là đường đất cấp phối hoặc chỉ đầu tư kết cấu mặt đường và cơng trình trên tuyến cho các đoạn xung yếu, không đảm bảo đi lại được vào mùa mưa (vốn kéo dài 6

tháng/năm), điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu lưu thơng, vận chuyển hàng hóa của người dân.

Phần lớn các hộ nghèo đều tập trung ở nông thôn và tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, do đó việc phát triển hệ thống thủy lợi nhất là thủy lợi vừa và nhỏ là yếu tố quan trọng để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế và xóa đói giảm nghèo; nhờ hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã tăng lên, diện tích trồng cây lương thực tồn tỉnh năm 2006 là 123.063 ha tăng 2.420 ha so với năm 20051; đồng bào dân tộc thiểu số có thể triển khai trồng lúa 2 vụ và các loại cây trồng khác như mang lại giá trị cao hơn, việc chủ động trong nguồn nước tưới đã khơng cịn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như trước đây, hầu hết người dân đã đủ lương thực cả năm và có sản phẩm dôi dư để trao đổi, buôn bán. Theo Bảng 2.12, Tỷ lệ hộ nghèo có tiếp cận hệ thống thủy lợi nhỏ là 75,47% cao hơn ở hộ không nghèo là 61,04%, sự khác biệt ở đây có thể do việc mật độ tập trung dân cư của các hộ không nghèo nhiều hơn ở các khu vực thị tứ và trung tâm của các vùng trong tỉnh, là những nơi ít xây dựng hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ vốn chỉ dành đầu tư cho các vùng, các xã đặc biệt khó khăn từ các Chương trình 135, Chương trình kiên cố hóa kênh mương và khai hoang đồng ruộng…

Một điều trên thực tế là ở những vùng trọng điểm của tỉnh, dân cư thường thưa thớt và địa hình chia cắt phức tạp, suất đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cao, chi phí lớn, hiệu quả phát huy lại hạn chế, nên việc huy động đầu tư vào vùng này rất khó trong khi nguồn ngân sách đầu tư của tỉnh và trung ương thường hạn hẹp so với nhu cầu thực tế của địa phương, việc phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu để phục vụ cho nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn là nhiệm vụ cơ bản trong việc phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo của tỉnh Gia Lai.

Việc phát triển chợ xã/liên xã có thể tác động thúc đẩy nâng cao mức sống cho người dân. Thơng qua chợ, người dân có thể mua nguyên liệu, giống và bán sản phẩm của mình, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa, ngồi ra có thể tạo một số việc làm dịch vụ nâng cao mức sống gia đình. Theo bảng 2.12, tỷ lệ hộ nghèo và hộ không nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ thông qua chợ xã/liên xã khơng có khác biệt lớn; phần lớn hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ sản xuất và hiểu biết còn lạc hậu, việc trao đổi, mua bán hàng hóa sản phẩm ở chợ nhiều nơi còn diễn ra theo

phương thức hàng đổi hàng; ngơn ngữ, trình độ và đặc tính sinh hoạt, sản xuất làm cho việc định giá sản phẩm để trao đổi vẫn là vấn đề khó khăn của khơng ít hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)